CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
4.3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA NGÀNH DỆT
Các hiệp định thương mại tự do có tác động tiêu cực đến tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may bởi vì khi Việt Nam gia nhập vào các FTA và các tổ chức thương mại quốc tế nên sẽ được cắt giảm thuế quan do đó mà giá nhập khẩu nguyên phụ liệu sẽ rẻ hơn. Vì thế mà doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ tốn ít chi phí so với việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước nên nhập khẩu từ nước ngoài với lượng rất lớn. Hơn nữa các nước chủ yếu cung cấp nguyên phụ liệu cho Việt Nam có công nghệ sản xuất phát triển và năng suất cao do đó mà việc sản xuất hàng loạt và đáp ứng được lượng nhu cầu lớn.
Khi tổng giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may Việt Nam tăng lên thì kéo theo tỉ lệ nội địa hóa giảm, điều này dẫn đến thực tế kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lượng ngoại tệ tăng lên không nhiều.
Hiện nay đối với ngành dệt may, TLNĐH của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới đạt khoảng 40-45% (Trong báo cáo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Trong đó, vải sử dụng cho ngành này phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Ngành dệt vải của Việt Nam hiện nay hàng năm đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2, mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu của ngành may mặc.
Như vậy TLNĐH ngành dệt may Việt Nam khá thấp. Nhóm nghiên cứu có kiến nghị để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may cụ thể như sau:
Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nên cải thiện và nâng cấp máy móc sản xuất ngành dệt may, tham khảo và học hỏi kỹ thuật của chuỗi sản xuất nước ngoài bằng cách gửi công nhân đi đào tạo cách sử dụng máy móc từ nước bạn. Từ việc máy móc dệt may được nâng cấp và đổi mới sẽ làm tăng năng xuất sản xuất vải và đáp ứng được nhu cầu lớn dẫn đến tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may tăng lên. Từ kết
61
quả mô hình (2) giá trị xuất khẩu ngành dệt may tỉ lệ thuận với tỉ lệ nội địa hóa , nên khi giá trị xuất khẩu ngành dệt may tăng thì tỉ lệ nội địa hóa tăng theo. Khi nguyên vật liệu từ trong nội địa đủ để cung cấp sản xuất vải xuất khẩu với số lượng lớn và có trình độ công nghệ cao đáp ứng được hiệu xuất cộng thêm việc xuất khẩu sang các nước mà Việt Nam có hiệp định thương mại thì làm thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may rất lớn.
Về phía nhà nước, cần đánh giá chính xác thế mạnh và có định hướng cụ thể cho ngành dệt may của Việt Nam. Việt Nam gia nhập rất nhiều các hiệp định thương mại, các doanh nghiệp ít nhiều sẽ tiết kiệm được chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu phụ vụ cho ngành. Tuy nhiên, điều này mang đến những tác động tiêu cực đến TLNĐH nếu nước ta nhập khẩu NVL với khối lượng lớn. Chính phủ nên ban hành thêm nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất bông, sợi cho người trồng bông;
nên chú trọng quy hoạch hóa đất trồng và khu trồng bông vào vùng chuyên canh để dễ dàng quản lý chất lượng cũng như số lượng bông, sợi. Việc này sẽ hạn chế được lượng nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên, chỉnh phủ nên có sự đánh giá chính xác về loại nguyên vật liệu nào là thế mạnh của nước ta để chú trọng đầu tư đúng mức. Đơn cử, nước ta không có điều kiện thuận lợi để trồng bông vì thế nên tập trung dành nguồn lực phát triển và sản xuất các nguyên liệu khác như xơ nhân tạo. Việt Nam có lợi thế trong trong việc sản xuất xơ PE chúng ta có nhà máy lọc dầu.
Hiện nay, xơ PE đó đỏp ứng được khoảng ẵ nhu cầu trong nước và đặt mục tiờu trong những năm tới sẽ đỏp ứng được ắ nhu cầu. Việt Nam nờn nhỡn vào và đỏnh giỏ tiềm lực phát triển các nguyên vật liệu có thể thay thế bông tự nhiên vào quá trình sản xuất giúp gia tăng TLNĐH của ngành.
