Chuỗi giá trị ngành dệt may

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 52 - 65)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ

3.1.2. Chuỗi giá trị ngành dệt may

Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi nhiều nền kinh tế đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị gồm nhiều mắt xích khác nhau, trong đó, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ được xem như là một mắt xích vô cùng quan trọng, chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị và ảnh hưởng tới các mắt xích khác.

Quan hệ theo chiều dọc của ngành dệt may được biểu hiện dưới dạng chuỗi giá trị như sau:

Hình 3.1. Quy trình từ khâu sản xuất đến phân phối của hàng dệt may

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự vẽ) Trong hình trên, sản xuất nguyên liệu, dệt vải và nhuộm, in vải là ngành công nghiệp phụ trợ và đây là nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành may. Nguồn cung ứng các vật liệu dệt may là công đoạn còn lại đó là: cắt may và phân phối sản phẩm. Sự kết hợp của các công đoạn trên tạo nên chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Sản xuất nguyên

liệu Dệt vải Nhuộm,

in vải Cắt may Phân phối sản phẩm

43

“Đứng trên góc độ về “chuỗi giá trị dệt may toàn cầu” thì các khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm được thực hiện chủ yếu ở các trung tâm thời trang nổi tiếng thế giới như New York, Paris, London,… Trong khi đó, các nguyên phụ liệu khác được sản xuất tại Ấn Độ, vải may chủ yếu được sản xuất tại Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong khâu cuối cùng thường sẽ được gia công sản phẩm tại các nước có đặc điểm là nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ như Việt Nam và Trung Quốc. Các sản phẩm dệt may hoàn chỉnh sẽ được đưa ra thị trường và được bán dưới tên của các công ty thương mại thời trang danh tiếng trên thế giới. Có thể thấy, trong “chuỗi giá trị trên” các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia vào công đoạn sản xuất cuối cùng với giá trị gia tăng thấp nhất dưới hình thức gia công. Trong khi đó, công đoạn đem lại giá trị lợi nhuận cao nhất là thiết kế, sản xuất nguyên vật liệu và phân phối thương mại. Do đó, dù nhiều sản phẩm dệt may được gắn mác “Made in Vietnam” trên toàn thế giới, nhưng thực chất hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng do Việt Nam tạo ra lại rất thấp.

Những lý do khiến cho Việt Nam chưa thể góp mặt vào các công đoạn cao hơn của chuỗi giá trị là quy mô nhỏ lẻ của các doanh nghiệp, các sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn đối với các nước có tiêu chuẩn cao như Mỹ hay châu Âu. Mặt khác, do chưa tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào mà chủ yếu vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc cũng khiến chất lượng hàng dệt may Việt Nam chưa được đánh giá cao. Thêm vào đó, hàng dệt may Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới. Cụ thể, khi EVFTA có hiệu lực, theo dự đoán, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia.

Đồng thời, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi đánh mạnh vào đặc điểm bất lợi, phần mà ngành dệt may Việt Nam yếu nhất. Bởi lẽ, Việt Nam phải nhập khẩu đến 80% vải phục vụ cho hoạt động sản xuất may xuất khẩu, trong đó khoảng 1/2 đến từ Trung Quốc, 1/5 đến từ Hàn Quốc và khoảng 1/6 từ Đài Loan.”

Hơn nữa, việc thâm nhập vào được thị trường khắt khe về chất lượng và các yêu cầu về môi trường như EU rất khó khăn không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện xuất khẩu vào. Do đó mà ký hiệp định EVFTA là cơ hội cho dòng hàng hóa của EU vào Việt Nam và ngược lại. Các sản phẩm chất lượng cao nhưng giá thành lại không cao từ EU do được giảm thuế nhập khẩu sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm

44

đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ở Việt Nam. Mặc dù có thế mạnh về mảng thiết kế và tài chính, song, các doanh nghiệp EU lại thiếu những công nhân lành nghề với độ tỉ mỉ cao như người lao động Việt Nam. Do đó, người lao động Việt Nam buộc phải tự nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp châu Âu.

Như vậy, có thể thấy, để nâng cao được giá trị của mình trong “chuỗi giá trị toàn cầu”, ngành dệt may Việt Nam cần chú trọng nâng cao TLNĐH trong sản phẩm của ngành.

