CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
3.4. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của Tổng Công ty
3.5.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Về nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu
Quá trình triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty còn gặp khó khăn khi chưa triển khai được hoạt động khảo sát trực tiếp khách hàng tại thị trường Mỹ. Các hoạt động đã thực hiện trước đo đều được thực hiện gián tiếp dựa vào cơ hội hợp tác của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu Mỹ. Công ty chủ yếu mới chỉ nghiên cứu và tìm kiếm thông tin khách hàng, chứ chưa tập trung nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh ngành hàng may mặc với công ty ở thị trường Mỹ. Việc thiếu chủ động trong khâu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh này làm công ty chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường, không học hỏi được những kinh nghiệm từ phía đối thủ nên mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể so với các doanh nghiệp cạnh tranh nội địa Việt Nam cũng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong Công ty chưa có ban chuyên về nghiên cứu thị trường mà công việc này chỉ do một số nhân viên Phòng Xuất Nhập khẩu và Phòng Kế hoạch và Vật tư nghiên cứu.
Về đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu
Mặc dù đã tích cực ứng dụng nhiều chất liệu vải khác nhau vào sản xuất nhưng hàng may mặc của công ty chủ yếu vẫn là những thiết kế đơn giản, trong khi người tiêu dùng Mỹ có xu hướng thời trang theo trend, thích kiểu dáng, mẫu mã mới. Một hạn chế nữa là nhiều loại vải có nguồn gốc từ Tân Cương, Trung Quốc lại bị vướng mắc thủ tục hải của Mỹ ảnh hưởng tới nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào của Công ty. Ngoài ra Tổng Công ty cũng đẩy sản xuất thêm nhiều chung loại sản phẩm khác nhau xong việc Công ty chưa có Phòng thiết kế sản phẩm riêng cũng
Về nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc chuyển đổi dòng hàng có kết quả khá lạc quan đối với hàng vải dệt kim nhưng hàng được làm từ vải 100% cotton lại vướng mắc một số vấn đề về việc bảo quản vải do vải cotton có đặc tính dẽ hút ẩm cũng như dễ bắt lửa việc bảo quản cần có máy móc phù hợp. Bên cạnh đó giá thành nhập liệu vải này khá cao. Đặc biệt là trong thời gian thị trường Trung Quốc đóng của gây khan hiếm nguyên phụ liệu này đẩy giá lên cao ảnh hưởng tới chi phí đầu vào sản xuất.
Về mở rộng quy mô sản xuất
Vấn đề công ty gặp phải lớn nhất khi mở rộng quy mô sản xuất là vấn đề về không gian của công ty và nguồn tài chính. Nguồn tài chính chưa dồi dào và quỹ đất của công ty không đủ để xây dựng thêm nhà kho và xưởng may. Điều này cũng hạn chế về năng lực sản xuất của công ty và là một thách thức khi công ty định hướng sản xuất hàng FOB/ODM.
Về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Do phần lớn lao động của công ty là lao động phổ thông, lao động nghề có tuổi nghề trẻ nên không thể thiết kế sản phẩm, không thể đạt mức độ hoàn thiện may cao với những mặt hàng gia công tỉ mỉ. Do đó mức độ chuyển đổi từ gia công sang phát triển mẫu, sản xuất các đơn hàng FOB còn chưa hoàn thiện dẫn tới chưa tăng cao giá trị tối đa cho công ty và người lao động.
Ngoài ra, trong quy trình sản xuất may hàng dệt kim, do đặc tính vải khi cắt xong sẽ dễ bị cong mép vải hoặc tuột sợi dệt nên nhiều nhân công mới vào nghề, có tay nghề kém chưa biết các xử lý mép vải dẫn tới lỗi sản phẩm và lệch số đo tiêu chuẩn.
Về xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu
Hoạt động xúc tiến sau bán hàng của công ty chưa đa dạng mới chỉ dừng ở việc chiết khấu, tạo ưu đãi cho đơn hàng tiếp theo. Quy đầu tư cho hoạt động truyền thông xúc tiến bán hàng có hạn nên việc có các chương trình ưu đãi thường không diễn ra thường xuyên. Phòng Maketing hay phòng Nghiên cứu thị trường chưa được thành lập, không có sự chuyên môn hóa trong công tác xúc tiến. Do đó nhiều khách hàng chưa biết đến tên tuổi của công ty.
Nhìn chung những tồn tại nói trên đều xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và cả nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Tiềm lực tài chính của công ty chưa mạnh. Thiếu vốn làm hạn chế việc đầu tư của Tổng Công ty cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Tổng Công ty trên thị trường may mặc Mỹ. Tổng Công ty không thể tổ chức thường xuyên đoàn cán bộ sang điều tra, tìm hiểu thị trường Mỹ vì chi phí cho công tác này ở thị trường Mỹ rất cao. Tổng Công ty cũng thiếu vốn để đầu tư cho công nghệ, đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng các đơn hàng lớn.
Trình độ lao động tại Tổng công ty nhìn chung là thấp, thiếu đội ngũ lao động có chuyên môn cao về thiết kế, marketing hay những cán bộ kinh doanh thực sự am hiểu thị trưởng Mỹ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, có thể khiến doanh nghiệp nhiều lúc không cung cấp đủ mặt hàng cho thị trường xuất khẩu cũng như không theo kịp tiến độ kế hoạch phát triển đã đặt ra, đồng thời không phát huy được hết thế mạnh của công ty.
Về việc chủ động liên hệ khách hàng, hoạt động phát triển thị trường của công ty còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp ít khi chủ động liên hệ khách hàng lâu năm để đặt hàng, cũng như không chủ động tìm khách hàng cũ để cung cấp dịch vụ sau bán. Mà chỉ thường tìm kiếm khách hàng mới. Công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng được cung cấp từ Tập đoàn Dêt May Việt Nam là công ty mẹ.
Nguyên nhân khách quan
Nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất bị phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất cho ngành dệt may nói chung cũng như công ty nói riêng hầu hết do thị trường Trung Quốc, Nhật Bản cung cấp.
Xong 2 năm qua, nguồn cung từ 2 thị trường này liên tục bị gián đoạn do thực hiện chống dịch nghiêm ngặt. Tình trạng khan hiếm nguyên phụ liệu đẩy giá chi phí đầu vào tăng cao dẫn tới chi phí sản phẩm tăng. Công ty bị đối tác nước ngoài ép giá gia công xuống thấp (giảm khoảng 20%). Hoạt động kết nối chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào còn kém, nên gặp khó khăn không tự chủ được nguyên vật liệu sản xuất.
Áp lực cạnh tranh trong ngành may mặc ngày càng gay gắt. Công ty vừa phải cạnh tranh với các công ty gia công hàng may mặc trong nước, vừa phải cạnh trạnh
trong ngành dệt may tại đây là những lao động có tay nghề cao, kỹ thuật tốt, năng lực hoàn thiện các mặt hàng có độ khó cao.
Quy trình, thủ tục xuất khẩu: Một số quy định, văn bản pháp luật của Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chưa có sự thống nhất, văn bản, quy định mới rườm rà, thiếu thực tế, chưa thực sự giải quyết được các vấn đề đặt ra trong việc điều chỉnh quy trình nhập khẩu hàng hóa. Vậy nên trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị của công ty vướng phải nhiều thủ tục, giấy phép khiến cho quá trình nhập khẩu trở nên khó khăn. Điều này một phần gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công ty.
Với những tồn tại và nguyên nhân trên, Tổng Công ty cần có những biện pháp để giải quyết các vấn đề nằm trong khả năng của mình và cần có những kiến nghị với nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ đạt hiệu quả.