Hình 3.4: Kiến trúc MPLS Hình 3.5: Khuôn dạng gói tin (cho các gói tin không có cầu trúc nhãn)

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 51 - 57)

1. Các thuật ngữ

Nhãn (Label): Nhãn là một thực thể độ dài ngắn và cố định không có cấu trúc bên trong. Nhãn không trực tiếp mã hoá thông tin của tiêu đề lớp mạng như điạ chỉ lớp mạng. Nhãn được gán vào một gói tin cụ thể sẽ đại diện cho một FEC (Forwarding Equivalence Classes - Nhóm chuyển tiếp tương đương) mà gói tin đó được ấn định.

Dạng của nhãn phụ thuộc vào phương tiện truyền mà gói tin được đóng gói. Đối với các phương tiện gốc không có cấu trúc nhãn, một đoạn đệm được chèn thêm để sử dụng cho nhãn. Khuôn dạng đoạn đệm 4 byte có cấu trúc như trong hình sau.

Hình 3.5: Khuôn dạng gói tin (cho các gói tin không có cầu trúc nhãn)

Đối với các khung PPP hay Ethernet giá trị nhận dạng giao thức P-Id (hoặc EtherType) được chèm thêm vào tiêu đề khung tương ứng để thông báo khung là MPLS unicast hay multicast.

Kết hợp nhãn: Là thủ tục thay thế các nhãn đầu vào thành một luồng FEC với một nhãn đầu ra.

Bước chuyển mạch nhãn: Là bước chuyển giữa hai node MPLS mà trên đó quá trình chuyển tiếp gói tin được thực hiện thông qua nhãn.

Đường dẫn chuyển mạch nhãn: Là đường dẫn qua một hoặc nhiều LSR cho phép gói tin chuyển qua mạng trên lớp chuyển tiếp tương đương FEC.

Ngăn xếp nhãn (Label stack): Một tập hợp có thứ tự các nhãn gắn theo gói để truyền tải thông tin về nhiều FEC mà gói nằm trong và về các LSP tương ứng mà gói sẽ đi qua. Ngăn xếp nhãn cho phép MPLS hỗ trợ định tuyến phân cấp (một nhãn cho EGP và một nhãn cho IGP) và tổ chức đa LSP trong một trung kế LSP. Minh hoạ trên hình 4.3 sau đây.

Hình 3.6: Ví dụ về ngăn xếp nhãn

LSR (Label switch Router) là một node mạng, có thể là một bộ định tuyến IP hoặc một chuyển mạch ATM có phần mềm và phần cứng hỗ trợ MPLS. Chức năng của phần mềm và phần cứng hỗ trợ MPLS này là nhận biết được các thủ tục MPLS, hoạt động của một hoặc nhiều thủ tục định tuyến lớp 3 và các thao tác nhãn MPLS (chuyển tiếp và chuyển mạch). Có một số loại LSR cơ bản sau: LSR biên, ATM-LSR, ATM-LSR biên.

FEC: Lớp chuyển tiếp tương đương FEC (Forwarding Equivalence Classes) là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm các gói được đối xử như nhau qua mạng MPLS ngay cả khi có sự khác biệt giữa các gói tin này thể hiện trong tiêu đề lớp mạng. Trong lớp chuyển tiếp tương đương chứa 3 thành phần cơ bản : tiền tố địa chỉ, nhận dạng bộ định tuyến và đặc tính luồng. Một nhóm gói tin IP có thể chuyển trên cùng một đường LSP với cùng tiêu đề nhãn. Xem trên hình 3.7 dưới đây.

Hình 3.7: Minh họa lớp chuyển tiếp tương tương

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 51 - 57)