Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 82 - 99)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT

2.3. Thực trạng phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

2.3.5. Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng

Bảng 2.19: Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng của Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: tỷ VND

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Lợi nhuận từ kinh doanh thẻ TD 2.15 2.83 3.85 4.96 6.23

Mức tăng lợi nhuận từ KD thẻ TD 0.68 1.02 1.11 1.27

Tốc độ tăng lợi nhuận từ KD thẻ TD (%) 31.63 36.04 28.83 25.60 Lợi nhuận tăng thêm bình quân trên một

thẻ phát hành mới 0.00074 0.00074 0.00057 0.00045

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2010 – 2014) Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng tăng dần qua các năm. Năm 2010 đạt lợi nhuận 2.15 tỷ đồng, năm 2011 là 2.83 tỷ đồng thì đến năm 2014 đạt 6.23 tỷ đồng.

Tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận từ kinh doanh thẻ tín dụng đang chậm lại. Nếu như tốc độ tăng lợi nhuận từ kinh doanh thẻ tín dụng năm 2011 so với năm 2010 là 31.63%, tới năm 2012 là 36.04%, thì tới năm 2013, 2014 lần lượt giảm xuống còn 28.83% và 25.06%. Đồng thời lợi nhuận tăng thêm bình quân trên một thẻ tín dụng phát hành mới đang có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2011, 2012 chỉ tiêu này là 74 nghìn đồng, thì tới năm 2012 giảm xuống 57 nghìn đồng và năm 2014 giảm chỉ còn 45 nghìn đồng. Như vậy, mặc dù số lượng thẻ tín dụng phát hành mới hàng năm tăng cao nhưng dường như sự tăng trưởng này chưa hiệu quả bởi lẽ, các thẻ tín dụng phát hành mới hàng năm mang lại cho ngân hàng lợi nhuận ít dần đi. Điều này là do, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng khác buộc Vietcombank phải đưa ra các chương trình miễn phí phát hành, miễn phí thường niên cho thẻ tín dụng phát hành mới, giảm các loại phí và lãi. Mặt khác, do chỉ tiêu thẻ tín dụng hằng năm được hội sở chính giao rất cao, nên nhiều khi cán bộ thẻ tại chi nhánh đã thực hiện

“chạy chỉ tiêu”, nhiều thẻ tín dụng phát hành mới nhưng không được khách hàng sử dụng, do đó vừa gây tốn kém chi phí phát hành, quản lý lại không tạo ra được lợi nhuận cho chi nhánh.

63

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Bảng 2.20: Tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng vào lợi nhuận của chi nhánh Ba Đình và của Vietcombank giai đoạn 2011 - 2014

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận hoạt động thẻ tín

dụng vào lợi nhuận của Vietcombank Ba Đình 4.96 5.92 7,09 7,60 Tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận hoạt động thẻ tín

dụng vào lợi nhuận của Vietcombank 5.12 5.86 8.30 9.78 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2010 – 2014

và tài liệu đào tạo cho cán bộ chi nhánh về hoạt động thẻ của Vietcombank năm 2015) Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng vào lợi nhuận của Vietcombank Ba Đình tăng dần qua các năm, năm 2011 là 4.96%, năm 2012 là 5.92%, năm 2013 là 7.09% và đến năm 2014 là 7.60%. Điều này cho thấy hoạt động thẻ tín dụng ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietcombank Ba Đình.Tuy nhiên, so với sự đóng góp của hoạt động thẻ tín dụng vào hoạt động kinh doanh của hệ thống Vietcombank thì tỷ lệ tại này của Vietcombank Ba Đình đang ở mức khiêm tốn. Điều này là do, chi nhánh chưa chú trọng nhiều vào hoạt động thẻ tín dụng, các chiến lược kinh doanh thẻ tín dụng của Vietcombank Ba Đình mới chỉ là tuân thủ theo đường lối chung của ban lãnh đạo Vietcombank chứ chi nhánh chưa có những bước đi rõ ràng, cụ thể nhằm phát triển hoạt động thẻ tín dụng.

