TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA HÀNG DỆT MAY

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 29 - 34)

Theo “chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)” của các quốc gia có nền công nghiệp phát triển áp dụng cho quốc gia đang phát triển thì “Tỷ lệ nội địa hoá của một mặt hàng chính là tỷ trọng của nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong giá trị của sản phẩm”. Như vậy, theo khái niệm trên ta thấy tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may là tỷ trọng giá trị nguyên phụ liệu “đầu vào” có xuất xứ hoàn toàn từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong toàn bộ giá trị nguyên phụ liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.

Theo quy tắc xuất xứ được đề cập trong “chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)” của các nước công nghiệp phát triển quy định lên các nước đang phát triển, tỷ lệ “nội địa hóa” của một sản phẩm sẽ được tính theo chuẩn sau: “Tỷ lệ nội địa hóa của một mặt hàng là tỷ trọng của nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong giá trị của sản phẩm”. Như vậy, theo tiêu chuẩn trên, “TLNĐH của sản phẩm ngành dệt may là tỷ trọng nguyên phụ liệu đầu vào có xuất xứ hoàn toàn từ nước xuất khẩu mặt hàng đó trong toàn bộ giá trị nguyên phụ liệu đầu vào để sản xuất sản” phẩm.”

20

1.3.2. Chỉ tiêu đo lường tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may

Dựa trên quyết định số 08/2017/QĐ-TTg về “Hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên Bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam”, lấy đây làm cơ sở để xây dựng chỉ tiêu đo lường về ngành công nghiệp may mặc nói riêng và tỉ lệ nội địa hóa nói chung.

21

Tỷ lệ nội địa hóa là hàm lượng giá trị gia tăng nội địa được tính toán theo công thức sau:

Tỷ lệ nội địa

hóa

Chi phí nguyên vật liệu của Việt Nam

+ Chi phí lao động trực tiếp

+ Chi phí chung trực tiếp

+ Lợi nhuận

*100%

Giá xuất xưởng (EXW)

a) Chi phí nguyên vật liệu của Việt Nam nghĩa là giá trị của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và đạt tiêu chí xuất xứ phù hợp với quy định của Chương 4 (Quy tắc xuất xứ) của Hiệp định VN - EAEU FTA ( Liên minh kinh tế Á - Âu);

b) Chi phí lao động trực tiếp bao gồm: lương, thưởng và các khoản lợi ích khác của người lao động có gắn với quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Chi phí chung trực tiếp có bao gồm, nhưng không giới hạn chỉ các chi phí hành chính và thương mại; chi phí các tài sản cố định gắn với cả quá trình sản xuất (chi phí thuê, khấu hao tòa nhà, thuế, bao gồm cả thuế thu nhập, lãi suất vay thế chấp);

chi phí thuê và lãi suất phải thực hiện thanh toán đối với nhà máy và thiết bị; chi phí bảo vệ nhà máy; chi phí bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất hàng hóa); chi phí sử dụng dịch vụ công cộng (năng lượng, điện, nước và các chi phí sử dụng dịch vụ công cộng khác gắn với sản xuất hàng hóa); chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí thiết kế và kỹ thuật; thuốc nhuộm, khuôn, công cụ và khấu hao, chi phí bảo trì và sửa chữa nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền hoặc giấy phép (có liên quan đến những máy móc hoặc quy trình có bản quyền được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc là quyền sản xuất hàng hóa); chi phí kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và hàng hóa; chi phí kho bãi tại nhà máy; chi phí cho việc“xử lý chất thải có thể tái chế và chi phí yếu tố được sử dụng trong tính toán giá trị nguyên vật liệu thô, tức là phí cảng và giải phóng hàng và thuế nhập khẩu phải trả cho các phần phải chịu thuế;”

22

d) Lợi nhuận là lợi nhuận ròng của các liên doanh sau khi đã trừ đi tất cả các khoản thuế và phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Giá EXW là giá của hàng hóa được cung cấp trên cơ sở xuất xưởng theo quy định trong Incoterm 2010 do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may

Đứng dưới góc độ là nhà xuất khẩu thì “tỷ lệ nội địa hóa” không chỉ đơn giản là chỉ có nguyên phụ liệu nội địa mà cần phải hiểu sâu hơn là“tỷ trọng của giá trị đầu vào có xuất xứ từ các nước xuất khẩu mặt hàng đó đóng góp trong giá trị của sản phẩm.

