Hình 2.19: Hàng đợi quay vòng theo trọng số WRR

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 33 - 46)

Trọng số của lớp i sẽ được tính bằng tổng các yêu cầu lưu lượng lớp i. WRR sử dụng Wi thay cho 1/m như trong trường hợp FQ, tạo ra m lớp lưu lượng khác nhau tại các cổng đầu ra. Đây chính là cải thiện của WRR so với FQ nhằm tránh nhược điểm đầu của FQ.

Hàng đợi cân bằng trọng số WFQ và hàng đợi dựa theo lớp cân bằng trọng số CBQ

Mặc dù WRR đã chỉ ra được cách khắc phục nhược điểm thứ nhất của hàng đợi cân bàng FQ nhưng WRR chưa giải quyết ảnh hưởng kích thước gói tin đối với băng thông chia sẻ. Tiếp cận hàng đợi cân bằng trọng số WFQ cũng nhằm cải thiện nhược điểm thứ hai của hàng đợi FQ. Giống như hàng đợi FQ lưu lượng đầu vào được nhóm m hàng đợi. Tuy nhiên, băng thông cổng đầu ra được phân bố tới m hàng đợi theo trọng số được xác định bởi các yêu cầu băng thông của lớp lưu lượng thay vì chia đều.

Hàng đợi cân bằng trọng số phân lớp CB-WFQ tương tự như hàng đợi quay vòng theo trọng số WRR, sự khác biệt cơ bản của CB-WFQ so với WRR là cách sử dụng cơ chế cân bằng theo trọng số tại các lớp i thay vì sử dụng cơ chế hàng đợi cân bằng.

3.4. Kỹ thuật chia cắt lưu lượng

Kỹ thuật chia cắt lưu lượng gồm hai kiểu chính: Chia cắt lưu lượng thuần và chia cắt lưu lượng kiểu gáo rò.

a. Kỹ thuật chia cắt lưu lượng thuần

Hình dưới đây chỉ ra nguyên lý chia cắt lưu lượng thuần. Các gói tin đến được đưa vào bộ đệm (gáo rò) có độ sâu d, sau đó được gửi ra liên kết đầu ra tốc độ hằng số, tốc độ hằng số này gói là r.

Hình 2.20: Chia cắt lưu lượng thuần.

Chia cắt lưu lượng thuần không cho phép bùng nổ băng thông trên các liên kết đầu ra. Thông thường, tốc độ rò r luôn nhỏ hơn tốc độ liên kết C ( r<C). Tuy nhiên, với chia cắt lưu lượng thuần, tốc độ gáo rò r được đặt tại tốc độ lớn nhất của tốc độ đầu ra vì không cho phép bùng nổ lưu lượng. Nếu kích thước gói bùng nổ quá sâu của gáo rò d thì các gói sẽ bị loại bỏ.

b. Chia cắt lưu lượng kiểu gáo rò

Nguyên lý chia cắt lưu lượng kiểu gáo rò được thể hiện qua hình 2.21, gáo rò token được sử dụng trong mô hình này tương tự như gáo rò C sử dụng trong srTCM và trTCM. Các token được đưa vào gáo rò với tốc độ bằng hằng số, được gọi là tốc độ token r. Tốc độ tương tự với tốc độ của thông tin cam kết CIR. Độ sâu của gáo rò d thể hiện kích thước bùng nổ cam kết CBS. Nếu gáo rò đầy, không một token nào có thể được đưa vào gáo.

Mỗi một token cho phép bộ đệm lưu lượng đầu vào gửi ra một byte dữ liệu. Khi không còn gói nào trong bộ đệm gửi ra, đáy của gáo rò đóng lại và không một token nào được lấy ra. Khi vẫn có gói tin trong bộ đệm, các token được rút ra theo tốc độ liên kết đầu ra (C) và các gói được chuyển tới đầu ra. Nếu gáo rò xả hết token các gói trong bộ đệm phải đợi cho đếm khi các token được đưa vào gáo rò.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 33 - 46)