CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
2.2. Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
2.2.3.2. Yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng ngay mặc để xây dựng nhà xưởng, nâng cấp các thiết bị, máy móc cho hoạt động dệt, nhuộm, cắt, may, mua nguyên phụ liệu đầu vào, chi phí vận tải, năng lượng tiêu cho các máy móc hoạt động, trả tiền thuê nhân công, dự phòng chi phí phát sinh,... Một doanh nghiệp có nguồn vốn vững vàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng sản lượng, đa dạng hóa các mặt hàng … từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Tiềm năng con người
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn cao và có những người cán bộ quản lý xây dựng được chiến lược đúng đắn sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị hơn và có những cách thức khôn ngoan để thâm nhập thị trường mới.
Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc của quá
sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của toàn doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có 10.246 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành dệt may. Ngành dệt may không chỉ là ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước, dệt may còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động nhất hiện nay. Do đặc thù công việc trong ngành dệt may cần sự tỉ mỉ, khéo léo nên tỷ trọng lao động nữ nhiều hơn nam.
Theo bà Phùng Thị Hạnh - Trưởng phòng đào tạo, Đại học Dệt may Hà Nội cho biết: “ Ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 80% là nữ.
Dự báo đến năm 2025, ngành Dệt may Việt Nam cần thêm hơn 130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 vào năm 2030.”
Theo nhóm tuổi, lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động trẻ (15 - 35 tuổi), chiếm tỷ lệ 71,92%.
Với lợi thế về năng suất lao động, nên thu nhập hằng tháng của lao động dệt may Việt Nam cao hơn các quốc gia cạnh tranh như Ấn Độ, Bangladesh từ 30 - 70%, tuy nhiên đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm của dệt may Việt Nam vẫn khá cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh so với các nước.
Theo một nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cứ 1 tỷ USD hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sẽ tạo thêm khoảng 100.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp, trong đó trực tiếp làm dệt may khoảng 50.000 người.
Có thể nói lao động trong ngành dệt may đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong ngành này. Tuy nhiên trình độ nhân lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thông), trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%...
Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc công nghệ
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng,...Cơ sở vật chất càng đầy đủ, hiện đại giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận lợi và năng suất cao, đồng thời cũng là cơ sở để các đối tác xem xét đánh giá trình độ của doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng.
Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ và bí quyết công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng của hàng hóa cung ứng ra thị trường. Nếu doanh nghiệp có trang thiết bị công nghệ tốt và hiện đại thì sẽ tận dụng được tối đa nguồn nhân lực, làm giảm chi phí giá thành, tăng được chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, bí quyết công nghệ còn giúp doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mang tính khác biệt cao, có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Hiện nay, ngành may mặc Việt Nam chủ yếu dùng một số máy móc như Máy may công nghiệp loại 1 kim và máy may loại nhiều kim, máy vắt sổ, máy dập cúc và bọc vải dạ, máy may công nghiệp điện tử, máy may và thêu,...