CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
3.4. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng Công ty
3.4.1. Thực trạng về nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu của Tổng Công ty sang thị trường Mỹ
Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp hoạch định
có các định hướng phát triển dài hạn trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, Tổng Công ty đã không ngừng triển khai nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm các khách hàng mới cũng như xúc tiến sản phẩm tại thị trường này.
Tại Tổng công ty, hoạt động marketing và tìm kiếm khách hàng mới được thực hiện bởi sự kết hợp giữa Phòng Xuất Nhập khẩu và Phòng Kế hoạch và Vật tư.
Ngay từ thời điểm bắt đầu tham gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Tổng Công ty thực hiện nghiên cứu thị trường Mỹ qua các kênh gián tiếp như Đại sứ Quán của Việt Nam tại Mỹ, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hay qua các tài liệu tổng hợp về nghiên cứu thị trường may mặc Mỹ trên mạng internet. Do vậy, Công ty đã có nhưng thông tin cơ bản về thị trường Mỹ, nhu cầu về hàng may mặc tại quốc gia rất đa dạng và có sức tiêu thụ lớn, nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc lên tới 83 tỷ USD/ năm, như năm 2022 là gần 100 tỷ USD.
Từ các thông tin sơ cấp về thị trường Mỹ, Tổng Công ty đã xác định được dây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng và đã tập trung nghiên cứu sâu vào thị trường may mặc của Mỹ: đặc điểm và thói quen chi tiêu cho hàng may mặc của người dân, các yêu cầu pháp lý đối với hàng may mặc, các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Mỹ là Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ,...Việc nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ giúp công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Ví dụ như người dân Mỹ có sở thích mua hàng trong các hệ thống bán lẻ lớn, siêu thị uy tín như Costco, Walmart, Target, Trader Joe’s,...
Vì vậy công ty cũng có nghiên cứu một số quy định để hàng may mặc của công ty có thể vào tại các hệ thống nay khi các nhà nhập khẩu phân phối sản phẩm tại Mỹ.
Ngoài ra hiểu được tâm lý thích săn sale vào các dịp lễ lớn tại Mỹ như Black Friday, Giáng sinh, Lễ Tạ Ơn, Công ty cũng nhận thêm đơn hàng và tăng cường sản xuất để kịp giao vào đợt giảm giá lớn này. Người Mỹ thường thích các loại các như polo, T- shirt, quần thể thao, quần Jean và các sản phẩm dệt kim, nên công ty cũng đây mạnh vào tìm kiếm các đơn hàng có các sản phẩm nói trên. Vừa phát huy được thế mạnh chủ lực của công ty là sản xuất các sản phẩm như trên vừa thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
Những năm gần đây, Công ty cũng tham gia vào các hội chợ và triển lãm thương mại về ngành dệt may như:
- Hội chợ Dệt May Trực tuyền - TEXFUTURE 2020 do Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Công ty Tenda phối hợp tổ chức;
- Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ tổ chức hội thảo tham vấn Báo cáo nghiên cứu về mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (02/2022);
- Hội chợ Sourcing at Magic tại Hoa Kỳ cùng Hiệp hội Dệt May Việt Nam (5-15/008/2022) để khảo sát, xúc tiến thương mại thị trường Mỹ;
- Triển lãm Thương mại quốc tế Chiết Giang tại Hà Nội (09/2022) để tìm hiểu về nguồn cung cấp vải từ các nhà sản xuất của Tỉnh Chiết Giang, giao lưu về kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc;
- Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may- thiết bị - nguyên phụ liệu và vải 2023 tại TP. Hồ Chí Minh (5-8/04/2023) để giao lưu, trao đổi và cập nhật các xu hướng mới nhất của thị trường may mặc, tìm hiểu các thiết bị, máy móc hiện đại từ nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Bỉ, Đài Loan, Đức, Mỹ, Nhật,
Các hội chợ, triển lãm nói trên giúp công ty có các nền tảng, kiến thức tự chủ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng xưởng sản xuất và chuyển đổi phương thức sản xuất sang FOB/OEM trong tương lai gần.
Đối với Tổng Công ty May Hưng Yên, Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực với xu hướng tăng trưởng kim ngạch trong giai đoạn 2019 – 2022. Đặc biệt là tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng sau đóng cửa thị trường do Covid -19. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và mở rộng thị trường này luôn nằm trong các chiến lược dài hạn cũng như ngắn hạn của công ty.
Bảng 3.10 : Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng Công ty May Hưng Yên giai đoạn 2019-2022
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Giá trị (1000 USD) 54.566,4 37.634,4 57.364,6 57.004,6
Tỷ trọng (%) 65,61 59,25 66,96 65,98
Nguồn: Phòng Kế hoạch và Vật tư của HUGACO Nhiều năm quan Mỹ vẫn luôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc lớn nhất của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn khoảng 65%. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May Hưng Yên sang thị trường Mỹ giai đoạn 2019 – 2022 có xu hướng tăng lên.
Những con số trên cho thấy được tiềm năng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ và những nỗ lực của công ty trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Có thể thấy rằng, dung lượng thị trường hàng may mặc Mỹ rất lớn mà Việt Nam còn chiếm rất ít nên dư địa dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc như Tổng Công ty May Hưng Yên là rất nhiều. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ được kì vọng sẽ tiếp tục tăng vào các năm tới khi công ty trình độ của đội ngũ nhân viên, lao động, được nâng cao, lạm phát được kiểm soát,...