Bảng 2.21: So sánh lợi nhuận hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán thẻ tín dụng của Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2011 - 2014

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Lợi nhuận

Tỷ trọng

(%)

Lợi nhuận

Tỷ trọng

(%)

Lợi nhuận

Tỷ trọng

(%)

Lợi nhuận

Tỷ trọng

(%) Hoạt động phát

hành thẻ 1.93 89.76 2.56 90.46 3.42 88.83 4.46 89.92

Hoạt động thanh

toán thẻ 0.22 10.24 0.27 9.54 0.43 11.17 0.50 10.08

Tổng 2.15 100 2.83 100 3.85 10 4.96 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2010 – 2014)

64

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Biểu 2.5: So sánh lợi nhuận hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán thẻ tín dụng của Vietcombank Ba Đình giai đoạn 2011 - 2014

Hoạt động phát hành thẻ tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu trong kinh doanh thẻ tín dụng của Vietcombank Ba Đình. Chi nhánh phát hành được một khối lượng thẻ lớn từ đó thu được các loại phí như: phí thường niên, phí phát hành, phí thay đổi hạn mức, phí thay đổi tải sản đảm bảo, lãi, phí chậm thanh toán, phí vượt hạn mức... Hoạt động thanh toán thẻ mang lại lợi nhuận rất thấp do doanh số sử dụng thẻ tín dụng còn chưa cao. Trong lợi nhuận từ hoạt động phát hành, lãi cho vay thẻ tín dụng chiếm khoảng 30%, phí chậm thanh toán chiếm khoảng 10%, các loại phí khác chiếm khoảng 60%. Vì vậy, các thẻ tín dụng chậm thanh toán hay thanh toán một phần dư nợ sao kê đang đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên tỷ trọng khách hàng trả toàn bộ sao kê thẻ tín dung khi đến hạn của Vietcombank Ba Đình là 60%, trong khi của thị trường chỉ là 40%. Điều này một phần là do tâm lý sợ rủi ro của cán bộ thẻ chi nhánh khi thường yêu cầu khách hành thanh toán sao kê đủ, đúng hạn.

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng 65

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

2.4.1. Những kết quả đạt được trong phát triển hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình

Hoạt động kinh doanh thẻ đã khuyến khích ngày càng nhiều các tổ chức và dân cư mở tài khoản tiết kiệm, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, góp phần làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Ngoài ra, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ cũng góp phần không nhỏ vào tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Số lượng phát hành thẻ tín dụng của chi nhánh tăng dần qua các năm và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thị trường và của Vietombank. Trong đó, số lượng thẻ phát hành chủ yếu vẫn là thẻ Visa, sau đó đến thẻ Amex, còn lại là các loại thẻ khác. Mặt khác, thông qua hoạt động phát hành thẻ tín dụng, ngân hàng phát triển được hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân, góp phần đa dạng hóa được các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng. Chất lượng các khoản tín dụng ngắn hạn cấp cho chủ thẻ cao, ít xảy ra trường hợp nợ quá hạn góp phần giữ tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng của chi nhánh luôn ở mức thấp.

Thông qua nghiệp vụ kinh doanh thẻ, ngân hàng đã áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ quốc tế.

Vietcombank Ba Đình là ngân hàng đi đầu trong việc tham gia vào hệ thống thanh toán qua mạng.

Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đã góp phần trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thực hiện tốt chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của một ngân hàng thương mại quốc doanh.

Những thành tích đạt được từ hoạt động kinh doanh thẻ một phần nào đó khẳng định vị thế của Vietcombank Ba Đình và khẳng định xu thế phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam.

Như vậy, sau hơn mười năm phát triển hoạt động thẻ tín dụng Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Đó là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ ban lãnh đạo và đặc biệt là các

66

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

cán bộ nhân viên làm việc tại bộ phận thẻ.

