THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 38 - 43)

Theo số liệu thống kê, từ 2015-2019, giá trị xuất khẩu FOB theo quốc gia của hàng dệt may Việt Nam đều tăng đều từng năm, cho thấy một dấu hiệu tích cực trong công cuộc kiến thiết ngành công nghiệp dệt may nước nhà.

Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu FOB theo quốc gia từ 2015 - 2019

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương)

Quốc gia 2015 2016 2017 2018 2019

Trung Quốc 670,39 823,62 1103,30 1539,79 1592,87

Mỹ 10947,46 11442,45 12274,62 13694,08 14843,15

Hàn Quốc 2128,05 2282,87 2641,60 3298,13 3352,19

Đài Loan 247,08 250,59 217,84 256,21 290,11

Ấn Độ 31,22 33,28 59,71 66,04 101,99

Nhật Bản 2784,77 2899,25 3109,54 3810,42 3985,80

Thái Lan 57,05 87,78 105,33 158,67 211,44

29 0

2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

2015 2016 2017 2018 2019

Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc

Biểu đồ 2.2. Giá trị xuất khẩu FOB theo quốc gia từ 2015-2019

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Bộ Công thương) Qua biểu đồ trên, có thể thấy Mỹ là quốc gia bạn hàng lớn nhất trong nhiều năm, nhập khẩu một lượng lớn hàng dệt may Việt Nam mỗi năm. Theo sau là Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong giai đoạn từ 2015 - 2019, lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng trưởng nhanh và đều, trong khi đó mức độ tăng trưởng của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chậm hơn. Điều này cho thấy, thị trường Mỹ đánh giá cao chất lượng của hàng dệt may Việt Nam, đây là một tín hiệu tích cực trong mối quan hệ kinh tế song phương giữa hai quốc gia.

2.2.2. Tình hình nhận gia công

Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Điều 178: “Gia công trong thương mại là hoạt động kinh doanh sản xuất thương mại, Theo đó bên thuê gia công cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hoặc có thể cả chuyên gia, tài liệu kỹ thuật để bên nhận gia công thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm và nhận về thù lao".

Các hình thức gia công hàng may mặc xuất khẩu:

Một là, hình thức nhận nguyên phụ liệu giao thành phẩm (gia công hoàn chỉnh một sản phẩm)

Hai là, hình thức mua đứt - bán đoạn dựa trên hợp đồng giao thương với nước ngoài

30

Ba là, hình thức kết hợp: là sự kết hợp giữa 2 hình thức gia công trên.

Trong năm vừa qua, do sự ảnh hưởng và tác động của đại dịch SARS-CoV-2, các doanh nghiệp dệt may đã gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như duy trì số lượng đơn đặt hàng. Đặc biệt là khó khăn về nguồn hàng, nguyên vật liệu để đảm bảo việc làm cũng như duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Qua các năm, tỷ trọng nhập khẩu vải của Việt Nam từ Trung Quốc là 50%. Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các nhà máy ở Trung Quốc đã phải tạm ngừng hoạt động một thời gian dài trong tháng 02/2020. Đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi sang nhập khẩu vải từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, giá thành nhập khẩu vải từ Hàn Quốc lại cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc, mức chênh lệch lên tới 15%. Mãi đến giữa tháng 03/2020, do đã kiểm soát được dịch bệnh, các nhà máy dệt tại Trung Quốc mới bắt đầu hoạt động trở lại. Dịch bệnh ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Mỹ bùng phát đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam lao đao vì đầu ra hạn chế.

Theo số liệu phân tích, giá gia công và số đơn đặt hàng trong năm qua đã giảm đáng kể, dù Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo, giá thấp thì mức độ ảnh hưởng vẫn là rất lớn. Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính, trong tháng 5/2020, ngành dệt may đã mất tới khoảng 50% đơn đặt hàng. Lượng đơn đặt hàng bị hủy và hoãn nhiều tập trung vào tháng 5, tháng 6/2020. Cùng với sự phục hồi của nguồn cung nguyên vật liệu, nhu cầu giảm mạnh do dịch bệnh bùng phát tại các thị trường tiềm năng đã dẫn tới giá thành sản phẩm dệt may trên thế giới giảm theo, khoảng 20%.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Công thương, tới cuối quý II/2020, các đơn hàng xuất khẩu hàng hóa tới các thị trường xuất khẩu chính của ngành may Việt Nam như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ được tăng lên đáng kể do các quốc gia này đã thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của người dân tăng lên.

Dễ thấy, các xí nghiệp nhận gia công xuất khẩu bị phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia đặt gia công. Ngoài đại dịch, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã tác động tiêu cực tới tỷ giá ngoại hối; thêm vào đó, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn

31

một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc gây tác động không nhỏ tới các đơn hàng xuất khẩu nhóm hàng dệt may.

Dệt may đã phần nào nắm bắt được xu hướng nhưng về lâu dài, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư hơn về việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm của mình để chủ động trong việc mua nguồn hàng, nguồn cung ứng và tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời, thoát ly cảnh thuần túy gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, tự thiết kế bán hàng hay sở hữu nhãn hiệu riêng để thúc đẩy phát triển bền vững.

2.2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành dệt may

Mặc dù Việt Nam là nước sản xuất hàng may mặc lớn có tỷ lệ xuất khẩu cao nhưng nguồn vải tiêu thụ trong nước phần lớn là nguồn nhập khẩu. Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh: “Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp dệt may chỉ mới đạt khoảng khoảng 40-45%, ở mức chưa cao. Phần lớn là do vải may - nguyên liệu đầu vào chính trong ngành này chủ yếu là vải nhập khẩu. Hiện nay, ngành vải may chỉ mới đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2/năm, với con số này, ngành vải chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu thị trường trong nước”

Nguồn vải nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp Dệt may được nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các công xưởng Trung Quốc buộc phải đóng cửa, ngành dệt may Việt Nam đứng trước tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào trầm trọng, Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nên việc lựa chọn nguyên liệu chủ yếu phải theo chỉ định của đối tác. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may không có ưu thế và quyền kiểm soát trong việc tích trữ cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu vải, sợi trong nước.

32

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu vải của Việt Nam năm 2019

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghệ và Thương mại, Bộ công thương) Thêm vào đó, do công nghệ sản xuất còn yếu, vải làm ra chưa có mức độ tinh xảo đạt yêu cầu về chất lượng của các doanh nghiệp thiết kế hàng may mặc nên vải do các đơn vị trong nước sản xuất hầu như chỉ được dùng để sản xuất ra quần áo cho phân khúc bình dân với chất lượng từ trung bình đến thấp. Thêm nữa, công nghệ nhuộm vải cũng như công tác xử lý nước thải công nghiệp của các nhà máy vẫn chưa được đầu tư và quán triệt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp trong việc triển khai sản xuất vải dệt và sáng tạo thiết kế thời trang.”

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ mới dừng lại ở công đoạn nhận may gia công, hàm lượng giá trị gia tăng nội địa cho sản phẩm dệt may còn rất hạn chế.”

Việc nâng cao TLNĐH ngành dệt may nói riêng và các ngành công nghiệp ở nước ta nói chung còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chính sách ban hành chưa nhất quán và nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của nhà nước còn thấp. Từ đó, chưa có được sản phẩm công nghiệp chủ lực tạo tính lan tỏa, dẫn dắt ngành.

12%

15%

58%

15%

Đài Loan Hàn Quốc Trung Quốc Khác

33

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)