Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường mỹ của tổng công ty may hưng yên ctcp (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN

4.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước

4.3.1. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành may mặc

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu chủ yếu ở giai đoạn gia công (chiếm 65% thị phần). Đây cũng là nguyên nhân khiến cho dù kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị thu về của ngành chưa tương xứng. Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành may mặc xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 30%, điều này gây áp lực cạnh tranh về giá sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam so Trung Quốc, giá sản phẩm thường cao hơn 20% - 30% đối với sản phẩm cùng loại. Mặt khác, việc chưa chủ động được nguyên liệu là một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ, tận dụng ưu đãi về thuế từ các hiệp định thương mại tự do của ngành chưa thực sự cao. Trong dài hạn, để ngành may mặc có thể phát triển hiệu quả và bền vững Nhà nước cần:

Có chiến lược và quy hoạch cụ thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như các vùng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may trong nước.

Ngành dệt may cần kết hợp với ngành nông nghiệp để phát triển các vùng trồng bông, tăng diện tích trồng bông ở Tây Nguyên và mở rộng ra các vùng khác. Bên cạnh đó, việc mời các chuyên gia kỹ thuật giỏi ở các nước phát triển khác. Bên cạnh đó, việc mời các chuyên gia kỹ thuật giỏi ở các nước phát triển ngành trồng bông trên thế giới như Mỹ, Úc về tư vấn, giám sát về kỹ thuật trồng bông để tạo ra bông có chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn để sản xuất hàng may xuất khẩu, cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trồng trọt là hết sức cần thiết.

Cần xây dựng liên kết chuỗi của ngành công nghiệp dệt may trong khu vực, đặc biệt là liên kết chuỗi với các nước trong khối cộng đồng những hiệp định

thương mại mà nước ta mới ký với các nước; liên kết chuỗi nội khối trong Việt Nam và nội khối các nước ASEAN... là vấn đề quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững.

4.3.2. Hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn

Đối với các công ty không có quy mô quá lớn mạnh như Tổng Công ty May Hưng Yên, nguồn lực tài chính sẽ gặp phải nhiều hạn chế khi muốn nâng cấp dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị những chuyển đổi công nghệ, do cần một khoản đầu tư không nhỏ. Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn được dễ dàng và được ưu đãi thông qua: Phát triển hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế để tạo nguồn cung vốn phong phủ; đơn giản hóa các điều kiện trong thủ tục vay vốn để công ty dễ dàng huy động vốn hơn, cung cấp mức lãi suất cho vay hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm thiểu áp lực về chi phí lãi vay, thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua thu hút đầu tư trực tiếp và gián thế cho ngành may mặc,...

Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cũng cần phải căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp với mức tín dụng cho phép để vay, không nên quá câu nệ vào lượng vốn pháp định của doanh nghiệp khi đi vay.

4.3.3. Chính sách ưu đãi về thuế và hành lang pháp lý tuận lợi

Chính sách thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu: Nhà nước nên cải cách, điều chỉnh chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập, đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nền kinh tế được đảm bảo đồng bộ hợp lý, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên đề ra thêm những ưu đãi về thuế sử dụng đất đai về việc mở rộng nhà máy, cơ sở sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Nhà nước cần giảm bớt các thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kê khai hải quan và khâu kiểm tra sau thông quan. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hải quan. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt cải cách thể chế, ban hành các văn bản pháp luật đồng bộ, thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu phù hợp với các cam kết của hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản

4.3.4. Hỗ trợ doanh nghiệp công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm

Để giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thúc đẩy xuất khẩu thì nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động tìm kiếm thông tin thị trường, xúc tiến thương mại vì đây là hoạt động đem lại hiệu quả cao nhưng lại đòi hỏi chi phí lớn, vì thế, vai trò của nhà nước và các bộ ngành có liên quan như Bộ Công thương là rất quan trọng. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp theo các hướng sau:

Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Thông qua các cơ quan đại diện tại Mỹ như Đại sứ quán, Nhà nước hỗ trợ các thông tin thị trường cũng như tìm kiếm bạn hàng, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài cho doanh nghiệp. Các cơ quan này cần cung cấp kịp thời những biến động nền kinh tế khu vực và biến đổi của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng,..

Tổ chức nhiều hơn nữa các hội chợ triển lãm và mời khách hàng nước ngoài đến tham dự. Đây chính là cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể quảng cáo thế mạnh của mình đến các thương nhân nước ngoài, mở ra những mối hợp tác mới. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội đưa hàng đi dự các hội trợ triển lãm trên thị trường nước ngoài. Tại đây, doanh nghiệp có thể giới thiệu, chào hàng và thăm dò phản hồi của khách hàng, giúp khách hàng có cái nhìn khái quát về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Khi khách hàng có nhu cầu, có thể liên lạc với doanh nghiệp để đàm phán hợp đồng.

4.3.5. Ứng dụng khoa học, công nghệ cho ngành dệt may

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo ra dịch vụ chi phí thấp. Những ứng dụng liên quan công nghệ 4.0 như big data, công nghệ sản xuất in 3D, trí tuệ nhân tạo thông qua việc xác định các công việc trên dây chuyền sản xuất, tự động hóa trong cắt, may, tiết giảm nguồn nguyên vật liệu một cách tối ưu nhất, cung cấp các giải pháp giúp giảm thiểu lượng vải thừa, tiết kiệm năng lượng… Từ đây cũng dự báo nguy cơ mất việc làm cao đối với một số ngành sử dụng nhiều lao động đơn giản như dệt may. Thêm vào đó, trước những thách thức và áp lực cạnh tranh từ các quốc gia xuất khẩu hàng may

mặc hàng đầu như Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam... các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đặt ra yêu cầu nâng cấp kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nằm mang lại hiệu quả kinh tế.

Thực tế khảo sát có trên 70% doanh nghiệp trong ngành Dệt May Việt Nam có quy mô nhỏ và trung bình, nên sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới. Chỉ có 30% doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp lớn trong nước đã ứng dụng tự động hóa theo từng công đoạn sản xuất, trong đó dưới 5% có kế hoạch triển khai công nghệ tự động hóa kết nối. Hơn nữa một trong những thách thức với doanh nghiệp trong ngành là khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ số có yếu kém, chưa được đào tạo bài bản. Do vậy, Nhà nước cần xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực trình độ cao có khả năng thích ứng với chuyển đổi số, đáp ứng được yêu cầu làm việc.

Nhà nước, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cập công nghệ máy móc tiên tiến bằng cách đầu tư vào một số doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. Bộ Công thương có kết hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam tổ chức các buổi tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty để phát triển năng lực sử dụng công nghệ của người lao động.

Ngoài ra, Nhà nước có thể ban hành các chính sách để thúc đẩy các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo Ngành Dệt may, thiết kế sản phẩm ứng dụng công nghệ mới vào thực hành giảng dạy, giúp sinh viên sớm tiếp cần được với các thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao chất lương lao động trẻ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường mỹ của tổng công ty may hưng yên ctcp (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)