Một số kiến nghị cụ thể trong việc xây dựng pháp luật về cho vay ngang hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về cho vay ngang hàng (Trang 73 - 81)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY NGANG HÀNG

3.3. Một số kiến nghị trong việc xây dựng pháp luật về cho vay ngang hàng

3.3.2. Một số kiến nghị cụ thể trong việc xây dựng pháp luật về cho vay ngang hàng

Thứ nhất, cần có quan điểm, chính sách mở, khuyến khích đổi mới sáng tạo một cách đồng bộ, không nên áp đặt cơ chế cũ sang cho cơ chế mới.

Thứ hai, cần nghiên cứu chuyên sâu hơn về hệ thống tài chính của quốc gia trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, hành vi người tiêu dùng bị chi phối mạnh từ nhóm dân số trẻ và hội nhập về kinh tế diễn ra sâu rộng.

3.3.2. Một số kiến nghị cụ thể trong việc xây dựng pháp luật về cho vay ngang hàng

Thứ nhất, kiến nghị đối với Chính phủ:

Cần đưa ra những định hướng chỉ đạo các cơ quan Bộ, ban, ngành cùng phối hợp để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm an ninh mạng.

Đưa ra các chính sách thuế ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức thực hiện đầu tư vào hoạt động P2P Lending. Vừa nhận được số lợi nhuận từ việc đầu tư, kết hợp với việc

được hưởng những mức thuế ưu đãi sẽ thúc đẩy công chúng tham gia vào hoạt động CVNH, từ đó giúp phát triển thị trường này cả về chất lượng lẫn số lượng.

Chỉ đạo việc đẩy mạnh giáo dục, truyền thông kiến thức về CVNH để dân chúng nhận biết được bản chất, những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của hoạt động CVNH.

Sớm ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong hoạt động ngân hàng, trên cơ sở đó triển khai thí điểm sandbox đối với các công ty CVNH sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ hai, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

Cần đẩy nhanh việc phối hợp, xin ý kiến các Bộ, ban, ngành liên quan trong việc xây dựng Nghị định Quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng trình Chính phủ.

Chỉ đạo Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia thành lập cổng kết nối riêng dành cho các công ty CVNH nhằm tạo ra hệ thống dữ liệu để các công ty có thể truy cập, phục vụ quá trình chấm điểm tín dụng khách hàng. Trước mắt, xem xét cho phép một số công ty CVNH có đủ điều kiện được kết nối thử nghiệm trước, đảm bảo khi Chính phủ và NHNN ban hành cơ chế quản lý có thử nghiệm là thực hiện được ngay.

Tiếp tục triển khai việc thực hiện các chủ trương trong Chỉ thị số 02/CT – NHNN ngày 13/01/2022 về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Thứ ba, kiến nghị đối với Bộ Thông tin và truyền thông:

Để thúc đẩy sự mở rộng, phát triển mô hình kinh tế chia sẻ thì Bộ cần sớm xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia dành cho các công ty CVNH và ban hành quy định pháp luật dành cho hoạt động chia sẻ dữ liệu thông tin.

Thứ tư, kiến nghị đối với các Công ty P2P Lending:

Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành (Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Doanh nghiệp

năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 ,…).

Thúc đẩy hợp tác với các ngân hàng để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0, mang lại nhiều tiện ích hơn nữa cho khách hàng sử dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đề cập đến ba vấn đề chính, thứ nhất là những định hướng cơ bản trong việc xây dựng pháp luật về cho vay ngang hàng tại Việt Nam; thứ hai là một số giải pháp trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng ở Việt Nam và cuối cùng là một số kiến nghị trong việc xây dựng pháp luật về cho vay ngang hàng. Từ những đánh giá về thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về cho vay ngang hàng trong nước và tham khảo những quy định quản lý P2P Lending của hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới trong chương 2 làm cơ sở để đề xuất giải pháp xây dựng khuôn khổ pháp luật về CVNH ở Việt Nam, đó là phải nhanh chóng ban hành khuôn khổ pháp lý riêng dành cho lĩnh vực đặc thù P2P Lending. Cuối cùng, khóa luận đề xuất một số kiến nghị trong xây dựng pháp luật về CVNH.

PHẦN KẾT LUẬN

Cho vay ngang hàng (P2P lending) bản chất là hình thức vay ngang hàng sử dụng nền tảng công nghệ để kết nối nhà đầu tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay, không thông qua trung gian tài chính truyền thống. Hoạt động này xuất hiện và phát triển mạnh mẽ tại một số thị trường Anh, Mỹ, sau đó đã lan rộng ra các nước, khu vực trên thế giới như tại châu Á, tại các thị trường Singapore,Trung Quốc,… và trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, P2P Lending mang lại nhiều lợi ích cho người cho vay, người đi vay và thị trường, nó có những thủ tục cho vay đơn giản với lãi suất phù hợp với các bên tham gia giao dịch. P2P Lending giúp cho thị trường có thêm kênh dẫn và tiếp cận vốn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển; đồng thời thúc đẩy cạnh tranh, “đổi mới sáng tạo” trong thời đại công nghệ 4.0 và phân bổ vốn hiệu quả theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, do chưa có hành lang pháp lý cụ thể nên khi về Việt Nam mô hình này đã có dấu hiện biến tướng để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc làm cần thiết trong bối cảnh này là phải nhanh chóng tiến hành xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cho vay ngang hàng để phát huy những lợi ích của một sản phẩm ứng dụng thành quả CMCN 4.0, giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, khóa luận đã giải quyết được mục đích đề ra ban đầu đó là tiến hành nghiên cứu các vấn đề lý luận, tập trung và đi sâu phân tích, chỉ ra những thực trạng quy định pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật về cho vay ngang hàng. Sau đó, đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị trong xây dựng pháp luật về cho vay ngang hàng tại Việt Nam.