Cùng với đó, chính phủ nên có những gói chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp giúp DN cải tiến về máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần đẩy mạnh khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nguyên vật liệu giúp các ngành dệt may có thể tự chủ được nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ tín dụng, tiếp cận vay vốn và tháo gỡ các vướng mắc về thuế cũng cần được nhà nước quan tâm và đầu tư hơn nữa.
62 KẾT LUẬN
Có thể thấy, ngành dệt may ngày càng phát huy được năng lực của mình, đặc biệt là trong thị trường quốc tế đầy cạnh tranh như hiện nay. Hàng dệt may đã trở thành ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn không chỉ đối với các công ty sản xuất hàng dệt may mà còn là mục tiêu quan trọng của quốc gia. Hàng dệt may Việt Nam cũng tự khẳng định vị thế của mình khi liên tiếp đứng đầu trong danh sách những ngành hàng xuất khẩu chủ lực được thị trường quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu dệt may hiện vẫn chưa đem lại nhiều lợi nhuận tương xứng với quy mô đầu tư và lợi nhuận đổ vào. Một trong những lý do gây nên tình trạng này là TLNĐH của sản phẩm ngành dệt may Việt Nam chưa cao. Bằng chứng là tỷ lệ nguyên phụ liệu từ các nhà cung cấp trong nước còn quá thấp so với nguyên phụ liệu nhập khẩu, hình thức gia công xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này thể hiện khả năng sản xuất, công nghệ còn hạn chế, cần được khắc phục.
Hiện nay, các hiệp định thương mại tự do được đàm phán và ký kết không chỉ nhằm mục đích tạo mối quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và gắn với lợi ích thực tiễn giữa các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Việc nâng cao tầm quan trọng của TLNĐH trong sản phẩm xuất khẩu thể hiện năng lực của dây chuyền sản xuất, đồng thời cũng khẳng định vị thế của sản phẩm Việt trên trường quốc tế, gia tăng uy tín trong khối, tiến đến những bước cao hơn trong đàm phán và cùng với đó là những lợi ích kinh tế lớn hơn.
Bài viết đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ nội địa hóa và các Hiệp định thương mại tự do, các quy tắc xuất xứ trong đó và những thách thức, cơ hội của việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong xuất khẩu hàng dệt may.
63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Hà Văn Hội (2012), Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh số 48.
2. Brian Staples, Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Hồng (2017), Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên
3. Sheng Lu (2018), Evaluation of the Potential Impact of CPTPP and EVFTA on Vietnam’s Apparel Exports
4. ThS. Phạm Thị Minh Hiền (2010), Xây dựng thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 07
5. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Hải Xuân (2014), Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP, Tạp chí phát triển kinh tế số 26 6. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành Công nghiệp vẫn gặp nhiều khó
khăn (Website: Quốc hội Việt Nam)
7. Tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp nước ta (Tạp Chí Công Thương)
8. Báo cáo ngành Dệt may (Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)
9. Hatem Mabrouk (2010), “Rules of Origin as International Trade Hindrances”, Entrepreneurial Business Law Journal, Vol 97 (5)
10. Mariana C. Silveira (1999), Rules of Origin in International Treaties:
Comparative Study of NAFTA and MERCOSUR, and a General Overview of the European Union
11. Anne O. Krueger (1999), “Trade Creation and Trade Diversion Under NAFTA”, Economic Law Journal, F15
12. ThS. Trần Thị Trang, ThS. Đỗ Thị Mai Thanh (2018), Những tác động nổi bật của FTA thế hệ mới đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia.
13. Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Diệu Linh, Huỳnh Thị Diễm Trinh (2020), Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam tập 62, số 10.
14. Kawasaki, Kenichi (2004), The Impact of Free Trade Agreements in Asia