CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Phát triển hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1. Nội dung hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại
Hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng bao gồm hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán.
1.2.1.1. Hoạt động phát hành thẻ
Hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Cả ba quá trình này đều
21
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
quan trọng và không được coi nhẹ. Mỗi một phần đều liên quân rất chặt chẽ đến việc phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro cho ngân hàng. Các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ phải xây dựng các quy định về việc sử dụng thẻ vả thu nợ:
số tiền thanh toán tối thiểu, ngày sao kê, ngày đến hạn, các loại phí và lãi, hạn mức tín dụng tối đa, tối thiểu, các chính sách ưu đãi…
Về cơ bản hoạt động phát hành thẻ được thực hiện:
- Tổ chức các hoạt động tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường.
- Thẩm định khách hàng phát hành thẻ.
- Cấp hạn mức tín dụng thẻ đối với thẻ tín dụng.
- Thiết kế và tổ chức mua thẻ trắng.
- In nổi và mã hóa thẻ.
- Cung cấp mã số cá nhân (PIN) cho chủ thẻ.
- Quản lý thông tin khách hàng.
- Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Tổ chức thanh toán bù trừ với các Tổ chức thẻ quốc tế.
Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thu được từ chủ thẻ, các ngân hàng còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng thanh toán thẻ chi sẻ từ phí thanh toán thẻ thông qua các Tổ chức thẻ quốc tế. Đây là phần lợi nhuận cơ bản của các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ. Trên cơ sở nguồn thu này, các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành thẻ đưa ra được những chế độ miễn lãi và ưu đã khác cho khách hàng để mở rộng khách hàng sử dụng thẻ cũng như tăng doanh số sử dụng thẻ.
1.2.1.2. Hoạt động thanh toán
Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ các đơn vị chấp nhận thẻ mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn chỉnh, một cơ sở thuận lợi cho sử dụng thẻ. Đối với tổ chức thẻ quốc tế và
22
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
các thành viên, việc khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ có ý nghĩa rất quan trọng.
Thứ nhất, hoạt động thanh toán một loại thẻ nhất định nào đó được mở rộng trên một thị trường, điều đó có nghĩa là chủ thẻ có thể sử dụng thẻ dễ dàng và thuận tiện hơn. Khi mà nhu cầu du lịch, giải trí của người dân nói chung ngày càng tăng thì việc phát triển thị trường thanh toán thẻ ra nước ngoài càng trở nên cấp thiết.
Các tổ chức thẻ và ngân hàng phát hành của họ quan tâm tối đa tới việc chủ thẻ sẽ tận dụng phương tiện thanh toán phi tiền mặt này như thế nào. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ lớn, có mặt tại khắp các thị trường tiềm năm và các ngành hàng kinh doanh đồng nghĩa rằng thẻ ngân hàng có nhiều nơi chấp nhận hơn, mang lại lợi ích cho cả chủ thẻ, bản thân các đơn vị chấp nhận thẻ và sau đó là các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ.
Thứ hai, không chỉ dừng lại ở việc mở rộng thị trường thanh toán bằng cách ký kết hợp đồng với đơn vị chấp nhận thẻ mới, một ngân hàng thanh toán thẻ đặc biệt quan tâm tới việc duy trì mối quan hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ sẵn có. Điều này thể hiện trong công tác chăm sóc khách hàng của các ngân hàng thanh toán.
Nếu không có những chính sách thích hợp, những dịch vụ hỗ trợ tốt, tạo điều kiện cho các đơn vị chấp nhận thẻ có thể chấp nhận thẻ của khách hàng một cách dễ
dàng đồng thời được ngân hàng báo có đúng cam kết sau khi đã trừ tỷ lệ phí chiết khấu, các ngân hàng khác sẽ lợi dụng tình trạng này để chào những dịch vụ hoàn hảo hơn tới đơn vị chấp nhận thẻ. Như vậy, khách hàng trong hoạt động thanh toán sẽ giảm đi, mục tiêu thu lợi của các ngân hàng bị ảnh hưởng sâu sắc.
Tóm lại, hoạt động thanh toán thẻ không chỉ dừng lại ở việc báo có cho các đơn vị chấp nhận thẻ đúng cam kết. Mà hơn thế, bởi lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán thẻ không nhỏ so với tỷ suất lợi nhuận kinh doanh bình quân nên tình trạng cạnh tranh gay gắt khiến cho các ngân hàng thanh toán luôn phải có những biện pháp marketing và dịch vụ khách hàng hợp lý, đồng thời cung cấp cho đơn vị chấp nhận thẻ là khác hàng của mình những dịch vụ đi kèm miễn phí nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình.
