CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY NGANG HÀNG
1.6. Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động cho vay ngang hàng trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.2. Lịch sử ra đời và phát triển của cho vay ngang hàng tại Việt Nam
Theo thống kê, tổng số đơn vay trên hệ thống cũng như tổng số tiền giải ngân cho đến thời điểm hiện nay (tháng 5/2022) của các công ty CVNH tại Việt Nam là khá lớn. Chỉ riêng tại sàn Tima, tổng tiền giải ngân đến 11/05/2022 đã là 108,847,253,666,666 tỷ đồng.
Bảng 1. Thống kê giao dịch qua sàn Tima
Nội dung Số lượng
Tổng đơn vay trên hệ thống (đơn) 17,490,101 Tổng đơn đã được tư vấn (đơn) 7,995,387
Tổng tiền giải ngân (tỷ đồng) 108,847,253,666,666 Số người đăng ký vay ( người) 9,573,389
Nguồn: tima.vn, tổng hợp lúc 9h ngày 11 tháng 5 năm 2022 Mặc dù Việt Nam còn là một thị trường CVNH non trẻ, nhưng thị trường nước ta có triển vọng lớn để phát triển hoạt động CVNH trong tương lai. Việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng còn có nhiều khó khăn là một trong các nguyên nhân khiến nhiều khách hàng tìm đến các sản phẩm trực tuyến không thông qua ngân hàng hoặc các tổ
chức tài chính trung gian khác. Theo thống kê của World Bank năm 2014, Việt Nam vẫn là một trong 25 quốc gia có 75% dân số không được tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2016 về Phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế cũng đã đưa ra những chỉ tiêu cần phải đạt được đến năm 2020, tuy nhiên đến cuối năm 2018 tình hình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:
Bảng 2. Mục tiêu phát triển tài chính toàn diện đến năm 2020 và thực hiện từ năm 2018.
Mục tiêu đến năm 2020 Thực hiện đến năm 2018 70% dân số trưởng thành có tài khoản
thanh toán tại hệ thống ngân hàng.
31% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng.
20 chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng thương mại trên 100.000 dân số trưởng thành.
3.92 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 dân số trưởng thành.
40 máy ATM trên 100.000 dân số trưởng thành.
25.41 máy ATM trên 100.000 dân số trưởng thành.
30 máy ATM. 18.587 máy ATM.
300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS. 243.123 thiết bị chấp nhận thẻ POS.
Nguồn: Tổng hợp từ World Bank data và NHNN Việt Nam Mặc dù có sự phát triển của các hình thức giao dịch hiện đại thông qua internet banking, mobile banking, một số nghiên cứu vẫn cho thấy số lượng các điểm giao dịch của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng chính thức. Bảng 3 cho thấy so với một số quốc gia trong khu vực, địa điểm giao dịch (số lượng chi nhánh ngân hàng tính trên 100.000 người trưởng thành) để người dân Việt Nam làm các thủ tục trực tiếp khi muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, mức độ bao phủ về mặt địa lý của Việt Nam
hiện cũng có sự gia tăng khá chậm. Trước năm 2014, số lượng chi nhánh ngân hàng xét về mặt địa lý có sự gia tăng (đạt 8,2 chi nhánh trên mỗi 1000km2 năm 2014), đến 2020 đạt 9,66 chi nhánh trên mỗi 1000 km2 (Bảng 4). Việc chú trọng về công nghệ và tập trung phát triển các giao dịch điện tử là hết sức cần thiết, không chỉ với các NHTM mà còn với các đơn vị sử dụng các nền tảng khác.
