2.3.1. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt may và các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu dệt may nội địa
Có thể nói, thị trường sản xuất nguyên phụ liệu dệt may nội địa đang được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bởi lâu nay các doanh nghiệp dệt may chỉ chú trọng đến nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ nước ngoài mà chưa quan tâm nhiều tới thị trường nội địa. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu do dịch Covid-19 buộc các nước phải hạn chế nhập khẩu đã tạo cơ hội cho chúng ta nhìn nhận lại thị trường. Nhưng vấn đề lúc này là để các doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu dệt may trong nước có chỗ đứng bền vững ở thị trường nội địa là điều không dễ dàng. Tuy rằng điều kiện thuận lợi có sẵn, nhưng nguyên phụ liệu dệt may được sản xuất từ nội địa lại chưa chiếm được thị phần và niềm tin từ các doanh nghiệp dệt may trong nước.
Điều đáng nói là để sản xuất ra sản phẩm có nguồn gốc 100% từ Việt Nam với giá phải chăng, có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì phải mất một thời gian dài và rất khó khăn với nhiều doanh nghiệp dù đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế và đang tạo được vị trí của mình trên thị trường nội địa. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần gần 6,8 tỷ mét vải, nhưng trong nước chỉ sản xuất và cung ứng được 800 triệu mét vải, phần nhu cầu còn lại phải nhập ở nước ngoài. Hơn nữa, vải sản xuất tại Việt Nam cũng khó cạnh tranh về giá và mẫu mã với vải nhập ngoại nhất là từ Trung Quốc và Hàn Quốc, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã chọn vải nhập là chính. Điều đó đã làm cho hàng dệt may Việt Nam mang tiếng là sản xuất trong nước, hướng đến thị trường nội địa với sản phẩm nội địa song nguyên liệu phần lớn lại là ngoại nhập. Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước còn nhiều biến động và một số yếu tố khác như mức lạm phát cao, lãi suất tăng, tỷ giá biến động,... dẫn đến việc sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu không ổn định. Các ngành phụ trợ cho ngành dệt may chủ yếu sử dụng công nghệ thô sơ do sức người là chính do đó mà không đủ khả năng cung cấp và đáp ứng nhanh cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu.
Hơn nữa, về hệ thống đầu tư máy móc, thuốc nhuộm, vấn đề xử lý môi trường,… của
34
các nhà cung cấp nguyên phụ liệu còn manh mún, dè dặt nên hiệu suất đáp ứng cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn rất kém. Chính vì thu nhập thấp mà chi phí phục vụ cuộc sống lại ngày càng tăng nên những người nông dân trồng bông, nuôi tằm khó có thể gắn bó với nghề. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thiếu người lao động buộc phải tăng chi phí sản xuất. Hậu quả tất yếu là giá của những nguyên phụ liệu này cũng sẽ tăng theo, thậm chí còn cao hơn hàng nhập khẩu, buộc doanh nghiệp phải tăng mức nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài. Không chỉ vậy, khí hậu khắc nghiệt và diện tích đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp..., cũng là những điều kiện không thuận lợi nếu muốn mở rộng khu vực trồng cây nguyên liệu như bông, đay... Dù được khuyến khích bởi chính phủ và địa phương, song sản lượng bông cũng chỉ đáp ứng được 10%
nhu cầu. Rõ ràng, ngành dệt may trong nước đang rơi vào tình thế không thể tự kiểm soát được nguồn nguyên, phụ liệu làm cho giá bông, vải và nguyên phụ liệu dệt may đi nhập khẩu tăng mạnh.
2.3.2. Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu của Việt Nam
Việt Nam nằm trong TOP 10 quốc gia nhập khẩu nguyên phụ liệu nhiều nhất Thế Giới. Cụ thể với các mã HS 54; 55; 58; 60 xếp thứ 1 về sản lượng nhập khẩu trên Thế Giới với mức độ tập trung trung bình là 0.35. Điều này thể hiện Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may từ tương đối nhiều quốc gia khác nhau.
Bảng 2.2. Bảng thống kê giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019
Đơn vị: Nghìn USD
Mã HS 2015 2016 2017 2018 2019
50 67,431 65,810 61,294 57,831 52,321
51 165,723 206,277 233,085 317,425 317,294
52 3,398,791 3,376,367 4,055,423 4,765,087 4,373,633
53 57,840 88,349 69,654 81,415 105,208
35
54 2,084,167 2,141,669 2,512,176 2,987,506 3,398,692 55 2,931,965 2,873,251 3,060,344 3,389,368 2,959,302
56 634,101 692,363 729,300 843,863 912,543
58 952,800 1,038,229 1,013,128 1,086,335 1,080,868 59 1,002,638 1,022,774 1,115,390 1,277,235 1,465,219 60 3,556,386 3,886,620 4,433,585 5,001,587 5,446,161 Tổng 14,851,842 15,391,709 17,283,379 19,807,652 20,111,241 (Nguồn: Số liệu thống kê từ Trademap) 5 quốc gia xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc;
Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Bắc, trong đó, Trung Quốc luôn chiếm thị phần số một.