23
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Hiện nay, hoạt động thanh toán trên thị trường thẻ thế giới đã phát triển ở mức độ rất cao với hàng trăm nghìn đơn vị chấp nhận thẻ tại hơn 200 quốc gia, chấp nhận thẻ mang các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Visa, MasterCard, American Express, Diners Club, JCB và nhiều loại thẻ ngân hàng quốc tế và nội địa khác. Tại Việt Nam, tuy thẻ ngân hàng còn là mới mẻ nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của một lượng lớn khách nước ngoài cũng như thị trường nội địa ngày càng phát triển, số lượng các ngân hàng thanh toán thẻ tính đến năm 2008 đạt hơn 40 ngân hàng với mạng lưới 29 nghìn đơn vị chấp nhận thẻ và gần 14 triệu thẻ thanh toán. Hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng chủ yếu được thực hiện:
- Xây dụng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng đơn vị chấp nhận thẻ.
- Quản lý hoạt động của mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
- Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.
- Cung cấp dịch vụ khác hàng
- Tổ chức tập huấn kiến thức thanh toán thẻ cho nhân viên các đơn vị chấp nhận thẻ.
- Cung cấp trang thiết bị, vật tư phục vụ cho thanh toán thẻ.
1.2.2. Quan niệm về phát triển hoạt động thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại
Theo từ điển bách khoa Việt Nam :“Phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.
Với quan điểm này, tác giả đưa ra quan điểm phát triển hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại dựa trên hai khía cạnh đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, có nghĩa là “Phát triển hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại là tăng quy mô, số lượng, chất lượng của dịch vụ thẻ tín dụng đã có, đồng thời phát triển thêm dịch vụ mới”.
1.2.2.1. Phát triển hoạt động thẻ tín dụng của NHTM theo chiều rộng
Phát triển hoạt động thẻ tín dụng của NHTM theo chiểu rộng đó là việc tăng quy mô, tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành, đa dạng hóa các sản phẩm thẻ tín
24
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
dụng. Đây là nội dung quan trọng nhất của chiến lược phát triển hoạt động thẻ tín dụng, bởi tăng quy mô, số lượng thẻ tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm thẻ sẽ làm tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần của ngân hàng.Yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Việc tăng quy mô, số lượng thẻ tín dụng phát hành và phát triển thêm các sản phẩm mới trước tiên xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, sức ép của đối thủ cạnh tranh, từ yêu cầu mở rộng danh mục các sản phẩm thẻ tín dụng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Việc phát triển hoạt động thẻ tín dụng theo chiểu rộng cho phép ngân hàng đa dạng hóa danh mục dịch vụ, mở rộng kinh doanh. Nó giúp ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu mới phát sinh của khác hàng. Từ đó, ngân hàng vừa duy trì được khách hàng cũ, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Việc phát triển hoạt động thẻ tín dụng theo chiều rộng còn góp phần quan trọng vào nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của NHTM trên thị trường.
1.2.2.2. Phát triển hoạt động thẻ tín dụng theo chiều sâu
Phát triển hoạt động thẻ tín dụng theo chiều sâu có nghĩa là nâng cao chất lượng thẻ tín dụng, tức là các thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành phải được khách hàng sử dụng phổ biến và thường xuyên từ đó làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Việc phát triển hoạt động thẻ tín dụng theo chiều sâu có tác dụng lớn trong cả duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng thị phần của ngân hàng. Điều này có ý nghĩa quyết định tới hoạt động thẻ tín dụng nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các ngân hàng thương mại.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng thẻ tín dụng phát hành hàng năm
Nhóm chỉ tiêu này dùng để phân tích sự tăng trưởng của các sản phẩm thẻ tín dụng của ngân hàng qua từng năm. Vì vậy các chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
25
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Mức tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành
Mức tăng số lượng thẻ tín dụng phát
hành năm t
= Số lượng thẻ tín dụng phát hành năm t -
Số lượng thẻ tín dụng phát hành năm
(t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng thẻ tín dụng phát hành mới của ngân hàng tăng tuyệt đối qua từng năm.
Mức tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành so với kế hoạch =
Số lượng thẻ tín dụng phát hành
thực tế
- Số lượng thẻ tín dụng phát hành kế hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng thẻ tín dụng phát hành mới của ngân hàng tăng tuyệt đối so với kế hoạch là bao nhiêu.
Tỷ lệ tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành so với kế hoạch
=
Mức tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành so với kế hoạch
x 100 Số lượng thẻ tín dụng phát hành kế hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên tương đối số lượng thẻ tín dụng phát hành thực tế trong năm của ngân hàng so với kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng số lượng thẻ tín dụng
Tốc độ tăng số lượng thẻ tín dụng phát
hành năm t
=
Mức tăng số lượng thẻ tín dụng năm t
x 100 Số lượng thẻ tín dụng phát hành năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành của ngân hàng năm nay so với năm trước là bao nhiêu.
