tiện đơn giản để phân biệt lớp lưu lượng. Nhược điểm của hàng đợi này là PQ luôn hướng tới xử lý mức ưu tiên cao, nên các hàng đợi có mức ưu tiên thấp có thể không có cơ hội để gửi gói tin.
Hàng đợi cân bằng FQ
Hàng đợi cân bằng còn được gọi là hàng đợi dựa trên luồng lưu lượng, trong FQ các gói tin đến được phân loại thành N hàng đợi. Mỗi một hàng đợi nhận 1/N băng thông đầu ra. Bộ lập lịch kiểm tra các hàng đợi theo chu kỳ và bỏ qua các hàng đợi rỗng. Mỗi khi bộ lập lịch tới một hàng đợi, một gói tin được truyền ra khỏi hàng đợi.
Hàng đợi cân bằng rất đơn giản, nó không yêu cầu một kỹ thuật chỉ định băng thông phức tạp nào. Nếu một hàng đợi mới thêm vào N hàng đợi trước đó bộ lập lịch tự động đặt lại băng thông ttheo thực tế bằng 1/(N+1). Đơn giản chính là ưu điểm của hàng đợi cân bằng.
Hình 2.18: Hàng đợi cân bằng FQ
Chúng có hai nhược điểm chính:
• Bằng thông đầu ra được chia thành N hàng đợi 1/N, nếu các lớp lưu lượng đầu vào có yêu cầu băng thông khác nhau, thì FQ không thể phân bố lại được băng thông của đầu ra để đáp ứng yêu cầu đầu vào.
• Khi kích thước gói không được quan tâm trong FQ, kích thước các gói sẽ ảnh hưởng đến phân bố băng thông thực tế, thậm chí bộ lập lịch vẫn hoạt động đúng trên cơ sở công bằng, các hàng đợi có gói kích thước lớn sẽ chiếm nhiều băng thông hơn các gói hàng đợi khác.
Hàng đợi quay vòng trọng số WRR
Hàng đợi quay vòng theo trọng số WRR được đưa ra nhằm giải quyết hai nhược điểm của hàng đợi cân bằng FQ. WRR chia băng thông cổng đầu ra với các lớp lưu lượng đầu vào phù hợp với băng thông yêu cầu. Nguyên lý hoạt động của WRR được chỉ ra trên hình 2.19. Các luồng lưu lượng đầu vào được nhóm thành m lớp tương ứng với trọng số được xác định bởi băng thông yêu cầu. Tổng các trọng số của lớp bằng 100%.
∑Wi =100% (i=1÷m) (công thức 2.1) Trong đó: m: số lớp lưu lượng.
Wi: là % trọng số lớp i.
Với mỗi lớp, các luồng lưu lượng riên được lập lich riêng theo nguyên tắc hàng đợi cân bằng FQ. Đặt số lượng các hàng đợi FQ trong lớp i là Ni, tổng số hàng đợi FQ trong lược đồ WRR được tính theo công thức.
TotalFQ – WRR= ∑Ni (i=1÷m) (công thức 2.2).
Theo hình vẽ 2.19 chúng ta thấy hàng đợi quay vòng theo trọng số WRR gồm hai lớp lập lịch quay vòng.
• Bộ lập lịch quay vòng chỉ tới các lớp trong khoảng từ 1 đếm lớp m, đây được coi như là lớp lập lịch thứ nhất.
• Khi bộ lập lịch dừng lại một lớp, bộ lập lịch quay vòng thứ hai sẽ quay vòng trong các hàng đợi FQ.
Băng thông cổng đầu ra tính theo % được gán vào lớp i, trọng số của lớp i (Wi) thể hiện lượng thời gian tiêu tốn của bộ lập lịch lớp i. Vói các hàng đợi FQ trong lớp i, thời gian cho các hàng đợi là cân bằng, vì vậy lượng thời gian cho một hàng đợi trong Ni hàng đợi là (1/Ni). Trọng số cho mỗi hàng đợi được FQ được tính như sau:
Wij = Wi x (1/Ni) (công thức 2.3). Trong đó: Wij là trọng số của mỗi hàng đợi thứ j trong lớp i. Wi là trọng số lớp i.
Hình 2.19: Hàng đợi quay vòng theo trọng số WRR