3.1.3. Tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam, muốn cải thiện phần trăm TLNĐH trước hết phải quan tâm tới các yếu tố nguyên phụ liệu “đầu vào” của gia công ngành dệt may.

Đối với nguyên phụ liệu ngành dệt, đây là câu hỏi được đặt ra từ hơn 10 năm trước nhưng tới nay, vẫn chưa có lời giải. Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU khiến cho ngành dệt may gặp nhiều thách thức hơn nữa. Muốn hưởng ưu đãi thuế quan thì Việt Nam phải đảm bảo quy tắc xuất xứ mà cụ thể là tỷ lệ nội địa hóa. Nếu trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia trước kia, chúng chỉ áp dụng nguyên tắc từ 1-2 công đoạn thì CPTPP áp dụng nguyên tắc 3 công đoạn từ tạo sợi, se sợi đến dệt, hoàn thiện vải và sau cùng là cắt may. Tất cả những công đoạn này đều phải thực hiện của các quốc gia thành viên CPTPP. Đồng thời, quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng khá phức tạp, chỉ đứng sau CPTPP. Việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liêu jtừ sợi trở đi của nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nội địa là việc đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất dệt nhuộm vừa chuyên nghiệp, vừa không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.”

Đồng thời, để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dệt, in, nhuộm rất cần nguồn vốn dồi dào và ổn định. Hầu hết, các doanh nghiệp Việt Nam đều không đáp ứng được điều này. Hiện nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 9/10 lượng vải từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… hoặc khoảng 4/5 lượng sợi sản xuất được nhập từ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Tây Phi. Số liệu của Tổng Cục Hải quan năm 2018, nước ta nhập khẩu 23,91 tỷ USD hàng dệt may và các nguyên phụ liệu giày da gồm các loại vải, bông, xơ

45

dệt. Dựa vào thống kê năm 2018 của Vitas, mỗi năm, toàn ngành dệt may sử dụng bỡnh quõn khoảng 820.000 tấn nguyờn phụ liệu, ắ trong số đú là nhập khẩu từ Trung Quốc. Với nguồn gốc nguyên vật liệu từ Trung Quốc,các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó được hưởng các ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do.”

Kể từ năm 2015, ngành dệt may mỗi năm nhận được bình quân khoảng hơn 1,5 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong giai đoạn 2014-2017, số vốn FDI mà dệt may nhận được chiếm khoảng 50% tổng lượng FDI toàn ngành nhận được trong suốt gần 30 năm qua. Dễ thấy, khoảng từ năm 2013 trở lại đây, FDI ào ạt đổ về dệt may với giá trị là rất lớn. Nguyên nhân của xu hướng này là do các cuộc thương thuyết về các hiệp định thương mại tự do có Việt Nam là quốc gia thành viên như các FTA thế hệ mới (điển hình như như FTA Việt Nam - EU (EVFTA)) hay CPTPP bắt đầu có hiệu lực và bước vào thời kỳ sôi động. Việt Nam được nhận định sẽ là đối tượng được hưởng lợi lớn từ những hiệp định này. Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU có thuế suất từ 10-12%, tuy nhiên, sau khi EVFTA có hiệu lực, mức thuế suất trên có thể chỉ còn 0%. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cắt giảm chi phí thuế quan. Theo thống kê, Hàn Quốc là một trong những quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào nhiều nhất. Không chỉ vậy, xứ sở kim chi và Việt Nam vừa có FTA với nhau, vừa có FTA với EU. Điều này có nghĩa rằng, khi EVFTA có hiệu lực, với những sản phẩm khi sản xuất sử dụng nguyên phụ liệu nhập từ Hàn Quốc khi bán sang EU sẽ được hưởng ưu đãi lớn về thuế, thuế suất có thể về 0%. Bởi vì Việt Nam chưa có đủ năng lực sản xuất một lượng lớn nguồn nhiên liệu đầu vào như bông, sợi, xơ nên hầu như đều nhập khẩu từ nước ngoài làm cho TLNĐH của ngành dệt may thấp.Trong báo cáo vào cuối năm 2020, ông Trần Tuấn Anh Bộ trưởng Công Thương cho biết: “Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp dệt may hiện mới đạt khoảng 40 - 45%”. Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan, hiện nay, ngành dệt may nước ta chủ yếu sử dụng vải có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngành vải may của Việt Nam đạt sản lượng khá thấp, chỉ khoảng 2,3 tỷ m2/năm. Con số này là quá nhỏ, chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu vải may của thị trường trong nước. Thêm vào đó, vải trong nước có chất lượng chưa tốt, vì vậy, thường chỉ được sử dụng để sản xuất sản phẩm may mặc có chất lượng từ trung bình đến thấp. Dễ thấy, ngành vải may cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của nước ra chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của