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về doanh số sử dụng thẻ tín dụng
Nhóm chỉ tiêu này dùng để phân tích sự ưu chuộng của khách hàng đối với các sản phẩm thẻ tín dụng của ngân hàng, qua đó cho thấy khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng qua các năm là bao nhiêu, nhiều hay ít, có tăng trưởng mạnh hay không, đánh giá dịch vụ ngân hàng có được khách hàng lựa chọn hay sử dụng nhiều hay không. Các chỉ tiêu này càng cao đánh giá hiệu quả hoạt động thẻ tín dụng của
26
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
ngân hàng càng cao. Nhóm chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số sử dụng thẻ tín dụng qua các năm.
Mức tăng doanh số sử dụng thẻ tín dụng
Mức tăng doanh số sử
dụng thẻ tín dụng năm t = Doanh số sử dụng
thẻ tín dụng năm t - Doanh số sử dụng thẻ tín dụng năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về số tuyệt đối của doanh số sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng qua các năm.
Mức tăng doanh số sử dụng
thẻ tín dụng so với kết hoạch = Doanh số sử dụng thẻ tín dụng
thực tế
- Doanh số sử dụng thẻ tín dụng kế
hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về số tuyệt đối của doanh số sử dụng thẻ tín dụng thực tế so với kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ tăng doanh số sử dụng thẻ tín dụng so với
kế hoạch
=
Mức tăng doanh số sử dụng thẻ tín dụng so với kế hoạch
x 100 Doanh số sử dụng thẻ tín dụng kế hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên tương đối của doanh số sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng so với kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ
tín dụng
=
Mức tăng doanh số sử dụng thẻ tín dụng năm t
x 100 Doanh số sử dụng thẻ tín dụng năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng doanh số sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng trong năm nay so với năm trước.
1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về dư nợ thẻ tín dụng
Mức tăng dư nợ thẻ tín dụng
Mức tăng dư nợ thẻ tín
dụng năm t = Dư nợ thẻ tín dụng
năm t - Dư nợ thẻ tín dụng
năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ thẻ tín dụng của ngân hàng qua các năm.
27
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Mức tăng dư nợ tín dụng so
với kết hoạch = Dư nợ thẻ tín dụng
thực tế - Dư nợ thẻ tín dụng kế hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ thẻ tín dụng của ngân hàng so với kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ tăng dư nợ thẻ tín dụng so
với kế hoạch
=
Mức tăng dư nợ thẻ tín dụng so với kế hoạch
x 100 Dư nợ thẻ tín dụng kế hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên tương đối của dư nợ thẻ tín dụng của ngân hàng so với kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ thẻ tín dụng
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động cấp tín dụng thông qua dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ tăng trưởng dư nợ thẻ tín dụng qua các năm tăng giảm như thế nào, có tăng trưởng mạnh hay không. Tốc độ tăng trưởng càng cao đánh giá hiệu quả hoạt động thẻ tín dụng càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh dư nợ thẻ tín dụng qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ thẻ tín dụng =
Mức tăng dư nợ thẻ tín dụng năm t
x 100 Dư nợ thẻ tín dụng năm (t-1)
1.2.3.4. Tỷ lệ nợ xấu của thẻ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng có thực sự tốt hay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu của thẻ tín dụng càng thấp càng tốt. Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng qua các năm với nhau.
Tỷ lệ nợ xấu của thẻ
tín dụng =
Nợ xấu thẻ tín dụng Dư nợ thẻ tín dụng 1.2.3.5. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng
Nhóm chỉ tiêu này dùng để đánh giá lợi nhuận từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng qua các năm có tăng giảm hay không. Chỉ tiêu này càng cao phản ảnh hiệu quả hoạt động càng cao.
Mức tăng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng
Mức tăng lợi nhuận = Lợi nhuận hoạt động - Lợi nhuận hoạt động 28
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hoạt động thẻ tín dụng
năm t thẻ tín dụng năm t thẻ tín dụng năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về số tuyệt đối của lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng qua các năm.
Mức tăng lợi nhuận hoạt động tín dụng so với kết hoạch =
Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng
thực tế
- Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng kế hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về số tuyệt đối của lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng so với kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ tăng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng so với kế hoạch =
Mức tăng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng so với kế hoạch
x 100 Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng kế hoạch
Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên tương đối của lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng so với kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng
Tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động
thẻ tín dụng
=
Mức tăng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng năm t
x 100 Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng ngân hàng năm nay so với năm trước.
Lợi nhuận tăng thêm bình quân trên một thẻ tín dụng phát hành mới
Lợi nhuận tăng thêm bình quân trên một thẻ tín dụng
phát hành mới
=
Mức tăng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng năm t
x 100 Số lượng thẻ tín dụng phát hành mới
năm t
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác phát hành thẻ tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng vào lợi nhuận sản xuất kinh doanh
29
Luận văn thạc sĩ Kinh tế