CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.2. Lịch sử hình thành của thẻ tín dụng
1.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thẻ tín dụng trên thế giới
Đầu thế kỷ 20, với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, thị trường trao đổi hàng hóa không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia. Vì vậy, thách thức đặt ra cho các ngân hàng của các quốc gia là phải liên kết với nhau để đưa ra một phương tiện thanh toán chung trên toàn cầu, đồng thời phát triển phương thức thanh toán quốc tế qua ngân hàng ngày càng dễ dàng, hiện đại. Trong khi
6
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
đó, khoa học kỹ thuật thế giới có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoàn thiện phương thức thanh toán của mình trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển của hình thức thanh toán bẳng thẻ.
Thẻ tín dụng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ. Thông thường, các chủ tiệm theo dõi mỗi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản nợ mà khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau vì tin tưởng người mua. Tuy nhiên, các chủ tiệm bán hàng hóa, dịch vụ này nhận thấy họ không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả sau như vậy. Chính yếu tố này giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ tín dụng. Bởi lẽ, với số lượng vốn lớn và khả năng mở rộng, quay vòng vốn cho vay thì các tổ chức này mới có khả năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãi trong những khoảng thời gian nhất định.
Thẻ tín dụng ra đời trong một trường hợp ngẫu nhiên vào năm 1949 xuất phát từ từ ý tưởng của Frank McNamara một doanh nhân Mỹ về loại phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt có thể sử dụng mọi nơi. Thẻ tín dụng đầu tiên ra đời với tên gọi Diners Club và nhanh chóng chinh phục được khách hàng với những tiện ích mà nó mang lại đồng thời trở thành công cụ thanh toán toàn cầu. Sau Diners Club là sự ra đời của hàng loại những sản phẩm như: Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club…
Đến năm 1958, thẻ American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh của mình, American Express chú trọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch – một lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh chóng ở Mỹ và châu Âu thời bấy giờ. Và Amex hiện đang là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới.
Thẻ JCB ra đời ở Nhật Bản vào năm 1961 và sau đó 20 năm phát triển thành một tổ chức thẻ quốc tế với mục tiêu chủ yếu là hướng vào thị trường du lịch và giải trí.
Hiện nay, thẻ JCB là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với thẻ Amex.
Đến trước năm 1970, thẻ tín dụng đã được nhiều người biết đến và nhanh chóng được đón nhận. Năm 1966, ngân hàng Bank of America trao quyền phát hành
7
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
thẻ BankAmericard của mình cho các ngân hàng thông qua việc ký các hợp đồng đại lý, chính thức bắt đầu giai đoạn tăng tốc phát triển. Thẻ tín dụng lúc này không chỉ giành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà dần trở thành những phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu BankAmericard ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of America thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmericard, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng, vàng. Thẻ Visa hiện nay là loại thẻ có quy mô rộng khắp trên thế giới. Từ năm 1966, Visa đã luôn phải đối đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với đối thủ Master card do Hiệp hội thẻ liên ngân hàng (ICA – Interbank Card Association) phát hành thông qua các thành viên trên thế giới.
1.1.2.2. Quá trình hội nhập của thẻ tín dụng vào Việt Nam
Thẻ tín dụng mới chỉ xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1990 khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng cho các ngân hàng nước ngoài. Giai đoạn đầu, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam với ưu thế về uy tín quốc tế, bề dày kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu, là ngân hàng duy nhất cung cấp dịch vụ thẻ. Tuy nhiên thế độc quyền không giữ được lâu, những lợi ích từ hoạt động thẻ tín dụng đã nhanh chóng thu hút các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia kinh doanh loại dịch vụ mới lạ đầy triển vọng này.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam đều lựa chọn lối đi giống nhau đó là thí điểm làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài về thẻ sau đó mới tiến tới việc trực tiếp phát hành. Điều này mang lại một mức hoa hồng thanh toán chắc chắn và một sự thận trọng kinh doanh cần thiết.
Tháng 4 năm 1995, Vietcombank, ACB, Eximbank và First Vinabank trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Master Card. Đến tháng 8 năm 1996, lần lượt Vietcombank, ACB, Ngân hàng công thương và Ngân hàng Sài gòn Công thương trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa. Cùng với sự phát triển đó, các loại thẻ Master card, Visa card lần lượt chính thức được phát hành. Cuối năm 1996, Hiệp hội các ngân hàng thanh toán
8
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
thẻ ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động, đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động kinh doanh thẻ nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng nói riêng ở Việt Nam.
Hiện nay, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam là một thị trường cạnh tranh khốc liệt với sự tham gia của các ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank… với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động thẻ tín dụng và thương hiệu đã được khẳng định trên toàn cầu. Sự chia sẻ thị trường thẻ tín dụng đang là xu hướng tất yếu và không thể tránh khỏi tại Việt Nam.