Bảng 3. Số lượng chi nhánh ngân hàng tính trên 100.000 người trưởng thành
Quốc gia 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Indonesia 16.90 17.70 17.92 17.75 17.39 16.89
Việt Nam 3.09 3.62 3.80 3.72 3.80 3.41
Malaysia 11.10 10.86 10.66 10.51 10.26 10.06
Singapore 9.77 9.44 9.32 9.26 8.98 8.49
Thái Lan 11.69 12.10 12.53 12.54 12.38 11.88 Nguồn:World Bank data Bảng 4. Mức độ bao phủ chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam qua các năm
Tại Việt Nam, một quốc gia được xem là có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng với khoảng 96 triệu dân, có tới 60% nằm trong độ tuổi lao động. Giá trị của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ước tính đạt 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019 theo
báo cáo của Stoxplus. Tuy nhiên, 79% người dân khó hoặc không tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức theo thống kê của Ngân hàng thế giới, ngân hàng cũng chưa có hoặc gặp khó khăn trong việc hỗ trợ các dịch vụ tài chính vi mô (micro finance) vì chi phí vận hành lớn, không có đủ mạng lưới hoặc nguồn lực con người.
Thói quen sử dụng tiền mặt và vay mượn các khoản nhỏ cho tiêu dùng ở Việt Nam khá phổ biến, thủ tục đơn giản (đôi khi chỉ cam kết miệng) là cơ hội để hình thức cho vay ngang hàng phát triển. Hơn nữa, những người cần những khoản vốn nhỏ, có thể có tiền một cách nhanh chóng, rất dễ bị bủa vây bởi hoạt động cho vay nặng lãi với những thực tiễn đòi nợ thô bạo, trong khi nguồn tiền nhàn rỗi của người dân trong xã hội vẫn chưa được tận dụng tốt để mang lại những lợi ích to lớn hơn.
Mặc dù mới xuất hiện tại Việt Nam và vẫn có những bất cập nhất định, cho vay ngang hàng vẫn được coi là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên kinh tế số, là nhu cầu công nghệ hóa các hoạt động nhằm kết nối các nguồn vốn trong nền kinh tế. Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều chủ trương và chỉ đạo của Quốc Hội, Chính phủ dành cho hoạt động công nghệ tài chính nói chung và dành cho hoạt động cho vay ngang hàng nói riêng. NHNN cũng đã đề xuất thực hiện thí điểm và đưa hoạt động này thành ngành kinh doanh có điều kiện. Những động thái quản lý mới nhất này đã mở ra cơ hội cho hoạt động cho vay ngang hàng phát triển lành mạnh và bền vững nhằm kết nối được nguồn vốn từ công chúng bên cạnh các kênh NHTM và thị trường chứng khoán.
Theo Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia tổng hợp, xu thế phát triển cho vay ngang hàng tại Việt Nam được đánh giá là rất nhanh với lý do chính là: (i) dân số 96 triệu người với phần đông trong độ tuổi lao động, thu nhập đang tăng khá nhanh và người dân thích dùng công nghệ tiên tiến; (ii) khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng còn ở mức khiêm tốn so với khu vực (theo Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam mới chỉ có khoảng 40% người lớn có tài khoản ngân hàng so với tỷ lệ 80% của Trung Quốc hay 74% tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương); (iii) công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng (Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, 2018).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cho vay ngang hàng là hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tài chính kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua các trung gian tài chính. Cho vay ngang hàng là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế số, bên cạnh nhiều lợi thế mà mô hình P2P Lending mang lại thì mô hình này cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn cho các bên tham gia nếu hoạt động này không được quản lý, vận hành tốt.
CVNH chỉ mới xuất hiện và phát triển tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia dự báo rằng, Việt Nam là một thị trường triển vọng để phát triển CVNH do việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng còn chưa phổ biến với một số đối tượng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thói quen ưa thích sử dụng công nghệ của người dân.
Như vậy, chương 1 của Khóa luận đã đề cập khái quát về hoạt động cho vay ngang hàng (khái niệm, đặc điểm, phân loại, quy trình giao dịch, lợi ích và rủi ro và tìm hiểu về lịch sử ra đời của hoạt động P2P Lending trên thế giới cũng như tại Việt Nam).