CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
3.1.1. Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong một số Hiệp định thương mại tự
a. Các loại quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ sẽ chia làm hai loại chính đó là quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi khi xét trên phương diện thị trường nhập khẩu và mục đích áp dụng. Nội dung cụ thể như sau: Khi Việt Nam có FTA hoặc có thỏa thuận ràng buộc về thuế quan với nước đối tác thì lúc đó áp dụng “quy tắc xuất xứ ưu đãi” vì mục đích hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu đó. Ngược lại, khi Việt Nam không có FTA hoặc không bị ràng buộc bởi một thỏa thuận thuế quan nào với đối tác nên sẽ không được hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu này, đó là “quy tắc xuất xứ không ưu đãi”.
Theo hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO: “Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các luật, quy định và quyết định hành chính mà các bên áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để được hưởng đối xử theo chế độ thương mại dành ưu đãi lẫn nhau hay một chiều.”
Theo mục 2, điều 3, Nghị định 19/2006/NĐ-CP: “Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.”
Trong “quy tắc xuất xứ ưu đãi” có ba loại, bao gồm:
Một là, ưu đãi đơn phương: Ưu đãi thuế quan mà các nền kinh tế phát triển dành cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Ưu đãi này sẽ được rút lại khi nước kém phát triển hoặc nước đang phát triển đã có thể tự mình bám trụ ở các ngành mà nước phát triển đã dành ưu đãi cho họ. Có thể gọi đây là ưu đãi một chiều.
39
Hai là, ưu đãi song phương: là ưu đãi hai chiều, mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia đàm phán các FTA hay các thỏa thuận thương mại song phương. Ví dụ: Hàn Quốc, Nhật Bản hiện đang có các FTA song phương với Việt Nam; thêm nữa là các quốc gia trong Liên minh Châu Âu EU hiện cũng có.
Ba là, ưu đãi đa phương: là ưu đãi đa chiều do số lượng tham gia đàm phán nhiều hơn hai thành viên, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia đàm phán các FTA hay các thỏa thuận thương mại. Ví dụ điển hình: TPP, RCEP
Nếu xét theo tiêu chí thì Quy tắc xuất xứ có các tiêu chí như:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất xứ (WO). Các sản phẩm được trồng trọt, nuôi dưỡng, đánh bắt, khai thác, thu hoạch, hoàn toàn từ nước xuất xứ hay được sản xuất hoàn toàn từ các sản phẩm này được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy. Có thể thấy, tiêu chí xuất xứ thuần túy liên quan đến các loại hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được sản xuất một phần hoặc toàn bộ nước xuất xứ, trong đó có một số nguyên liệu thành phần hoặc bộ phận được nhập khẩu hoặc đã được thay đổi cơ bản hàng hóa qua quá trình gia công hàng hóa cuối cùng.
- Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ (PE) - Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)
- Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): Là phần giá trị gia tăng có được sau khi quốc gia thành viên sản xuất các nguyên liệu không có xuất xứ so với tổng trị giá của hàng hóa được sản xuất ra. Hàm lượng khu vực phải đạt tối thiểu từ 35-40% và được tính theo công thức:
RVC = (Trị giá của nguyên vật liệu có xuất xứ + Chi phí nhân công + Chi phí phân bổ + Chi phí khác + Lợi nhuận) : giá FOB * 100%
Trong đó, giá FOB tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm bảo hiểm Quốc tế và vận chuyển Quốc tế
Trị giá nguyên vật liệu có xuất xứ tính trị giá hải quan, thường là giá CIF
Công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP) gồm hai tiêu chí là tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” và “công đoạn gia công chế biến cụ thể”. Cụ thể, sản phẩm được tạo
40
ra từ các nguyên liệu đầu vào mà không có xuất xứ hoặc được nhập khẩu từ quốc gia khác sẽ được coi là trải qua quá trình gia công chế biến cuối cùng. Thêm nữa, dẫn đến sẽ có sự thay đổi mã số hàng hóa so với mã số (mã HS) khi sử dụng nguyên liệu đầu vào đó để sản xuất sản phẩm.
