Tác động của hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 21 - 26)

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

1.2.1. Tác động của hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế

Thứ nhất, tham gia các FTA giúp các quốc gia thành viên FTA tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại giữa các nền kinh tế

Điển hình với những cam kết toàn diện ở mức cao nhất trong số các FTA trước đây của Việt Nam như CPTPP và EVFTA đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của hoạt động thương mại Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào Canada và Mexio là thị trường mới trong Hiệp định CPTPP. Đó là ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực Việt Nam xuất khẩu vảo thị trường 2 nước Canada và Mexico đã đạt mức tăng trưởng cao, cụ thể đạt tới mức 10 tỷ USD điều này đã vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2019. Hơn nữa, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt hơn 500 tỷ USD do đó năm 2019 tiếp tục là năm thứ 4 liên tiếp có xuất siêu kể từ năm 2016. Theo tổng cục thống kê: “Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2020 ước tính đạt 26,7 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 10 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019”. Nhờ có các hiệp định này, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế. Hàng Việt đã vững bước tiến sâu hơn vào các thị trường mà Việt Nam có FTA, dần khẳng định vị thế của mình. Dù nền kinh tế thế giới bị chững lại do đại dịch toàn cầu Covid 19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương nhờ tham gia các hiệp định phi thuế quan có chọn lọc và tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Đây là bước đà quan trọng cho mục tiêu xuất khẩu và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang các các nước liên quan

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, sự có mặt của hàng Việt Nam trên các thị trường này đã tăng vọt và dẫn giữ được mức ổn định sau thời điểm các FTA được thực thi. Với các mức cắt giảm thuế quan về còn 0%, hàng Việt có cơ hội tăng cạnh tranh về giá, thương hiệu Việt đang dần được biết đến rộng khắp đối với các nước trong khu vực mà còn lan rộng ra ngoài khu vực - các quốc gia thành viên của FTA. Theo bộ

12

công thương,“ năm 2019 là năm đầu tiên CPTPP được thực hiện, tại các thị trường mới như Canada và Mexico tuy chưa đàm phát ký kết FTA song phương nhưng cũng mang lại kim ngạch xuất khẩu cao và vượt cả chỉ tiêu đề ra. Cụ thể số liệu tăng trưởng là:

Mexico tăng gần 24% và Canada với phần trăm đáng kể là tăng khoảng 33%. Điều này cho thấy, việc tham gia các Hiệp định tự do không chỉ giúp chúng ta nhận được những ưu đãi về thuế quan mà còn giúp nâng cao vị thế, uy tín của kinh tế Việt Nam trên toàn cầu. Năm 2019, không chỉ mở rộng tăng trưởng ở các thị trường mới mà còn có mức tăng trưởng tốt đối với thị trường Nhật Bản (đối tác có quan hệ lâu năm với Việt Nam) cụ thể đã tăng 9,9% so với năm 2018. Nhờ việc tham gia ký kết hiệp định CPTPP, các mặt hàng như thủy sản, linh kiện điện tử, dệt may, máy móc thiết bị, phụ tùng, đồ gỗ, điện thoại di động,... từ Việt Nam cập bến Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh. Bởi Nhật Bản đã cam kết xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu cho hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản của nước ta.“Cụ thể, theo điều khoản trong CPTPP: “86% các dòng thuế được chính phủ Nhật cam kết xóa bỏ, đồng nghĩa với 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% và tiếp đến là gần 90%

số dòng thuế sẽ được xóa bỏ sau 5 năm”. Nhờ đó, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu có quy mô bao phủ lớn hơn và dần tìm được chỗ đứng trên thị trường nước bạn.

Thứ ba, tham gia các FTA sẽ tác động tới việc thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều hướng tích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị

Không chỉ đối với những sản phẩm thô hay nông sản và nguyên liệu chưa qua chế biến, VN đã xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng, công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông sản chế biến với hàm lượng giá trị khá cao và chưa có dấu hiệu giảm. Nếu như trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và nông sản như gạo, cà phê, dầu thô,... thì trong một vài năm gần đây, các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, linh kiện điện tử bắt đầu được đẩy mạnh xuất khẩu. Từ đó làm cho cơ cấu các ngành sản xuất trong nước dịch chuyển bước đầu do sự thay đổi cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan: “10 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam ở mức 428,63 tỷ USD, tăng 31,7 tỷ tương ứng với 8% so với cùng kỳ năm 2018. Một số nhóm hàng xuất khẩu lớn trong năm 2019 phải kể đến: điện thoại, máy vi tính, hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, gỗ, phương tiện vận tải, hàng thủy sản, sắt thép và xơ sợi dệt các loại”. Trong

