CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
4.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỚI NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN TỚI NĂM 2030 CỦA NGÀNH DỆT MAY
Trải qua quá trình “gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của nước nhà, đứng thứ 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không ngừng tăng tăng lên, thu hút lực lượng lao động lớn, đóng góp gần 12%
GDP nền kinh tế. Ngành dệt may được Chính phủ chú trọng quan tâm định hướng, đầu tư để phát huy tiềm năng của ngành, xây dựng thương hiệu, nắm bắt cơ hội trên thi trường thế giới. Các phương hướng của ngành dệt may trong thời gian tới, cụ thể là:
Thứ nhất, tận dụng thị trường để phát triển ngành
Ngành dệt may đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đa dạng hóa được các mặt hàng may mặc; phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Cụ thể, trong giai đoạn tới, thực hiện mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức 6%. Theo hình 4.1, đến năm 2030, kim ngạch XK ngành dệt may phấn đấu đạt 64-67 tỷ USD trong đó nhãn hiệu và thương hiệu của Việt Nam chiếm khoảng 1/5 kim ngạch xuất khẩu.
58
Các doanh nghiệp ngành dệt may cần nâng cao năng lực vốn, lao động, kỹ thuật, công nghệ…, đây là cơ sở tiền đề giúp ngành dịch chuyển phương thức sản xuất từ gia công sản phẩm khâu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các phương thức sản xuất giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài như: gia công từng phẩn (OME), mua nguyên liệu – sản xuất – bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất - cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM) và tiến tới từng bước sản xuất hàng với với thương hiệu” thương của mình (OBM).
Bảng 4.1. Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may tới năm 2030
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2030
1. Kim ngạch XK Tỷ USD 64-67
Tỷ lệ XK so cả nước % 9-10
2. Sử dụng lao động 1.000 ng 4.400
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ 1000 Tấn 30
- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 1.500
- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 2.200
- Vải các loại Triệu m2 4.500
- Sản phẩm may Triệu SP 9.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 70
( Nguồn: Quyết định 3218/QĐ-BCT ban hành ngày 11/4/2014)
Doanh nghiệp ngành dệt may cần chú trọng trong việc cải tiến, nâng cao năng suất lao động; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; quản lý chất lượng; thiết kế mẫu mã; xúc tiến thương mại ... Chuyển dần chiến lược phát triển ngành từ chiều rộng sang chiều sâu để đạt lợi ích vững chắc và lâu dài .
Thứ hai, thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc thuộc top 5 của thế giới, nhưng chỉ mới gia nhập vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm dệt may trên thế giới trong những năm gần đây. Vì vậy để nâng cao vị thế cũng như giá trị gia tăng cho ngành, đòi hỏi ngành dệt may cần có kế hoạch, bước đi chắc chắn thâm nhập sâu rộng vào chuỗi
59
giá trị toàn cầu. Tập trung vào khâu mà chúng ta mạnh, có lợi thế chứ không nên dàn trải nguồn lực, không phát huy được thế mạnh.
Thứ ba, phát triển ngành công nghiệp dệt vải phục vụ cho ngành may mặc Để có nguồn nguyên liệu đầu vào trực tiếp cho ngành may mặc thì công nghiệp dệt vải cần được quan tâm đúng mực. Dệt vải là khâu gắn kết giữa khâu sản xuất sợi và may mặc, đây cũng là thế mạnh của ngành dệt may Việt Nam khi dệt vải cũng phụ thuộc vào nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó dệt vải sẽ làm tăng TLNĐH sản phẩm may mặc, điêu này giúp cho việc tận dụng được tối đa ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại cho sản phẩm dệt may khi xuất khẩu.
Đối với các dự án dệt, nhuộm khi thực hiện triển khai, cần lựa chọn công nghệ phù hợp với tiêu chí nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường,
Từng bước đầu tư, cho ra đời các cụm khu công nghiệp dệt may đồng bộ, thống nhất theo xu hướng chuỗi giá trị: sản xuất nguyên phụ liệu (sợi, dệt vải, nhuộm….), may sản phẩm FOB, ODM. Quy hoạch các nhà máy dệt nhuộm trong các khu công nghiệp đồng bộ với việc xử lý nguồn nước, không khí, bảo vệ môi trường.
Thứ tư, đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành dệt
Căn cứ vào quy hoạch vùng miền trong phát triển cây công nghiệp, thực hiện triển khai chương trình phát triển cây bông, đây là loại cây nguyên liệu thích hợp với thổ nhưỡng nhiều vùng miền ở Việt Nam. Các vùng trồng bông cần có quy hoạch và đầu tư hiện đại từ khâu chăm sóc, thu hoạch để tăng năng suất cũng như chất lượng bông xơ, cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao cho ngành dệt.
Bên cạnh đó để tận dụng đầu ra là chế phẩm từ dầu mỏ, cần đầu tư bổ sung thêm các nhà máy sản xuất xơ, sợi nhân tạo để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành dệt, thêm nữa đây cũng là thế mạnh trong việc tạo nguồn xơ sợi của Việt Nam.
Thứ năm, dịch chuyển các nhà máy ngành dệt may từ các thành phố lớn về các địa phương
Dệt may là ngành cần nhiều lao động, vì vậy để phát triển và tăng trưởng ổn định, mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành dệt may nói chung cần nguồn lao
60
động, nhân công dồi dào, ổn định và chất lượng. Ngoài ra, đây cũng là ngành sử dụng tài nguyên ít tài nguyên không thể phục hồi và cũng không đòi hỏi vốn lớn để đầu tư, vì vậy việc xây dựng nhà máy dệt may có thể thực hiện ở bất kỳ địa phương nào. Việc di chuyển nhà máy về các địa phương có nguồn lao động dồi dào không chỉ giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người dân mà còn giải quyết vấn đề an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Các thành phố lớn giảm thiểu tình trạng tắc đường, ô nhiễm không khí, sức ép lên cơ sở hạ tầng.