Tức là yếu tố kết tinh trong sản phẩm: nguyên /nhiên/vật liệu, chi phí nhân lực, chi phí vốn và cả giá trị kỹ thuật phải từ nước xuất khẩu. Như vậy, để cải thiện TLNĐH của một loại hàng hóa hay một mặt hàng, điều cần thiết là phải gia tăng tỷ trọng giá trị tất yếu các yếu tố đầu vào có xuất xứ từ quốc gia xuất khẩu mặt hàng đó. Áp dụng với ngành dệt may của nước ta, việc cải thiện tỷ trọng nguyên phụ liệu sản xuất có xuất xứ Việt Nam trong tổng số giá trị NVL đầu vào để sản xuất là điều vô cùng cần thiết và nên được triển khai sớm.

Cần phải suy xét kỹ đến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mỗi loại mặt hàng, từ đó, xác định yếu tố nội địa hóa phù hợp nhất. Có như vậy, TLNĐH của ngành mới có thể được cải thiện và nâng cao.

Gần ắ giỏ trị sản phẩm của ngành dệt may là nguyờn phụ liệu, chưa kể đến những chi phí liên quan như chi phí về nhân công; chi phí về nhiên vật liệu và hóa chất nhuộm. a. Nguyên phụ liệu ngành dệt

Các loại tơ, sợi điển hình như: bông, tơ tằm, sợi tổng hợp,... là nguyên liệu chính của ngành dệt. Còn phụ liệu của ngành bao gồm các loại hóa chất thuốc nhuộm, trợ chất. Hiện nay ngành dệt Việt Nam chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu trong nước, do đó các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài chiếm đến 80%, phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu, hóa chất thuốc nhuộm hay các thiết bị máy móc, dệt nhuộm.

b. Nguyên phụ liệu đầu vào ngành may

Nhắc đến may mặc là nhắc đến sự đa dạng trong kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu vải khác nhau vì thị hiếu con người thay đổi chóng mặt qua từng năm thậm chí là từng tháng hoặc từng tuần, từng giờ. Nguyên liệu đầu vào ngành may là các loại vải và các

23

phụ liệu may rất phong phú. Ngành may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng các nguyên liệu đầu vào chưa đáp ứng được khối lượng hàng cần để xuất khẩu do các cơ sở sản xuất nguyên liệu trong nước còn yếu và nguồn cung sợi, bông,..

không đủ nên chủ yếu đi nhập khẩu nguyên vật liệu nước ngoài và đặc biệt là Trung Quốc. Hơn nữa, phần lớn vải sản xuất trong nước được sử dụng để sản xuất quần áo chất lượng ở mức trung bình và thấp, phần đa chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và thị hiếu của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó việc tham gia các Hiệp định FTA có lợi về ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu từ nước ngoài làm cho chi phí đầu vào nguyên liệu vật liệu rẻ hơn so với tự sản xuất trong nước. Bởi vì ở Việt Nam cơ sở máy móc chưa hiện đại dẫn đến năng suất sản xuất sản phẩm kém hiệu quả hơn và thiếu nguồn cung trầm trọng so với nhu cầu cần đáp ứng. Việc sản xuất một lượng vải may cần nhiều thời gian và công sức hơn so với sản phẩm của nước ngoài dẫn đến chi phí sẽ đắt hơn làm cho việc đi nhập khẩu sẽ mang lại một khoản tiết kiệm về chi phí.

Các “cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu hiện nay như: cúc, chỉ kéo khóa, dây thua, cúc kim loại,.. cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa đáp ứng được chất lượng nên phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong dài hạn, để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư vào đa dạng hóa các loại mặt hàng với chất lượng cao và mẫu mã phong phú. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn hợp tác liên doanh với các nhà sản xuất nước ngoài để tận dụng nguồn vốn, công nghệ và các thiết kế phù hợp với yêu cầu của thị trường.

24

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)