46

các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa may mặc để xuất khẩu. Đơn cử trong năm 2019, nước ta đã phải nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD các sản phẩm vải may nhằm phục vụ cho ngành may mặc. Đây là khoản chi lớn dấy lên nhu cầu cấp thiết trong việc thúc đẩy phát triển ngành sản xuất tơ sợi, vải may nước nhà.

Đến nay, ngành sản xuất sợi, bông, dệt nhuộm của Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu và chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất vì thế phải nhập khẩu lượng lớn vải từ các nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Điều này tạo nên tính cấp bách trong việc đề ra những phương án nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may và công nghệ dệt nhuộm vải. Song song với việc phát triển công nghệ dệt nhuộm, công tác xử lý môi trường để phát triển ngành này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, gây kìm hãm các doanh nghiệp tự đầu tư sản xuất vải dệt. Vì những lý do trên, ngành dệt may của nước ta chủ yếu chỉ mới dừng lại ở công đoạn may gia công, cùng với đó là hàm lượng giá trị gia tăng nội địa cho sản phẩm dệt may cũng khá thấp. Mặc dù TLNĐH của ngành Dệt may đã tăng dần qua các năm nhưng để nâng cao tính cạnh tranh về sản phẩm thì Việt Nam cần có những biện pháp để nâng cao TLNĐH hơn nữa.

3.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ những cơ sở tổng quan nghiên cứu về tác động của FTA đến tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may Việt Nam, nhóm tác giả ưu tiên sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá.

Mô hình được đưa vào sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các biến số thông thường và được bổ sung các biến giả tác động đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may của Việt Nam.

Mô hình trọng lực cho tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may Việt Nam như sau:

LnEXGR_DVAto1LnEXRGit2LnIMGR_INTit3LnGDPCAPit4LnGDP CAP+β5LnPOPit6LnPOPVNt7LnDi8LnREERit9Rtai10EUi11Tariffit+ εit

Trong đó:

- Ln: logarit tự nhiên

47

- EXGR_DVAt: Tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may của Việt Nam năm t

- EXRGit: Tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may giữa Việt Nam và các nước đối tác năm t

- IMGR_INTit: Tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu dệt may của Việt Nam với nước đối tác ở năm t

- GDPCAPit: GDP bình quân đầu người của nước đối tác nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm t

- GDPCAPVNt: GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm t

- POPit: Dân số nước đối tác i nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam năm t - POPVNt: Dân số Việt Nam năm t

- Di: Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đối tác.

- REERit: Tỷ giá hối đoái thực đa phương giữa Việt Nam và nước đối tác i ở năm t

- Rtai: là một biến giả. Nhận giá trị bằng 1 nếu Việt Nam và nước đối tác có hiệp định thương mại tự do, nhận giá trị bằng 0 nếu Việt Nam và nước đối tác không có chung hiệp định thương mại tự do.

- EUi: là một biến nhận giá trị bằng 1 nếu quốc gia đối tác là thành viên của EU, nhận giá trị bằng 0 nếu quốc gia đối tác không là thành viên của EU.

- Tariffit: Biện pháp thuế quan nước đối tác áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam năm t.

b. Phương pháp thu thập số liệu

Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu của 28 quốc gia để phân tích tác động của FTA đến tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may Việt Nam. Lý do việc lựa chọn như trên là bởi vì 28 quốc gia này là các quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang với số lượng tương đối lớn và chiếm khoảng 82% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2015. Cụ thể 28 quốc gia này bao gồm lần lượt là:Bỉ, Trung Quốc, Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Philippines, Vương Quốc Anh, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Australia, Campuchia, Hàn Quốc, Hong Kong, Malaysia, New Zaeland, Bồ Đào

48

Nha, Singapore, Đài Loan, Liên Bang Nga, Thụy Sĩ, Argentina, Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Thái Lan, Mỹ. Các dãy số liệu được sử dụng cho mô hình đều được lựa chọn trong giai đoạn 2005-2015.