13

đó, ngoài thủy sản và sắt thép có giá trị xuất khẩu thấp hơn thì 8 nhóm hàng còn lại đều đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Đứng đầu là điện thoại với tổng giá trị xuất khẩu 44,03 tỷ USD, dệt may và giày dép cũng là hai ngành đạt kim ngạch xuất khẩu cao (trên 14 tỷ USD). Đối với các khu vực FTA có yêu cầu cao đầu vào nhập khẩu đối với hàng hóa như các quốc gia thành viên EU, Mỹ,... chất lượng hàng hóa phải đạt chuẩn, điều này cũng giúp thúc đẩy cải tiến dây chuyền máy móc và quy trình sản xuất ở nước ta hiện nay.

Thứ tư, tham gia FTA sẽ mở rộng nguồn vốn FDI, thu hút các khoản đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia

Bằng các hiệp định FTA, các quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức,... được chính phủ khuyến khích đầu tư vào Việt Nam giúp tăng trưởng kinh tế lâu dài. EVFTA sẽ thu hút không chỉ các nhà đầu tư lớn từ EU mà còn từ các thị trường tiềm năng khác vào Việt Nam. Cho đến hiện tại, một số ngành kinh tế trọng điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư EU là các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm, xây dựng và một số ngành dịch vụ. Các FTA đều đưa ra các cam kết về sự công bằng khi đối xử với nhà đầu tư nước sở tại và nhà đầu tư ngoại quốc trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, triển khai, vận hành, kinh doanh. Đây là một điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi có thể tiếp cận thị trường Việt nhanh và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do cũng có các quy định, cam kết về phát triển bền vững, thay thế các công nghệ lạc hậu bằng các công nghệ mới sử dụng nguồn năng lượng sạch ít gây hại đến môi trường. Những xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và lợi ích bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ năm, tham gia FTA sẽ cải thiện năng lực cạnh tranh cho hàng hóa trong nước và xuất khẩu

Thực hiện tốt hoạt động xúc tiến xuất khẩu và tận dụng tốt các FTA để mở rộng thị trường, nhất là các thị trường có tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa đã khuyến khích sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đến nay, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chứng kiến 4 mốc son "trăm tỷ USD", đó là năm 2007, 2011, 2015 và 2019. Theo Tổng cục Hải quan: “Trong 20 năm gần đây, (giai đoạn 2000-2019) tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt tới

14

3.995 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến năm 2019, ghi nhận kim ngạch đạt 2.106 tỷ USD đồng thời cao hơn xuất nhập khẩu của cả 15 năm về trước cộng lại (giai đoạn 2000-2014)”.Trong năm 2018, Việt Nam đánh dấu bước phát triển đột phá, đứng thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu hàng hóa trên thị trường quốc tế. Với kết quả đáng chú ý này, nước ta liên tiếp nằm trong 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên toàn thế giới. Còn đối với nội khối ASEAN, Việt Nam giữ vị trí thứ ba về xuất nhập khẩu, dẫn đầu là Singapore và Thái Lan. Đối với sản xuất trong nước, tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Từ đó, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào hơn, hàng hóa sẽ đa dạng và cạnh tranh hơn. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ khiến nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước khác, điển hình là các nước EU vào Việt Nam dễ dàng hơn và gia tăng đáng kể do giảm giá thành nhập khẩu, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, tác động tích cực đến sản xuất trong nước.

b. Tác động tiêu cực

Thứ nhất, xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các thành viên tham gia ký kết FTA về mức thấp như vậy sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu tràn lan trong nước

Với lợi thế về công nghệ và dây chuyền sản xuất, hàng hóa các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, ... hàng hóa dễ được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam, có thể sẽ chiếm mất thị phần hàng nội địa, do đó việc cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn.Trong kỳ 1 tháng 11/2020 (từ ngày 1/11 đến 15/11) đã có công bố báo cáo thống kê về tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa từ Tổng cục Hải quan Việt Nam. Theo đó, trong nửa đầu tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 63 triệu USD.Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Công Thương năm 2020; giai đoạn 5 năm 2016-2020; kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch 2021 cho biết, đã có sự tăng trưởng nhập khẩu trung bình của cả nước giai đoạn 2016-2019 đạt 11,2%/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 ở mức 206 tỷ USD, chỉ tăng khoảng 2,6% so với năm 2019. Nhìn chung giai đoạn 2016-2020, mức độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân ước 9,4%/năm. Số liệu công bố cho thấy, năm 2019, Việt Nam có 22 thị trường nhập khẩu có kim ngạch đạt trên 1 tỷ

15

USD, tăng 2 thị trường so với năm 2016, trong đó có tới 13 quốc gia thuộc châu Á, chiếm hơn 78% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Điển hình là hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc,“ giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc 62 tỷ USD năm 2019 như vậy tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018 trong khi đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 32,5 tỷ USD, giảm 2.9%. Ta thấy, năm 2019, Việt Nam lại nhập siêu từ Trung Quốc với 29.5 tỷ USD, tăng 47.9% so với cùng kỳ năm ”2018.

