Hình 2.23: Nguyên lý hoạt động của RSVP Hình 2.24: Mô hình tích hợp dịch vụ sử dụng RSPV

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 38 - 39)

nguyên trước khi truyền dữ liệu. Phía gửi sử dụng RSVP để gửi một bản tin PATH tới phía nhận để xác định các thuộc tính của lưu lượng sẽ gửi. Mỗi node trung gian sẽ chuyển tiếp bộ bản tin PATH tới các node kế tiếp. Khi nhận được bản tin PATH, bên nhận sẽ gửi bản tin RESV để yêu cầu tài nguyên cho luồng. Các node trung gian trên đường đi có thể chấp nhận hay từ chối các yêu cầu chứa trong bản tin RESV. Nếu yêu cầu bị từ chối, bộ định tuyến sẽ gửi bản tin báo lỗi cho bên nhận, quá trình báo hiệu kết thúc. Nếu yêu cầu được chấp nhận, tài nguyên được dành cho luồng và các thông tin trạng thái liên quan của luồng sẽ được cài đặt vào bộ định tuyến. RSVP có nhiều cấp bậc khác nhau và khó khăn trong việc thực hiện vì việc chuyển tiếp các gói dựa trên trạng thái của gói tại mỗi node, các định tuyến này yêu cầu các gói RSVP phải mang một số thông tin “tóm tắt” để định phiên làm việc của chúng. Các bộ định tuyến trung gian phải có một bảng định tuyến động chứa phương pháp sử lý các thông tin “tóm tắt” đó và thông tin về việc dành trước tài nguyên. Khi bộ định tuyến nhận được một gói thuộc một phiên làm việc RSVP nó phải tham chiếu vào bảng để biết cách xử lý gói như thế nào.

Hình 2.24: Mô hình tích hợp dịch vụ sử dụng RSPV

RSPV hỗ trợ 3 kiểu dành sẵn tài nguyên sau:

• Wildcard-Filter (WF): Tài nguyên được chia sẻ với tất cả người dùng (tài nguyên dùng chung).

• Fixed-Filter (FF): Không chia sẻ tài nguyên giữa các người dùng.

• Shared- Explicit (SE): Tài nguyên được chia sẻ trong một nhóm người dùng.

Bảng 1: các kiểu dành trước tài nguyên RSPV

2. Mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ

Kiến trúc mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ được coi là bước phát triển tiếp theo của mô hình tích hợp dịch vụ IntServ. Một vấn đề lớn nhất tồn tại của IntServ là các nguồn tài nguyên cần phải được duy trì trạng thái thông tin thao từng luồng. Với các mạng có số lượng dịch vụ và số lượng thiết bị mạng lớn, vấn đề này trở nên khó khả thi đối với các bộ định tuyến lõi cần phải xử lý lưu lượng rất lớn trong mạng. Tiếp cận của mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ là không cần phải sử lý theo từng luồng lưu lượng phân biệt mà ghép chúng vào số lượng hạn chế của các lớp lưu lượng. Trong DiffServ, băng thông và các tài nguyên mạng khác được chỉ định trong các lớp lưu lượng. Mặt khác DiffServ hướng tới sử lý từng vùng dịch vụ phân biệt DS (Differential Service) thay vì sử lý từ đầu tới cuối như trong mô hình tích hợp dịch vụ IntServ.

Hình 2.25 : Mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp mô hình chất lượng dịch vụ ip trong mpls (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w