Tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường mỹ của tổng công ty may hưng yên ctcp (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

3.1. Tổng quan về Tổng Công ty May Hưng Yên

3.1.6. Tình hình tài chính của công ty

Tổng Công ty May Hưng Yên trải qua hơn 57 năm xây dựng và phát đã trở thành một thương hiệu mạnh trong Ngành Dệt may Việt Nam. Tính đến thời điểm 30/1/2023, Vốn điều lệ của HUGACO là 195.113.890.000 đồng .

Bảng 3.2: Tình hình tài chính của Tổng Công ty May Hưng Yên giai đoạn 2019– 2022

(Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

TỔNG TÀI

SẢN 603.376.088.622 554.126.718.921 604.859.167.476 651.702.794.284 A. Tài sản ngắn

hạn 437.996.970.581 388.932.424.634 421.880.964.118 417.471.874.496 I. Tiền và các

khoản tương đương

18.316.966.489 16.577.542.445 26.673.753.413 22.458.127.181

II. Đầu tư tài

chính ngắn hạn 292. 900.000.000 246.383.251.238 226.887.679.549 217.748.802.316 III. Các khoản

phải thu ngắn hạn

76.712.736.603 57.026.130.418 99.603.849.921 104.379.178.973

IV. . Hàng tồn

kho 40.986.287.246 64.106.099.421 62.713.432.106 67.173.380.133 V. Tài sản ngắn

hạn khác 9.050.980.243 4.839.401.112 6.002.249.129 5.712.385.893 B. Tài sản dài

hạn 165.409.118.041 165.194.294.287 182.978.203.358 234.230.919.788

I. Tài sản cố định 77.934.757.663 88.000.780.604 90.255.726.500 87.682.042.652 II. Tài sản dài

hạn khác 7.944.900.228 5.156.235.381 8.070.076.858 8.993.143.803 TỔNG

NGUỒN VỐN 603.376.088.622 554.126.718.921 604.859.167.476 651.702.794.284 C. Nợ phải trả 277.590.863.444 283.693.033.193 317.880.486.453 342.874.597.171 I. Nợ ngắn hạn 277.590.863.444 283.693.033.193 317.880.486.453 342.874.597.171

II. Nợ dài hạn - - - -

D. Vốn chủ sở

hữu 325.785.225.178 270.433.685.728 286.978.681.023 308.828.197.113

Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng Công ty May Hưng Yên năm 2019 -2022 Theo bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2019-2022, tổng tài sản của công ty có sự biến động. Năm 2020 là 554.126.718.921 VNĐ, giảm 8,2% so với năm 2019. Năm 2021, tổng tài sản là 604.859.167.476 VNĐ tăng 9,2% so với năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 chuỗi cung ứng dêt may toàn cầu bị đứt gãy và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm mạnh, giá gia công giảm mạnh, đã xảy ra tình trạng hủy đơn hàng, giảm sản lượng và chậm thanh toán. Do đó, tỷ lệ hàng tồn kho năm 2020 cao hơn so với năm 2019 tăng 56,4%. Lượng hàng tồn kho chưa được cải thiện, đồng thời doanh nghiệp phải đầu tư thêm vào trang thiết bị mới để chuyển đổi sản xuất dòng sản phẩm không phải là mặt hàng truyền thống của công ty nhằm đảm bảo đủ việc làm cho người lao động. Điều này dẫn tới tổng tài sản của công ty năm 2020 cũng giảm so với 2019. Sau 2 năm chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, tình hình tài chính của công ty cũng dần khôi phục lại vào năm 2022, tổng tài sản đạt 651.702.794.284 VNĐ tăng 7,7% so với năm 2021.

Về nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công ty có giảm nhẹ, với năm 2019 là 54%, năm 2020 là 48,8%, năm 2021 là 47,44% và năm 2022 là 47,39%. Năm 2021, nợ phải trả nhiều hơn 12,1% so với năm 2019, năm 2022 nhiều hơn 2021 là 7,9 %. Và nợ phải trả tăng chứng tỏ nhu cầu nhập nguyên vật liệu của công ty tăng lên, thể hiện sự tăng trưởng của các đơn hàng so

với năm trước đó. Năm 2021-2022, nhờ các chính sách kiểm soát dịch bệnh của nhà nước, hoạt động sản xuất của công ty cũng dần ổn định hơn.

Bảng 3.3: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của TCT May Hưng Yên giai đoạn 2019 – 2022

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Hệ số thanh toán ngắn hạn

= Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 1.58 1.37 1.33 1.22

Hệ số thanh toán nhanh

= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn

kho)/Nợ ngắn hạn 1.43 1.14 1.13 1.02

Hệ số thanh toán tổng quát

= Tổng tài sản/Nợ phải trả 2.17 1.95 1.9 1.9

Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng Công ty May Hưng Yên 2019-2022 Hệ số khả năng năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp khi đến hạn. Thông qua số liệu trên, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tuy có biến động giữa các năm nhưng đều đạt lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tính thanh khoản ở mức cao, công ty đang không gặp vấn đề gì về tài chính, công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh là chi tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một công ty mà không cần bán hàng tồn kho hoặc có thêm nguồn tài chính. Ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2020 là 1,14 và năm 2021 là 1,13. Đây không phải con số cao so với năm 2019 là 1,43 nhưng cả 3 năm đều lớn hơn 1, cho thấy công ty vẫn đủ khả năng thanh toán ngay khoản nợ ngắn hạn và không gặp vấn đề về tài chính.

Hệ số thanh toán tổng quát là chỉ tiêu cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trả nợ được các khoản nợ phải trả khi tới hạn không. Xét thấy năm 2020-2022 hệ số thanh toán tổng quát của công ty đều nằm trong mức trung bình cao (1<Htq<2), 1 đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 1,9 -1,95 đồng tài sản. Điều này cho thấy tình trạng tài chính của công ty tốt, công

ty đang hoạt động rất hiệu quả, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều được đảm bảo trong khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường mỹ của tổng công ty may hưng yên ctcp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)