Thứ hai, các sản phẩm xuất khẩu của quốc gia sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa các nước khác trên thế giới

Khi càng nhiều các hiệp định FTA được ký kết giữa các quốc gia thì hàng hóa sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi là như nhau. Thêm nữa, các rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn, … gần như được gỡ bỏ khi xuất nhập khẩu hàng hóa vào một quốc gia có ký hiệp định FTA. Luồng lưu thông hàng hóa sang các nước khác nhau cũng trở nên dễ dàng , do đó mà sẽ có sự chuyển hướng tập trung vào chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm để có thể cạnh tranh giữa các nước với nhau. Tuy nhiên, với trình độ công nghệ và thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay, sản phẩm chưa theo kịp và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu của các thị trường nội khối. Ví dụ đối với mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam là gạo, hiệp định EVFTA cắt giảm mức thuế quan đối với mặt hàng gạo của Việt Nam về 0% làm tăng lợi thế của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường châu Âu. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất xuất khẩu gạo vào châu Âu, các sản phẩm gạo đến từ Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, ... cũng xuất hiện nhiều trong các siêu thị hay cửa hàng bán lẻ ở Châu Âu. Hàng Việt Nam chưa tạo được thương hiệu cũng như độ tin cậy vững chắc ở thị trường này. Do đó, sau khi được nhập khẩu vào châu Âu, việc tiêu thụ được các sản phẩm này cũng là một bài toán khó. Vì thị trường châu Âu đã làm quen với gạo Thái Lan từ trước, nguồn cung từ gạo Việt Nam lại chưa có tính ổn định nên dù có chất lượng cao hơn cũng chưa dễ dàng xâm nhập vào thị trường châu Âu.

Thứ ba, tư do hóa thương mại khi tham gia ký kết các FTA sẽ các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại thị trường trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu

Việt Nam có nguy cơ cao trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của các nước trong khu vực. Hiện nay chính phủ đã cấm nhập khẩu các mặt hàng đã qua sử dụng

16

như các sản phẩm may mặc, đồ gia dụng. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn tràn lan trên thị trường do nhu cầu sử dụng cao mà giá thành lại thấp. Tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam vô tình biến quốc gia trở thành bãi rác công nghệ của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, hàng hóa từ các nước khác có thể mượn nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu sang các quốc gia có tham gia ký kết FTA với Việt Nam bằng hình thức tạm nhập tái xuất. Việc thông quan xuất khẩu dễ dàng các lô hàng này thêm với luật quản lý ngoại thương vẫn còn lỏng lẻo, chưa quy định rõ thời hạn lưu bãi và kiểm tra kỹ càng hàng hóa được nhập khẩu khiến cho hàng hóa có thể dễ dàng bị đánh tráo hoặc tạm nhập mà không tái xuất, tạm xuất mà không tái nhập, ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư,tạo ra nguy cơ phụ thuộc ngày càng tăng vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu và giảm đầu tư cho sản xuất tự cung tự cấp trong nước

Khi tham gia các hiệp định FTA sẽ mang lại ưu đãi về thuế quan khi nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, làm cho giá nhập rẻ hơn so với giá nội địa do nước ngoài có công nghệ tiên tiến nên khả năng sản xuất vượt trội. Trong khi đó xét đến Việt Nam là một nước đang phát triển nên mảng công nghệ còn yếu kém do đó mà chi phí sản xuất và thời gian sản xuất lâu hơn nên giá khá cao. Các doanh nghiệp trong nước giảm đầu tư cho sản xuất tự cung tự cấp mà phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nước ngoài khá lớn do tiết kiệm được chi phí đầu vào. Nguy cơ này sẽ còn tăng nếu mức ưu đãi thuế quan từ các thị trường khác ngày càng cao. Bởi vì sự phụ thuộc đầu vào nên giá trị gia tăng đóng góp trong một sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài sẽ giảm như thế sẽ có sức cạnh tranh yếu khi tham gia vào công ddaonj cao hơn trong chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)