Bảng 2.3. Các nguyên phụ liệu được nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng dệt may
Mã HS Tên sản phẩm
50 Tơ
51 Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi và vải dệt từ lông đuôi và bờm ngựa
52 Bông
53 Sợi dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt bằng sợi giấy 54 Sợi filament tổng hợp hoặc nhân tạo
55 Sợi staple tổng hợp hoặc nhân tạo
56 Bông nỉ, nỉ và các sản phẩm không dệt; các loại sợi xe đặc biệt; dây bện, thừng, chão các loại, dây cáp và các sản phẩm làm từ các vật liệu trên.
58 Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren;
thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
36
59 Các loại vải dệt đã được thấm tẩm, hồ, phủ dát; các sản phẩm dệt dùng trong công nghiệp.
60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc
Nguồn: Tổng cục Hải quan Năm 2021,Việt Nam áp dụng thuế quan MFN cho các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ các đối tác xuất khẩu lớn nhất như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... cao nhất ở mức 12%, thấp nhất ở mức 6.60%. Cụ thể, đối với Nhật Bản và Thái Lan, mức thuế thực tế được triển khai ở mức 0% với toàn bộ mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may. Theo sau đó là Hàn Quốc với mức thuế thực tế áp dụng trong khoảng dưới 1%. Xếp thứ 3 là Trung Quốc từ 0.21 - 2.2%. Và cao nhất trong số các đối tác xuất khẩu mặt hàng này là Đài Bắc với mức thuế thực tế áp dụng từ 6,51 - 12%.
Ta có thể thấy, Trung Quốc qua các năm luôn là đối tác cung cấp nguyên phụ liệu dệt may số 1 đối với Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn áp mức thuế thực tế chưa phải thấp nhất như đối với Thái Lan và Nhật Bản. Việt Nam đang tạo điều kiện mạnh mẽ để phát triển giao thương với Nhật Bản và Thái Lan.
2.3.3. So sánh giá trị mua nguyên liệu của toàn ngành dệt may theo nguồn nội địa và nguồn nhập khẩu
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam: “Hiện nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may đang chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Trong đó, 70% vải nhập khẩu phục vụ cho mục đích may xuất khẩu”.
Bảng 2.4. Nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu dệt may
Đơn vị: Tỷ USD
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Vải 6,73 7,04 8,34 9,423 10,15 10,48 11,38 12,77 13,28 12,23
37 Phụ liệu
dệt may 2,95 3,16 3,78 4,689 5,002 8,34 9,611 11,14 10,84 10,15
Tổng 9,68 10,2 12,1 14,11 15,16 18,82 20,99 23,91 24,12 21,38
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Nhìn vào bảng 2.3. ta có thể thấy lượng nhập khẩu nguyên, phụ liệu ngành dệt may tăng từ 9,68 tỷ USD 2011 lên đến 18,82 tỷ USD năm 2016 và tiếp tục tăng. Năm 2020, nhập khẩu các mặt hàng này ước đạt 21,38 tỷ USD, giảm 11,37% so với năm 2019 do tác động của Covid 19 dẫn đến giãn cách xã hội và kinh tế suy giảm. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên, phụ liệu với khối lượng lớn trong những năm gần đây và dự đoán các năm tiếp theo là do những nguyên vật liệu trong nước còn chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng và chưa đa dạng về màu sắc, mẫu mã, thiếu đồng bộ. Các doanh nghiệp địa phương sử dụng vải sợi sản xuất trong nước để sản xuất “quần áo cho nông thôn và vùng xa, chỉ thỏa mãn một số nhu cầu của thành thị. Do đó, các nhà thiết kế và các nhà sản xuất đều gặp khó khăn trong việc tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa dù rất muốn. Song, 80% vải sẵn có phục vụ cho sản xuất hàng dệt may hiện nay đều là hàng nhập khẩu, 90% nguyên phụ liệu như cúc, chỉ, móc,... cũng đều có nguồn gốc từ các thị trường nước ngoài. Do đó, tuy giá trị xuất khẩu cao nhưng thực chất giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may Việt Nam lại chỉ đạt được mức thấp do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ở nước ngoài.
38