Hình 3.7: Minh họa lớp chuyển tiếp tương tương

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 53 - 54)

thông tin về nhãn đầu vào, nhãn đầu ra, giao diện đầu ra và địa chỉ node tiếp theo.

Cơ sở dữ liệu nhãn LIB ( Label Information Base) là bảng kết nối trong LSR có chứa giá trị nhãn/FEC được gán vào cổng ra cũng như thông tin về đóng gói phương tiện truyền.

Gói tin dán nhãn: Một gói tin dán nhãn là một gói tin mà nhãn được mã hoá trong đó. Trong một vài trường hợp, nhãn nằm trong tiêu đề của gói tin dành riêng cho mục đích dán nhãn. Công nghệ mã hoá được sử dụng phải phù hợp với cả thực thể mã hoá nhãn và thực thể giải mã nhãn.

Ấn định và phân phối nhãn: Trong mạng MPLS, quyết định để kết hợp một nhãn L cụ thể với một FEC cụ thể là do LSR phía trước thực hiện. LSR phía trước sau khi kết hợp sẽ thông báo với LSR phía sau về kết hợp đó. Do vậy các nhãn được LSR phía trước ấn định và các kết hợp nhãn được phân phối theo hướng từ LSR phía trước tới LSR phía sau.

2. Kiểu của Node MPLS

Căn cứ vào vị trí và chức năng của LSR có thể phân thành các loại chính sau đây:

LSR biên: nằm ở biên của mạng MPLS. LSR này tiếp nhận hay gửi đi các gói thông tin từ hay đến mạng khác (IP, Frame Relay,...). LSR biên gán hay loại bỏ nhãn cho các gói thông tin đến hoặc đi khỏi mạng MPLS

ATM-LSR: là các tổng đài ATM có thể thực hiện chức năng như LSR. Các ATM-LSR thực hiện chức năng định tuyến gói IP và gán nhãn trong mảng điều khiển và chuyển tiếp số liệu trên cơ chế chuyển mạch tế bào ATM trong mảng số liệu. Bảng 3 sau đây mô tả các loại LSR và chức năng của chúng.

Hình 3.8: Các kiểu node MPLS

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w