2.4.2. Hạn chế trong phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình còn xuất hiện nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Là ngân hàng đi đầu trong kinh doanh thẻ tín dụng các khó khăn mà Vietcombank Ba Đình phải đối mặt cũng là những khó khăn chung của thị trường thẻ Việt Nam. Song do mỗi ngân hàng có đặc thù riêng, tính chất nghiệp vụ riêng nên ngoài nhân tố khách quan, hoạt động thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình còn tồn tại những yếu kém do chủ quan. Dưới đây là một số hạn chế còn gặp phải:

2.4.2.1. Đối tượng sử dụng thẻ tín dụng còn hạn chế

Hạn chế về đối tượng sử dụng thẻ là một tồn tại lớn nhất hiện nay trong phát triển hoạt động thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, gây ảnh hưởng lớn đến số lượng thẻ tín dụng mà Vietcombank Ba Đình phát hành. Cho tới hiện nay, chủ yếu những người sử dụng thẻ tín dụng tại Vietcombank Ba Đình là những người có thu nhập cao trong xã hội, những người hay đi công tác ở nước ngoài, người nước ngoài tới Việt Nam hoặc một số cán bộ trong ngành. Việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán vẫn chưa thực sự là phổ biến trong toàn xã hội, thậm chí có thể nói là còn khá xa lạ với thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam.

2.4.2.2. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng còn thấp

Doanh số sử dụng thẻ tín dụng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả phát triển hoạt động thẻ tín dụng của NHTM. Mặc dù số lượng thẻ tín dụng phát hành hàng năm rất lớn, tăng trưởng cao nhưng doanh số sử dụng thẻ lại tăng trưởng với tốc độ thấp hơn. Điều này cho thấy nhiều thẻ tín dụng phát hành là “thẻ ảo” (thẻ phát hành để đủ chỉ tiêu số lượng thẻ tín dụng do Hội sở chính Vietcombank giao mà khách hàng không sử dụng), do đó gây lãng phí lớn cho chi nhánh về chi phí phát hành, chi phí quản lý. Tăng doanh số sử dụng thẻ tín dụng là điều kiện cấp

67

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

thiết giúp tăng hiệu quả hoạt động thẻ tín dụng của Vietcombank Ba Đình.

2.4.2.3. Dư nợ thẻ tín dụng còn ở mức khiêm tốn

Thẻ tín dụng là công cụ quan trọng giúp phát triển cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên dư nợ thẻ tín dụng còn ở mức quá thấp, chưa đóng góp nhiều vào chỉ tiêu tổng dư nợ của chi nhánh. Đây là một hạn chế nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thẻ tín dụng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vietcombank Ba Đình cần từng bước khắc phục hạn chế này nhằm giúp phát triển hoạt động thẻ tín dụng trong thời gian tới.

2.4.2.4. Lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng còn thấp

Hoạt động thẻ tín dụng ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Ba Đình nói riêng. Nhưng lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng tại Vietcombank Ba Đình còn khá khiêm tốn và chưa được như kỳ vọng. Trong đó, lợi nhuận hoạt động thẻ tín dụng còn bị phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động phát hành, hoạt động thanh toán chưa đóng góp được nhiều vào lợi nhuận chung. Số lượng thẻ tín dụng phát hành hằng năm tăng cao mà lợi nhuận tăng chập chạp thì việc tăng số lượng thẻ tín dụng trở nên vô nghĩa. Vì vậy, chi nhánh cần có những biện pháp làm tăng lợi nhuận từ hoạt động thẻ tín dụng, có như vậy hoạt động này mới thực sự phát triển và đi vào thực chất.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế trong phát triển hoạt động thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế

Theo nhận xét và đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Việt nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Điều này có thể thấy rõ trong hệ thống ngân hàng có tới 30% trên tổng số nhân viên làm các công việc kiểm đếm, thu nhận tiền mặt... Thói quen dùng tiền mặt đã bén rễ quá sâu trong xã hội, người Việt Nam gần như coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế. Do đó, rất khó tạo ra một bước nhảy vọt nào nếu người dân chưa quen với một phương tiện thanh toán mới

68

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

cho dù nó có tiện ích đến đâu.

