TỔNG QUAN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 34 - 38)

Ngành dệt may là ngành công nghiệp nhẹ bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất sợi, dệt nhuộm vải, thiết kế, hoàn tất sản phẩm và cuối cùng là phân phối đến tay người tiêu dùng.

Là ngành góp phần đảm bảo nhu cầu về ăn mặc của người tiêu dùng, cần thiết cho đời sống sinh hoạt và nhiều ngành nghề khác, dệt may không chỉ để tiêu dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu, ngành dệt may đã mang lại thặng dư, cải thiện cán cân thanh toán cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, vì yêu cầu nhiều nhân công tham gia vào quá trình sản xuất, ngành dệt may đã tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và đảm bảo mức sống cho người lao động, từ đây giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh đó, ngành dệt may còn giúp thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác.

Nguyên liệu đầu vào chính của ngành dệt may là bông, sợi, xơ. Với thị trường đầu ra rất đa dạng, sản phẩm của ngành ngoài việc phục vụ cho nhu cầu thiết yếu còn đóng vai trò đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người hiện nay. Chu kỳ sản xuất và sản phẩm thay đổi theo thời gian, thời tiết và tùy thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng hay phong tục tại các nơi khác nhau là những đặc điểm cơ bản của ngành Dệt may.

Hàm lượng lao động giản đơn cao với các thao tác sản xuất theo công đoạn, chủ yếu hoạt động bằng công nghệ bán tự động ngành dệt may không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, phù hợp với các đơn vị sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Việc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực này đã giúp giải quyết một lượng lớn nhu cầu việc làm cho người dân. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam: “Mỗi tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may đã tạo việc làm cho 150-200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50-100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác.

Bước vào thời kỳ hội nhập, việc gia nhập nhiều tổ chức FTA, WTO đã mở cửa đón nhiều cơ hội mới cho ngành dệt. Ngành Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn tại Việt Nam,“nằm top 3 nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới, chỉ sau

25

Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể biểu hiện rõ nhất vào năm 2018 khi kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017 (năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%) đã đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành Dệt may Việt Nam. Theo Báo cáo của “Hiệp hội Dệt may Việt Nam”, nửa đầu năm 2019, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trững lại do những biến động và căng thẳng chính trị, thương mại khiến cho chính sách bảo hộ thương mại gia tăng và ngày càng phức tạp, khó lường. Dù vậy, ngành dệt may vẫn có giá trị tăng trưởng dương với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng vải và hàng may mặc đều tăng tương đối từ 8-29%, riêng phụ liệu dệt may giảm 0,29%. Năm 2019 cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong sản xuất sợi tự nhiên và sợi tổng hợp so với năm 2017 và sản xuất hàng quần áo so với năm 2018 do nhận được các đơn hàng xuất khẩu giá trị cao đi nhiều nước lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 làm đình trệ hoạt động xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam sang các thị trường quen thuộc như Trung Quốc, Mỹ và EU, cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 12,77 tỷ USD, đã giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019. Do tình hình căng thẳng của dịch bệnh, lượng hàng xuất nhập khẩu từ các nước đều bị ảnh hưởng. Các nhà cung cấp trong nước chỉ có thể đáp ứng khoảng 10% nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất hàng dệt may, trong khi đó hoạt động nhập khẩu cũng gặp nhiều trở ngại làm cho ngành dệt may bị thiếu hụt nguyên liệu đầu vào. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp kinh doanh phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lao động.

Xuất khẩu hàng dệt may đã giảm xuống mức thấp trong tháng cuối quý 1 năm 2020 và tăng dần trở lại. Tuy nhiên mức tăng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, chỉ bằng 70% so với năm 2019.

26

Biểu đồ 2.1. Diễn biến trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2019-2020

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Về thị trường xuất khẩu, Mỹ hiện đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan năm 2020, sản lượng xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ trong 10 tháng đầu năm đạt 11,61 tỷ USD, giảm 5,84% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng đã khả quan hơn 6 tháng đầu năm.

