1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
1.2.2. Tác động của Hiệp định thương mại tự do đến các ngành hàng
Trong phạm vi bài viết này, nhóm nghiên cứu chỉ đề cập đến các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm chịu nhiều ảnh hưởng từ các Hiệp định thương mại tự do tại Việt Nam.
a. Tác động đến ngành Nông nghiệp
Theo VCCI, CPTPP và EVFTA có hiệu lực đã đem đến nhiều thuận lợi cho nông sản Việt hội nhập, chinh phục các thị trường khắt khe nhất.
17
Dễ thấy, hiện tại là thời điểm thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điển hình năm 2019, nhờ vào các lợi ích từ việc kí kết các hiệp định thương mại mà ngành nông nghiệp đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 2,9-3,1% và tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt khoảng 42-43 tỷ USD.
Một trong số những hiệp định FTA có tác động mạnh tới ngành thủy sản là CPTPP, theo đó, các mặt hàng thuộc ngành này sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản.“Thêm nữa, mặt hàng gạo cũng được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% tại thị trường mới là Canada và Mexico ngay sau khi CPTPP có hiệu lực.
Ngoài ra mặt hàng gỗ, sản phẩm từ gỗ là mặt hàng chủ lực xuất khẩu Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan do đó mà có lợi hơn khi cạnh tranh. Trước đây, với các nước như Canada, Úc, Mexico,.. Việt Nam chưa có bất kỳ hiệp định FTA nào nên chưa khai thác được thị trường này. Rào cản thương mại lớn dẫn đến nhiều khó khăn. Nhưng việc ký kết các FTA sẽ giúp Việt Nam có cơ hội được khai thác những thị trường tiềm năng và đạt được bước thành công ngay từ khi mới tiếp cận. Bên cạnh đó, EVFTA là hiệp định cũng đáng được mong chờ, một khi có hiệu lực, gạo và các sản phẩm từ hạt của Việt Nam xuất khẩu đi sang nước đối tác có ký kết Hiệp định này sẽ được giảm thuế về 0-4%. Ngoài ra, một số sản phẩm xuất khẩu khác cũng sẽ được cắt giảm theo lộ trình 3-7 năm. Như vậy, khi EVFTA có hiệu lực, mỗi năm Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu nông sản trên 1 tỷ USD vào thị trường Châu Âu, giúp GDP nông nghiệp tăng 0,4-0,5%.
Một trong những điểm đáng chú ý khi Việt Nam tham gia EVFTA là EU“cam kết giảm thuế cho cả hàng nông sản chế biến. Như vậy, khi EVFTA có hiệu lực, mỗi năm Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu nông sản trên 1 tỷ USD vào thị trường châu Âu, giúp GDP nông nghiệp tăng”0,4-0,5%. Bên cạnh cơ hội là thách thức, ngành nông nghiệp vốn còn quy mô hẹp, nhỏ lẻ, chưa tập trung của Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản về chất lượng sản phẩm. Trung bình, mỗi năm EU nhập khẩu khoảng 150 tỷ USD hàng nông sản trên toàn thế giới. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có thể đáp ứng được khoảng 5 tỷ USD cho thị trường này trên tổng 40 tỷ USD nông sản xuất khẩu ra toàn thế giới. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
18 b. Tác động đến ngành Công nghiệp
Đã có sự tăng trưởng nhanh trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam sau khi mở cửa nền kinh tế và tham gia các hiệp định FTA. Ngành công nghiệp Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn FDI từ các quốc gia phát triển và có trình độ công nghệ cao. Theo Bộ Công thương, trong chín tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 202,4 tỷ USD, tăng“4% so cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là động lực cho sự tăng trưởng của xuất khẩu khi kim ngạch xuất khẩu chín tháng của khu vực này đạt 71,4 tỷ USD, tăng mạnh 19,5% so cùng kỳ năm 2019, chiếm gần 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tính đến tháng 9/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp 20.680 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 830 triệu USD đi các nước châu Âu. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may,”nông sản, hàng điện tử,... các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU được cấp C/O là hàng giày dép, thủy sản, nhựa và sản phẩm nhựa có kim ngạch lần lượt là khoảng 385 triệu USD, 118 triệu USD, khoảng 48 triệu USD. Như vậy việc EVFTA có hiệu lực vào thời điểm này là kịp thời, đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước có kết quả tích cực trong xuất khẩu hàng hóa đối với các mặt hàng chủ lực.”
Bên cạnh đó, cơ cấu ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Từ một nền công nghiệp có xuất phát điểm thấp, kém phát triển, đến nay ngành công nghiệp đã đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một số ngành hàng công nghiệp trọng điểm được xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới là dệt may, da giày, linh kiện điện tử,... Trong đó, dệt may và da giày là 2 ngành hàng được chú ý nhiều nhất. Cụ thể, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết năm 2015 đã đem lại nhiều ưu thế cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo như hiệp định nay, Hàn Quốc đã tự do hóa 95,4% số dòng thuế vào thị trường Hàn Quốc, đặc biệt có các mặt hàng nông lâm thủy sản, dệt may và cơ khí.Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam”, ta thấy thị trường Hàn Quốc là điểm đến tuyệt vời khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đồng thời, nước này cũng đang xuất khẩu gần 20% sô lượng vải mà Việt Nam đang nhập khẩu phục vụ ngành dệt may. Hiệp định VKFTA có tính bổ trợ
19
cao đối với ngành dệt may khi Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu vải từ Hàn Quốc và xuất khẩu sản phẩm ngược lại vào thị trường này.“
Năm 2020, Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất - xuất khẩu của ngành dệt may trong nước và trên toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 của Việt Nam giảm từ 14-15%, đạt khoảng 34 tỷ USD. Theo đại diện Bộ Công Thương, 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 26,73 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ; trong khi xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác cũng giảm 26,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 13,5%... Đây cũng là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Nhìn chung, mặc dù chịu tác động do tổng cầu thế giới giảm, dệt may vẫn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam do có mức độ tăng trưởng tương đối ổn định và có giá trị cao trong top đầu các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.