Bảng 3: DiffServ PHB ánh xạ tới EXP

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 73 - 76)

Phương pháp khác để hỗ trợ DiffServ PHB là L-LSP. L-LSP cung cấp nhãn duy nhất cho Inferred PHB hoạch định lớp LSP. Trong phương pháp L-LSP, nhiều LSP được thiết lập giữa một LSR lối vào và một LSR lối ra. Mỗi LSP truyền lưu lượng để quy định một HPB đặc biệt. LSP là được định hình theo cách mà nhãn chỉ báo hiệu một lớp PHB đặc biệt. Lớp HPB HPB subclass DSCP EXP EF AF41 101110 111 AF4 AF41 100010 110 AF42 100100 AF43 100110 AF3 AF31 011010 101 AF32 011100 AF33 011110 AF2 AF21 010010 100 AF22 010100 AF23 010110 AF1 AF11 001010 011 AF12 001100 AF13 001110 010

. Kết luận chương

Như vậy chúng ta đa đi tìm hiểu về MPLS và QoS trong MPLS đã giải thích phần nào lí do dẫn đến sự ra đời của MPLS. Công nghệ MPLS được xem xét như là một giải pháp trợ giúp các nhà cung cấp dịch vụ Internet triển khai các dịch vụ định tuyến IP theo một kiểu được điều khiển và có thể mở rộng hơn trên các giao thức lớp 2 .

Hiểu rõ về việc sử dụng các nhãn để chuyển các gói tin thông qua mạng tạo ra nhiều khả năng để hướng các luồng lưu lượng chảy qua các node và các tuyến truyền dẫn cụ thể. Các thao tác xử lý nhãn, giao thức phân bố nhãn LDP, nguyên tắc hoạt động cũng như các thành phần cơ bản trên MPLS- đó là thành phần chuyển gửi và thành phần điều khiển.

MPLS là một trong những giải pháp tối ưu hiện nay. Một khía cạnh kỹ thuật và các giải pháp đã được phân tích cũng như một số khó khăn và thách thức của hướng công nghệ này cũng dược đề cập. Với tính chất cơ cấu định tuyến của mình MPLS có khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ của mạng IP truyền thống.

KẾT LUẬN

Chất lượng dịch vụ luôn là mục tiêu hàng đầu của của các nhà cung cấp mạng trong nhiệm vụ phục vụ khách hàng và năng lực của mỗi nhà cung cấp. Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao thông qua hàng loạt những giải pháp kỹ thuật đảm bảo tốt nhất truyền tín hiệu trên mạng. Luôn đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông

Với những yêu cầu ngày càng cao, truyền tín hiệu trên mạng gồm nhiều dịch vụ trên đó điều này càng thúc đẩy phát triển những mô hình dịch vụ mạng ra đời để giải quyết bài toán dịch vụ này. Với sự ra đời của hai mô hình dịch vụ IntServ và DiffServ đã giải quyết được vấn đề cung cấp dịch vụ sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Viễn thông ngày càng phát triển, các công nghệ mới ra đời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. MPLS là một trong những công nghệ mới được triển khai tại Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây. Chất lượng dịch vụ được thể hiện thông qua các mô hình dịch vụ và sự kết hợp với công nghệ mới, trong giới hạn chuyên đề em thể hiện thông qua MPLS. Việc kết hợp giữa chuyển mạch IP truyền thống với chuyển mạch IP đa giao thức làm cho chất lượng IP ngày càng được đảm bảo.

Kết hợp giữa chuyển mạch đa giao thức với chuyển mạch IP truyền thống đã và đang làm tăng khả năng hoạt động của hệ thống và sự thay đổi công nghệ không làm thay đổi hệ thống chuyển mạch trước kia mà vẫn đảm bảo và nâng cao khả năng phục vụ mạng của các nhà cung cấp. Điều này mở ra con đường phát triển cho các công nghệ mà vẫn sử dụng được nền tảng của công nghệ cũ.

Dưới góc độ của một bản chuyên đề em xin trình bày khái quát nhất về chất lượng dịch vụ IP và những vấn đề của chất lượng dịch vụ cần giải quyết để nâng cao khả năng phục vụ của các nhà cung cấp. Đưa ra xu hướng của các công nghệ tiếp theo phát triển và ứng dụng trên những điều sẵn có mà không mất nhiều chi phí để thay đổi đưa công nghệ mới vào sử dụng.

Do thời gian ngắn nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bản chuyên đề này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn tới thầy Hoàng Trọng Minh là người hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Leonard Kleinrock: Queuing Systems.

[2]. Athanasios Papoulis: Probability, Random Variables, and Stochastic Processes. [3]. Richard von Mises: Probability, Statistics, and Truth.

[4]. Pulse Code Modulation (PCM) of Voice Frequencies, ITU-T Recommendation G.711, November 1988.

[5]. Reduced complexity 8 kbit/s CS-ACELP speech codec, ITU-T Recommendation G.729 Annex A, November 1996.

[6]. Vocabulary of terms for broadband aspects of ISDN, ITU-T Recommendation I.113, June 1997.

[7]. F. Le Faucheur, Editor, L. Wu, B. Davie, S. Davari, P. Vaananen, R. Krishnan, P. Cheval and J. Heinanen, “Multi-Protocol Label Switching (MPLS) Support of Differentiated.

[8]. Chất lượng dịch vụ IP, Hoàng Trọng Minh, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, 5-2007.

[9]. Markus Peuhkuri, IP Quality of Service, Helsinki University of Technology, Laboratory of Telecommunications Technology, 2000.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 73 - 76)