““Mức tỷ lệ phần trăm tối thiểu” (De Minimis): Bất kỳ nguyên vật liệu đầu vào được nhập khẩu từ quốc gia khác hay không có xuất xứ mà được đưa vào sản xuất hàng hóa nhưng lại không làm thay đổi mã số hàng hóa (HS) thì được coi là hàng hóa không có xuất xứ. Tuy nhiên, luôn có một tỷ lệ nhất định cho phép lượng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, không cần trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa nhưng vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ. Đó là một sự nới lỏng của các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương hoặc các trong các thỏa thuận về ưu đãi thuế quan đơn phương về quy định hàng hóa có xuất xứ. Do đó mà mức De Minimis thường có giá trị dao động từ 10-15% tổng giá trị hoặc trọng lượng hàng hóa trong các FTA hay các hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
b. Quy tắc xuất xứ trong một số Hiệp định thương mại tự do
Sau khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng gần 86% số dòng thuế, tương ứng với hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU khi nước ta thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Ở giai đoạn 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa nỏ đối với 99,2% số dòng thuế tương đương khoảng 99,7% tổng giá trị xuất khẩu vào EU của Việt Nam. Ngoài ra, một điểm đặc biệt, EU cam kết sẽ cho Việt Nam hưởng mức thuế nhập khẩu 0%
trong hạn ngạch nhập khẩu. Cam kết này áp dụng cho phần kim ngạch xuất khẩu còn lại, khoảng 0,3%. Eu cũng cam kết sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu trong vòng 7 năm cho ngành hàng dêt may tính từ thời điểm Hiệp định bắt đầu có hiệu lực.”
Cụ thể, theo điều 38, Chương 4, Quy tắc xuất xứ được EVFTA quy định gồm các cam kết về vấn đề quy tắc xuất xứ hàng hóa đối với hàng dệt may: “Để vào được EU, các mặt hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép. Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam).” Theo như quy định này, lượng vải phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc từ EU, hoặc một nước thứ ba nhưng có FTA với Việt
41
Nam và EU thì mới thỏa mãn điều kiện các sản phẩm xuất khẩu từ EU. Tuy nhiên do giá thành và chi phí vận chuyển vải của EU cao nên làm cho tỷ lệ tận dụng quy tắc xuất xứ cộng gộp song phương gặp bất lợi. Thêm nữa, hiện nay đầu vào ngành dệt may Việt Nam nhập chủ yếu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc chiếm đến 39,34% do nguồn tự cung tự cấp trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu.
Riêng với ngành dệt may, để được hưởng ưu đãi về xuất xứ, các FTA có những quy tắc quy định riêng biệt về xuất xứ hàng hóa. Để được hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan, ngành dệt may Việt Nam buộc phải nỗ lực đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa đã đàm phán trong các Hiệp định thương mại tự do.
Bảng 3.1. Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may
FTA Quy tắc chủ đạo Mức độ linh hoạt
CPTPP Từ sợi trở đi Danh mục nguồn cung thiếu hụt De Minimis
AJCEP, VJEPA Từ vải trở đi Cho phép một số mã HS vải thành phẩm gia công ngoài FTA
De Minimis
VN-EU FTA Từ vải trở đi Cho phép cộng gộp bên thứ ba De Minimis
AIFTA RVC + CMT
AANZFTA RVC + CMT De Minimis
ATIGA, AKFTA, VCFTA, VKFTA, VN-
EAEUFTA
CMT De Minimis
ACFTA CMT
(Nguồn: Tổng hợp từ các FTA)
42
Hiệp định CPTPP (Hiệp định hợp tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) tính đến nay có 11 nước thành viên, và chính thức được thực hiện từ tháng 1/2019 đối với Việt Nam. Với sự tham gia của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Úc…CPTPP trở thành khu vực kinh tế với hơn 790 triệu dân đóng góp vào GDP và thương mại toàn cầu 15%. Để tận dụng được những ưu đãi mà CPTPP mang lại, các doanh nghiệp cần nắm rõ nội dung các quy tắc trong CPTPP, đặc biệt là quy tắc xuất xứ:
Các sản phẩm xuất khẩu từ một nước trong CPTPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối. Ngoài ra, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài CPTPP đều không được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.
Đối với RVC (hàm lượng giá trị khu vực), tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm phải đạt khoảng 55% tổng giá trị trở lên. Chính vì vậy, tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu từ các nước ngoại khối bất kể để gia công hay sản xuất sản phẩm đều không được vượt quá 45%. Đây là một điểm quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý.”