Chi tiết về lấy nguồn dữ liệu như sau:

Số liệu về tỷ lệ nội địa hóa; tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may và tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu giữa Việt Nam và 28 quốc gia đối tác trong mô hình được thu thập từ dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

Số liệu về GDP, dân số của các quốc gia, tỷ giá hối đoái thực tế hiệu quả, biện pháp thuế quan được chiết xuất từ các cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Khoảng cách, thời gian lấy từ cơ sở dữ liệu của CEPII (Centre d’Etude Pro pective et d’Information Internationale).

49

Bảng 3.2. Thống kê mô tả

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

lnEXGR_DVA 283 3.01 1.99 -1.20 8.81

lnEXRG 283 3.30 1.96 -0.92 8.91

lnIMGR_INT 283 4.20 1.74 0.06 8.24

lngdpcap 283 2.84 1.25 -0.75 4.48

lngdpcapVN 283 0.27 0.36 -0.36 0.75

lnPOP 283 -3.08 1.51 -5.49 0.32

lnPOPVN 283 -2.44 0.03 -2.50 -2.39

lnD 283 8.52 0.99 5.86 9.77

lnREER 283 4.61 0.11 4.22 4.98

rta 283 0.35 0.48 0.00 1.00

eu 283 0.31 0.46 0.00 1.00

Tariff 283 5.12 3.89 0.00 16.50

(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)

50

Bảng 3.3. Tác động của FTA đến tỉ lệ nội địa hóa của ngành dệt may Việt Nam

(1) (2)

VARIABLES lnEXGR_DVA lnEXGR_DVA

lnEXRG 0.99*** 0.99***

(0.005) (0.006)

lnIMGR_INT -0.02** -0.02**

(0.009) (0.010)

lngdpcap 0.06*** 0.09**

(0.021) (0.033)

lngdpcapVN -0.19 -0.25

(0.305) (0.314)

lnPOP 0.10*** 0.33**

(0.018) (0.149)

lnPOPVN 1.90 2.05

(1.237) (1.392)

lnD 0.02

(0.017)

lnREER 0.11** 0.06

(0.050) (0.042)

rta -0.01 -0.01

(0.007) (0.007)

eu -0.04

(0.047)

Tariff 0.00 0.00

(0.003) (0.002)

51

Constant 3.99 5.43

(3.142) (3.459)

Observations 283 283

R-squared 0.997

Number of _ISO3N_ 27 27

FE NO YES

Year FE YES YES

Robust standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

(Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả) Trong đó:

Mô hình (1): Sử dụng hiệu ứng cố định theo thời gian

Mô hình (2): Sử dụng hiệu ứng cố định theo thời gian và hiêu ứng cố định theo cặp quốc gia

3.2.2. Kết quả phân tích

Bảng 3.3. trình bày kết quả ước lượng hồi quy theo mô hình trọng lực. Mô hình (1) sử dụng hiệu ứng cố định theo thời gian; mô hình (2) sử dụng hiệu ứng cố định theo thời gian và hiệu ứng cố định theo cặp quốc gia. Nhìn vào bảng ta thấy, hệ số R- squared ở mô hình (2) rất cao và xấp xỉ gần bằng 1, cụ thể là 0,997 tức là mô hình này phù hợp tương đương với 100%, trong khi đó mô hình (1) có hệ số R-squared không xác định được. Như vậy nhóm tác giả chỉ có thể dựa vào mô hình (2) để giải thích tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may Việt Nam.

Biến EXRGit (tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may giữa Việt Nam và các nước đối tác năm t) ở mô hình (2) mang dấu dương như vậy giá trị xuất khẩu hàng dệt may giữa Việt Nam và các nước đối tác tỉ lệ thuận với tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may của Việt Nam, điều này phù hợp với mô hình trọng lực. Mô hình (2) cho biết khi EXRGit của Việt Nam với các nước đối tác tăng lên 1% thì tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may của Việt Nam tăng lên β1 % tức là 0,99%.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)