Hiện nay, vẫn chưa có một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nào thâm nhập vào đời sống. Nhiều người vẫn còn xa lạ với các giao dịch ngân hàng và các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Bởi vậy số người dân có tài khoản tại các ngân hàng còn rất ít chỉ khoảng 22% dân số, mọi khoản thu nhập gồm lương, thưởng hàng tháng đều được trả bằng tiền mặt, trong khi đó phát hành thẻ tín dụng lại căn cứ rất nhiều vào tài khoản cá nhân và thu nhập thực tế của khách hàng. Đây là một khó khăn không thể khắc phục một sớm một chiều mặc dù nó có thể được cải thiện bằng nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của các ngân hàng thương mại.

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Hiện nay, chưa có đầy đủ hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động kinh doanh thẻ. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển hoạt động thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước chưa có quy chế chung cho toàn bộ hệ thống nên đa số các văn bản đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm chưa thống nhất và chưa phù hợp. Cho đến nay hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng có một số văn bản pháp lý sau:

- Kế hoạch số 02/KH-NHNN ngày 27/12/2013 của NHNN v/v Kế hoạch tổng thể Phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ giai đoạn 2014-2015.

- Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ v/v Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2014.

- Thông tư 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN v/v Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ Ngân hàng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2015.

- Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN v/v Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của NHNN v/v Hướng dẫn 69

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

- Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/07/2007 của NHNN v/v Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

Như vậy, có thể thấy hiện này chưa có đầy đủ văn bản pháp lý quy định việc kinh doanh phát hành thẻ tín dụng. Điều này không những gây cho các ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng rất nhiều khó khăn mà còn tạo ra những bất cập nẩy sinh giữa cơ chế phát hành, kinh doanh thẻ tín dụng với các quy định quản lý hiện hành. Ngoài ra, những loại thẻ khác như: thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán… cũng đòi hỏi phải có những văn bản pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ kinh doanh.

Rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thẻ tín dụng gây tâm lý e ngại cho khách hàng

Theo báo cáo của tổ chức Master Card Quốc tế, số vụ giả mạo, gian lận thẻ tín dụng trên phạm vi toàn cầu đã đến mức báo động. Sáu tháng đầu năm 2014 số tiền bị mất là 226.539.171 đôla Mỹ. Tại Việt nam, số vụ giả mạo và gian lận kể cả phát hành và thanh toán là 26.279 USD.

Do thanh toán bằng thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán hiện đại, văn minh, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì khả năng gặp rủi ro cũng càng lớn. Thanh toán bằng thẻ tín dụng là một phương thức chứa đựng hàm lượng công nghệ cao nên những rủi ro của nó cũng thường đến bằng những phương thức áp dụng công nghệ cao. Dù đã có nhiều biện pháp phòng ngừa, nhưng các ngân hàng vẫn không tránh khỏi những rủi ro, gây tổn thất không nhỏ. Thông thường những rủi ro này có những nguyên nhân sau:

- Các đơn chấp nhận thẻ cố tình gian lận, in tăng số biên lai giao dịch để chiếm khoản tiền chênh lệch.

- Khách hàng sử dụng thẻ giả, thẻ thẻ đi mượn, mà đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra hoặc biết nhưng thông đồng, bao che cho tội phạm. Đây là rủi ro khó quản lý nhất đối với các ngân hàng thương mại hiện nay.

- Hệ thống pháp lý chưa chặt chẽ, do đó chưa đủ sức bảo vệ cho những người 70

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 82 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)