CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
3.3. Khái quát về thị trường Mỹ và các quy định liên quan đến hàng may mặc khi vào thị trường Mỹ
3.3.1. Thị trường các sản phẩm may mặc tại Mỹ
3.3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm may mặc và đặc điểm tiêu dùng của thị trường Mỹ
Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm may mặc ở thị trường Mỹ
Mỹ đang đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ với 336,3 triệu người vào ngày 18/04/2023 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc và ước tính đạt 337,6 người vào đầu năm 2024. Với mức sống của người dân
ở mức cao, nhu cầu đa dạng đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng năm Mỹ phải sản xuất và nhập khẩu một lượng hàng hóa cực lớn. Điều này khiến Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 trên thế giới sau EU, chiếm tỷ trọng nhập khẩu là 18,5% tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới, EU chiếm tỷ trọng lớn nhất là 34,1% vào năm 2021.
Biểu đồ 3.4 : Giá trị nhập khẩu và tỷ trọng nhập khẩu của các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới năm 2021
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu trên Statista.com
Biểu đồ 3.5: Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giai đoạn 2019 -2022 (Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Cục Quản lý Thương mại Quốc tế của Mỹ (ITA) Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giai đoạn 2019-2022 tăng không đều. Năm 2020, nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ đã giảm mạnh xuống còn 89,596.3 triệu USD so với mức nhập khẩu 110,996.7 triệu USD của năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra việc đình trệ sản xuất hàng may mặc và gián đoạn quá trình vận chuyển hàng.
Ngoài ra có có ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến hàng hóa từ Trung Quốc không được nhập khẩu nhiều vào Mỹ như những năm trước. Nhưng nhập khẩu đã tăng trở lại vào năm 2021, đạt 113,749.0 triệu USD, vượt qua mức trước đại dịch. Trong đó hàng may mặc tăng 17 ,426.3 triệu USD lên 81,488.0 triệu USD so với năm 2020.
Từ năm 2021 -2022, sự mở của lại của nhiều quốc gia sau thời gian dài phong tỏa kéo theo kinh tế dần được khôi phục trở lại. Đại dịch thuyên giảm cũng khiến người mua sắm cảm thấy thoải mái hơn khi quay trở lại các cửa hàng thực tế, cũng như tham dự các sự kiện và du lịch nước ngoài, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người dân gia tăng mua sắm quần áo trong mùa lễ hội. Nhập khẩu hàng dệt may của
Hoa Kỳ tiếp tục tăng về giá trị và tăng 16,13% lên 132,100.2 triệu USD vào năm 2022, so với 113,749.0 triệu USD vào năm 2021. Trong hàng dệt may, hàng may mặc chiếm phần lớn hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2022, trị giá 99,882.1 triệu USD.
Mặc dù kinh tế đã hồi phục só với 2 năm trước nhưng lạm phát tại Mỹ năm 2023 vẫn cao hơn so với thời điếm trước dịch, với tác động tích lũy làm giảm niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, tốc độ tăng trưởng của thị trường dự kiến sẽ chậm lại vào năm 2023, do giá tăng khi người tiêu dùng cắt giảm số lượng.
Đặc điểm tiêu dùng ở thị trường Mỹ
Thứ nhất, về thói quen chi tiêu cho trang phục của người Mỹ
Các gia đình mang về nhà trung bình 47,368 -64,175 USD và một gia đình Mỹ trung bình chi 1800 - 2440 USD mỗi năm cho quần áo, khoảng 3,8 -4% thu nhập của họ.
Đàn ông từ 16 tuổi trở lên chi trung bình 323 USD/năm cho quần áo. Những người đàn ông chi tiêu nhiều nhất là từ 45-54 tuổi. Họ chi tiêu nhiều hơn 121 USD/
năm so với nam giới ở độ tuổi 35-44. Trung bình, phụ nữ từ 16 tuổi trở lên chi tiêu nhiều hơn 76% so với nam giới cùng độ tuổi. Phụ nữ chi khoảng 571 USD/ năm.
Phụ nữ ở độ tuổi 45-54 cũng chi tiêu nhiều nhất, ở mức 793 USD/năm.
Người trưởng thành trung bình ở độ tuổi 25-34 chi 161 USD/tháng cho quần áo. Tuy nhiên, người lớn ở độ tuổi 35-44 chi tiêu nhiều hơn một chút, ở mức 209 USD/tháng. Điều này hợp lý vì thu nhập trung bình của người trưởng thành trong độ tuổi 35-44 cao hơn 26% so với người lớn trong độ tuổi 25-34.
Một con số khổng lồ 73% phụ nữ mua 25% tủ quần áo mới của họ sau 3 tháng. Loại quần áo mà phụ nữ chi nhiều tiền nhất là áo len, áo sơ mi, áo sơ mi và áo vest, với mức chi tiêu trung bình hàng năm là 143,90 đô la Mỹ vào năm 2021.
Quần dài và quần đùi theo sau, ở mức 95,91 đô la. Đây cũng là hai danh mục hàng đầu dành cho nam giới, những người chỉ chi hơn 75 đô la cho cả hai danh mục.
Thứ hai, về phong cách ăn mặc của người Mỹ
Phong cách quần áo của Mỹ dựa trên ba nguyên tắc: tự do thể hiện, thoải mái, chức năng.
