CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
3.3. Khái quát về thị trường Mỹ và các quy định liên quan đến hàng may mặc khi vào thị trường Mỹ
3.3.1. Thị trường các sản phẩm may mặc tại Mỹ
3.3.1.2 Thị trường nhập khẩu sản phẩm may mặc chủ yếu của Mỹ
Mỹ cũng sở hữu ngành công nghiệp may mặc phát triển với quy mô lớn và hiện đại. Với nhu cầu đa dạng đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng năm Mỹ phải sản xuất và nhập khẩu một lượng hàng hóa cực lớn. Tuy nhiên, cạnh tranh từ các nước có giá nhân công rẻ đã khiến tăng trưởng sản xuất ngành may mặc Mỹ chững lại, thay vào đó Mỹ trở thành khu vực thị trường nhập khẩu lớn. Các thương
với những nhãn hiệu nổi tiếng, còn lại khoảng 40% hàng may mặc tiêu thụ ở khu vực này được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, chủ yếu theo các đơn đặt hàng.
Các nhà cung cấp nước ngoài chính cho Mỹ là Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ.
Theo OTEXA, giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2022 đạt 132,1 tỷ USD (tăng 16,13% so với cùng kỳ), trong đó giá trị nhập khẩu hàng may mặc chiếm gần 100 tỷ USD. Với 21,77% thị phần, Trung Quốc là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất cho Mỹ, theo sau là Việt Nam với 18,26% thị phần tương đương với 18,2 tỷ USD hàng may mặc. Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng cao năm 2022 nhờ nhu cầu phục hồi với các sản phẩm truyền thống như vest, sơ mi, quần jean.
Bảng 3.9: Thị trường nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu của Mỹ giai đoạn 2019 -2022
(Đơn vị: triệu USD) Quốc gia Năm
2019
Tỷ trọng
(%)
Năm 2020
Tỷ trọng
(%)
Năm 2021
Tỷ trọng
(%)
Năm 2022
Tỷ trọng
(%) Tổng 83.667,0 100 64.061,8 100 81.488,0 100 99.882,1 100 Trung
Quốc 24.908,9 29,77 15.154,0 23,66 19.595,0 24,05 21.744,1 21,77 Việt Nam 13.534,1 16,18 12.569,1 19,62 14.344,7 17,60 18.241,1 18,26 Bangladesh 5.920,8 7,08 5.228,0 8,16 7.147,1 8,77 9.730,0 9,74
Indonesia 4.396,4 5,25 3.515,0 5,49 4.146,4 5,09 5.600,4 5,61 Ấn Độ 4.057,5 4,85 3.019,8 4,71 4.190,0 5,14 5.681,9 5,69 Campuchia 2.675,2 3,20 2.823,8 4,41 3.385,9 4,16 4.346,1 4,35 Mexico 3.124,3 3,73 2.202,5 3,44 2.827,8 3,47 3.163,0 3,17 Honduras 2.790,8 3,34 1.825,2 2,85 2.649,7 3,25 3.183,1 3,19 Pakistan 1.461,3 1,75 1.400,5 2,19 2.219,6 2,72 2.746,1 2,75 Các quốc
gia khác 20.797,7 24,85 16.323,9 25,47 20.981,8 25,75 25.446,3 25,47 Nguồn : Văn phòng Dệt May (OTEXA) - Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA)
Biểu đồ 3.6 : Nguồn nhập khẩu may mặc của Mỹ từ năm 2015-2022
Nguồn: shenglufashion.com Xét theo phân khúc, năm 2022 trong số 10 nhà cung cấp hàng may mặc hàng đầu cho Hoa Kỳ, nhập khẩu từ Việt Nam và Bangladesh lần lượt tăng 27,16 % và 36,14% so với năm ngoái. Nhập khẩu từ Ấn Độ và Indonesia cũng tăng lần lượt là 35,60% và 35,06%. Ngoài ra, nhập khẩu từ Campuchia, một trong 10 nhà cung cấp hàng đầu cho Hoa Kỳ, đã ghi nhận mức tăng 28,36% so với năm trước.
Về thị trường Trung Quốc, giai đoạn 2019-2022, tỷ trọng hàng may mặc Mỹ nhập khẩu từ nhà cung cấp hàng đầu này có xu hướng giảm đều qua các năm. Đặc biệt là giảm mạnh 6,11% vào năm 2020. Lý do giảm mạnh như vậy là do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Mỹ liên tục áp đặt các mức thuế mới và ngày càng tăng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ liên tục giảm. Đồng thời sự gián đoạn thị trường sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2020 với việc Trung Quốc thực hiện chính sách Zero-Covid đã kéo tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ giảm 8% xuống còn 21,77%
Thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 của Mỹ là Việt Nam. Trong 4 năm vừa qua, trái với Trung Quốc, thì tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ với hàng may mặc của Việt Nam tăng đều. Bất chấp dịch bệnh, tỷ trọng xuất khẩu năm 2020 vẫn tăng cao nhất là 19,62%, tăng 3,44% so với năm 2019, đạt 18,26% vào năm 2022.
Mỹ có xu hướng dịch chuyển thị phần nhập khẩu sang một số nước như Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia để bù đắp cho thị phần bị giảm ở Trung Quốc do những yếu tố về kinh tế, chính trị và dịch bệnh.
Giai đoạn này, các công ty ở Mỹ cũng tận dụng đa dạng hóa nguồn cung ứng và tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia có năng lực sản xuất quy mô lớn để đáp ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi. Theo Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ (USFIA), năm 2022 hơn một nửa số thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ được khảo sát của Hoa Kỳ (53%) cho biết tìm nguồn cung ứng hàng may mặc từ hơn 10 quốc gia vào năm 2022, so với tỷ lệ chỉ 37% vào năm 2021. Tính theo giá trị, khoảng 73,5% hàng may mặc nhập khẩu của Hoa Kỳ đến từ châu Á vào năm 2022, tăng từ 72,8% vào năm 2021. Nhìn chung Châu Á vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Mỹ Trong tương lai. Điều này là một tín hiệu tích cực cho Ngành dệt may Việt Nam nhưng cũng là một thách thức lớn vì những quốc gia này đều là những đối thủ mạnh. Mỗi quốc gia đều có nhưng ưu điểm riêng trong sản xuất hàng may mặc.
Như Trung Quốc và Bangladesh có chi phí thuê nhân công thấp nên giá hàng may mặc nhập từ nước này vào Mỹ thường có giá rẻ, tay nghề công nhân ở các nước này cũng khá cao và nhiều kinh nghiệm. Nước Ấn Độ có riêng một Bộ Dệt May để chuyên phụ trách về chính sách và thị trường cho sản phẩm may mặc...Còn Việt Nam do phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài với giá thành cao để phục vụ sản xuất nên không có lợi thế cạnh tranh về giá so với các nước như Trung Quốc và Bangladesh. Vì vậy, nước ta thường tập trung vào nâng cao lợi thế về chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng các loại vải có chất lượng cao hơn và sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn như áo khoác ngoài, áo jacket, blazer chất lượng cao, áo sơ mi dệt công sở, quần tây để hướng tới phân đoạn thị trường cao cấp hơn.
Các quốc gia châu Á vẫn có những lợi thế đáng chú ý trong cả hai lĩnh vực nhờ vào chuỗi cung ứng khu vực, quy mô sản xuất và hiệu quả tích hợp cao. Do đó,
các công ty thời trang của Mỹ khó có thể giảm tiếp xúc với châu Á trong ngắn và trung hạn mặc dù có một số lo ngại về rủi ro địa chính trị đang gia tăng.