Mong rằng với những đóng góp, tìm hiểu, nghiên cứu trong khóa luận có thể giúp hoàn thiện hơn về pháp luật, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong lĩnh vực vô cùng mới mẻ P2P Lending. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu để hoàn thành tốt nhất bài luận nhưng ắt hẳn sẽ còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp và phản hồi từ quý thầy cô để hoàn thiện tốt hơn về vấn đề nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2019), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban hành ngày 6 tháng 9 năm 2019.

2. Chính Phủ (2021), Nghị quyết về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành ngày 6 tháng 9 năm 2021.

3. Chính Phủ (2020), Nghị quyết Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban hành ngày 17 tháng 4 năm 2020.

4. Chính Phủ (2020), Dự thảo Dự thảo Nghị định Quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành năm 2020.

5. Cho vay ngang hàng (2022), Wikipedia, truy cập lần cuối ngày 6 tháng 2 năm 2022, từ < https://vi.wikipedia.org/wiki/Cho_vay_ngang_h%C3%A0ng>.

6. Cấn Văn Lực & cộng sự (2022), Cho vay ngang hàng - Phương thức tiếp cận vốn mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai, truy cập lần cuối ngày 15 tháng 4 năm 2022, từ <https://tapchinganhang.gov.vn/cho-vay-ngang-hang- phuong-thuc-tiep-can-von-moi-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-trong-tuong- lai.htm>.

7. Hoàng Châu (2021), Nhiều công ty tạo ra các app vay tiền khác nhau để “bẫy”

con nợ, truy cập lần cuối ngày 19 tháng 11 năm 2021, từ <https://cand.com.vn/tai- chinh-40/nhieu-cong-ty-tao-ra-cac-app-vay-tien-khac-nhau-de-bay-con-no- i635402/>.

8. Hà An (2019), Cho vay ngang hàng biến tướng thành “tín dụng đen”, truy cập lần cuối ngày 23 tháng 12 năm 2019, từ <https://cand.com.vn/Lan-theo-dau-vet- toi-pham/Cho-vay-ngang-hang-bien-tuong-thanh-tin-dung-den-i548243/>.

9. Julia Kagan (2020), Peer-to-Peer (P2P) Lending, retrieved on May 11th 2020, from < https://www.investopedia.com/terms/p/peer-to-peer-lending.asp>.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2019), Công văn 5228/NHNN-CSTT 2019 về hoạt động cho vay ngang hàng, ban hành ngày 8 tháng 7 năm 2019.

11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2020), Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành năm 2020.

12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2020), Tờ trình Đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong hoạt động ngân hàng, ban hành năm 2020.

13. Nguyễn Mạnh Hùng và Tạ Hồng Nhung (2020), “Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam”, Tạp chí công thương, truy cập lần cuối ngày 24 tháng 11 năm 2020, từ < https://amp.tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang- hoat-dong-cho-vay-ngang-hang-tai-viet-nam-76652.htm>.

14. PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh, PGS. TS Trần Hùng Sơn, TS Lê Quang Tú, ThS Nguyễn Thị Diễm Hiền, TS Nguyễn Vĩnh Khương. TS Nguyễn Thanh Liêm, ThS Huỳnh Thị Ngọc Lý, ThS Hoàng Trung Nghĩa, ThS Tô Thị Thanh Trúc và ThS Nguyễn Thị Hồng Vân, (2021), Khung pháp lý phát triển Công nghệ Tài chính - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

15. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.

16. Quốc hội (2020), Luật Đầu tư 2020, số 61/2020/QH14, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020.

17. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020.

18. Quốc Hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2017.

19. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.

20. Quốc Hội (2018), Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2018.

21. Thủ tướng Chính Phủ (2018), Quyết định ban hành Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, ban hành ngày 6 tháng 7 năm 2018.

22. Thủ tướng Chính Phủ (2017), Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2017.

23. Thủ tướng Chính Phủ (2019), Quyết định Phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, ban hành ngày 12 tháng 8 năm 2019.

24. Thanh Xuân (2021), “Lãi suất cho vay ngoài, vay qua mạng 'cắt cổ' người dùng”, Thanh niên, truy cập lần cuối ngày 15 tháng 11 năm 2021, từ

<https://thanhnien.vn/lai-suat-cho-vay-ngoai-vay-qua-mang-cat-co-nguoi-dung- post1401370.html>.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cho vay ngang hàng (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)