Trong năm 2020, Việt Nam trải qua giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát mạnh, chính phủ thực thi các chính sách giãn cách xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và hoạt động kinh doanh trong nước: tiến độ vận chuyển và giao nhận hàng hóa bị kéo dài, nguồn hàng khan hiếm và nhu cầu sử dụng giảm mạnh. Bên cạnh đó, không chỉ thị trường trong nước, thị trường quốc tế cũng trải qua giai đoạn khó khăn, người dân toàn cầu buộc phải thắt chặt chi tiêu. Kéo theo sản lượng hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh, đặc biệt là trong tháng 4 và tháng 5. Nửa cuối năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đã có những tín hiệu phục hồi tích cực và dần trở về mức sản lượng ở thời điểm chưa có dịch Covid-19.

Trong đó, FTA Việt Nam với EU (Hiệp định EVFTA) đã được mong đợi trong nhiều năm. Bởi vào được thị trường EU tức là đã tiếp cận được thị trường có sức mua lớn, khối lượng trao đổi thương mại đều đặn hàng năm. Trái với kỳ vọng, dù đã ký kết Hiệp định thì vẫn cần thời gian 3 đến 7 năm để thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể được hưởng mức thuế ưu đãi ngay lập tức.

2.89 2.77 2.9

1.96 2.2 3

3.51 3.45 3.41 3.15

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2019 2020

27

Trước mắt, doanh nghiệp chưa nắm bắt được lợi ích về thuế ưu đãi, nhưng đã phải đối mặt với những rào cản từ yêu cầu nghiêm ngặt về quy tắc nguồn gốc xuất xứ. Thêm vào đó, hàng dệt may muốn đủ điều kiện được nhập khẩu vào EU phải sử dụng nguyên liệu chính từ Việt Nam, khâu cắt may do doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp Châu Âu đảm nhiệm. Chính những điều kiện này đã gây cản trở cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc nhận ưu đãi từ Hiệp định. Tương tự, với Hiệp định CPTPP, thị trường Canada và Australia là hai thị trường được kỳ vọng nhiều nhất. CPTPP bổ sung thêm một số điều kiện về quy tắc xuất xứ so với các FTA truyền thống. Không chỉ áp dụng bắt buộc từ 1 đến 2 công đoạn như các FTA cũ, CPTPP nâng cấp thành 3 công đoạn gồm tạo xơ-xe sợi, dệt-hoàn thiện vải và cắt may. Tất cả những công đoạn này chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các nước tham gia CPTPP. Điểm yếu của ngành dệt may trong nước là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, gần như 80% vải phục vụ sản xuất đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Để tránh bị động về đầu vào sản xuất, chính phủ và các doanh nghiệp phải cùng tìm ra giải pháp đầu tư xây dựng, phát triển các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm... Một thách thức lớn đặt ra cho ngành công nghiệp này là quá trình xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường - đặc thù của công nghiệp dệt may, hóa nhuộm – ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và dân cư. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển bền vững. Tuy nhiên, công nghệ xử lý hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường thường đi kèm với giá thành cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá đầu ra của nguyên liệu, gián tiếp đội giá của thành phẩm.

Cùng với đó, tăng trưởng xuất khẩu dệt may vẫn phụ thuộc vào sản xuất gia công và nhân công giá rẻ - 2 yếu tố không bền vững. Theo quy luật chung, sản xuất gia công sẽ có khuynh hướng dịch chuyển về các quốc gia có nguồn nhân công giá rẻ hơn, trong khi chi phí cho lao động Việt Nam ngày càng tăng. Một yếu tố quan trọng không kém nếu muốn cải tổ dây chuyền sản xuất đó là phải đổi mới công nghệ. Công nghệ sản xuất hiện tại đã cũ và lạc hậu. Ngành dệt may Việt Nam cần một cuộc cách mạng về công nghệ, ứng dụng phần mềm trong thiết kế và các máy móc thiết bị hiện đại hơn trong sản xuất. Theo Bộ Công Thương (2018), hầu hết thiết bị dệt thoi có trình độ trung bình khá nhưng công nghệ sử dụng trong dệt kim chỉ ở mức thấp và trung bình,

28

ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận phía sau của chuỗi cung ứng dệt may do không đáp ứng được về năng suất và chất lượng.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)