Người Mỹ rất đề cao tính cá nhân mọi người sống tự do và làm những gì mình muốn nên phong cách ăn mặc của họ cũng bị ảnh hưởng chính từ xã hội đó.
Phong cách ăn mặc của họ không cầu kỳ, ưa sự thoải mái và không cần quan tâm đến góc nhìn của người khác. Ở Mỹ, rất khó để hiểu liệu một người nào đó là lập trình viên gia đình hay một triệu phú. Văn hóa ăn mặc "theo quy định về trang phục" của người Mỹ trước hết là sự kiềm chế và khiêm tốn, không có bất kỳ yếu tố khoa trương nào ví dụ như Steve Jobs hoặc Mark Zuckerberg, họ thường mặc quần jean và áo phông trắng. Hầu hết mọi người ăn mặc gần giống nhau nên rất khó có sự phân biệt về địa vị, đẳng cấp xã hội hay nghề nghiệp. Họ ăn mặc hết sức giản dị, đối với những bộ trang phục đi dạo chơi thì người Mỹ thường mặc quần áo rộng rãi và tiện lợi. Ở Mỹ, quần jeans được chuộng nhất, những chiếc áo thun rộng thường là lựa chọn của người Mỹ vào những ngày hè nóng nực hay ngày xuân ấm áp.
Trong công việc quan trọng, đàn ông thường mặc những bộ suit sẫm màu và cà vạt lịch sự, vào những dịp hè thì trang phục của họ có màu sáng hơn so với mùa khác. Còn những ngày đến công sở hay tham gia các buổi tiệc không mang tính chất trang trọng như tiệc ngoài trời, những quý ông người Mỹ thường diện sơ-mi với blazer kết hợp quần kha ki hoặc jeans. Còn đối với phụ nữ họ cũng mặc suit nhưng màu sắc trang phục của họ đa dạng hơn đàn ông.
- Thời trang có tính ứng dụng cao
Tuy là một trong những quốc gia khởi xướng cho nhiều xu hướng thời trang trên thế giới, đa dạng về phong cách thời trang vì sự dụ nhập văn hóa của các nước và đa dạng về chủng tộc. Xong các thông số cơ thể rất khác nhau, việc phát triển các dòng quần áo cho từng nhóm khá tốn kém và khó khăn. Ngày nay, cung vượt xa cầu và mọi người đều có thể tìm thấy một thứ theo ý thích và cơ thể của mình. Vì vậy hầu hết người Mỹ đều lựa chọn các kiểu trang phục unisex bên cạnh những trang phục đặc trưng cho từng giới. Các kiểu trang phục này thường có tính ứng dụng cao, dễ dàng phối đồ với nhau.
Hầu hết người Mỹ có xu hướng chọn những trang phục có thiết kết tối giản, chất lượng tốt, màu sắc trung tính như trắng, đen, xám, xanh biển, nâu, be; kiểu dáng trang phục như quần denim hoặc kaki với các dáng ống quần khác nhau, áo blazer, áo sơ mi, thun basic, áo sweater, áo hoodie. Các kiểu trang phục này không
phải trang phục theo trend nên bền với thời gian, không phân biệt giới tính, độ tuổi và dễ kết hợp với nhau phù hợp ngay cả ở nơi làm việc. Bên cạnh đó cũng có những nhóm người thích phong cách thời trang color block, họ thường sở hữu thêm những món đồ có màu sắc khác nhau như xanh lá, đỏ, vàng, cam, xanh biển, tím. Tuy nhiên thiết kế của chúng đều rất tối giản.
- Nguồn gốc xuất xứ của chất liệu
Người Mỹ rất quan tâm tới nguồn gốc chất liệu tạo nên các trang phục. Họ khá dễ tính trong việc chọn các sảm phẩm may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt. Đặc biệt là ở khu vực Bắc Mỹ người dân có nhận thức ngày càng tăng về các đặc tính của hàng dệt làm từ sợi. Người dân Mỹ ưa thích vải sợi bông, không nhàu, rộng và có xu hướng thích các sản phẩm dệt kim hơn.
Một lưu ý đối với các công ty xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ là điều kiện tự nhiên ở quốc gia này rất đa dạng, ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen tiêu dùng hàng dệt may. Khí hậu đặc trưng của Mỹ là khí hậu ôn đới, không quá nóng về mùa hè và không quá lạnh về mùa đông. Bên cạnh đó, Mỹ còn có khí hậu nhiệt đới ở Florida và Hawaii, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vũng bờ tây sông Mississipir và vùng khí hậu khô tại bình địa Tây Nam, nhiệt độ giảm thấp vào mùa đông tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý sự khác biệt về địa lý khi sản xuất quần áo cho người dân ở đây.
Người dân Mỹ có nhu cầu chi tiêu cao cho quần áo không chỉ về số lượng và chất lượng. Điều này phù hợp với kinh tế quốc gia và thu nhập cao của họ. Tuy nhiên vẫn có những phân khúc người dân có thu nhập trung bình và thấp. Các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ mặt hàng xuất khẩu của công ty mình để phân khúc thị trường và có mức giá cả phù hợp với mức chi tiêu của người dân ở từng phân khúc.