CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 16
2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Khái niệm đầu tiên về việc làm việc xa đã đƣợc đƣa ra ở Hoa Kỳ vào những năm 1970 để giải quyết các vấn đề liên quan đến giao thông nhƣ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí bằng cách giảm đi lại giữa nhà và nơi làm việc. Mặc dù việc làm từ xa đã đƣợc thảo luận từ những năm 1970, nhƣng vẫn chƣa có một thuật ngữ nào thống nhất:
“teleworking”( phổ biến trong văn học Châu Âu), “telecommuting” (phổ biến ở văn học Mỹ), “home-working”, “working-at-a-distance”, “remote-workers” tất cả đều có ý nghĩa tương tự nhau. Theo Huws( 1997), công việc một phần ở nhà và một phần ở văn phòng đƣợc định nghĩa là công việc từ xa nhiều nơi. Công việc đƣợc thực hiện hoàn toàn tại nhà và nơi nhân viên làm việc từ xa có thỏa thuận làm việc cho một chủ nhân duy nhất đƣợc định nghĩa là làm việc từ xa tại nhà hoặc làm việc tại nhà.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về vấn đề làm việc từ xa cũng đã đƣợc thực hiện.
Trong vài năm gần đây, có một vài nghiên cứu nổi bật về làm việc từ xa có thể kể đến nhƣ
nghiên cứu của Joseph Morrison (2017), Chidi M. Lebopo và cộng sự (2020), Alejandro Silva-C và các cộng sự (2019); Audronė Nakrošienė và cộng sự (2019) và Angel Belzunegui-Eraso và cộng sự (2020).
Joseph Morrison (2017) đã nghiên cứu về chủ đề giải thích ý định của IT Workers tại Nam Phi đối với làm việc từ xa. Nghiên cứu đặt trọng tâm vào câu hỏi, “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định làm việc từ xa của nhân viên CNTT Nam Phi?”. Dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), nghiên cứu có 3 biến độc lập chính: “thái độ”, “định mức chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”; 11 biến phụ thuộc: “lợi ích kinh tế”,
“năng suất”, “chất lƣợng cuộc sống”, “phát triển sự nghiệp”; “sếp”, “gia đình”, “ bạn bè”,
“hiệu quả cá nhân”; “hỗ trợ”, “công nghệ” và “không gian làm việc”. Nghiên cứu cho thấy “thái độ” không có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng làm việc từ xa, trong đó
“thái độ” bị ảnh hưởng bởi “chất lượng cuộc sống” và “năng suất”, “lợi ích kinh tế” và
“phát triển sự nghiệp” không có tác dụng đáng kể. Tương tự “định mức chủ quan” cũng không ảnh hưởng đáng kể đến ý định làm việc từ xa, nó chịu ảnh hưởng từ “gia đình” và
“bạn bè”, không chịu ảnh hưởng đáng kể từ “sếp”. “Nhận thức kiểm soát hành vi” là yếu tố duy nhất tác động đến ý định làm việc từ xa, chịu ảnh hưởng từ “công nghệ”, “hiệu quả cá nhân” và “hỗ trợ”; “không gian làm việc” không ảnh hưởng đáng kể. Trong nghiên cứu này, công nghệ được coi là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến việc kiểm soát hành vi của nhân viên CNTT. Bất kỳ chương trình làm việc từ xa nào cũng yêu cầu công nghệ làm thành phần chính vì nó cung cấp cho người lao động các công cụ cho phép giao tiếp và cộng tác từ xa. Chi phí băng thông rộng ở Nam Phi là một hạn chế đã biết. Khi băng thông không đủ khả năng chi trả, các thiết bị, công cụ làm việc từ xa có thể trở thành một chất ức chế đáng kể. Vì vậy, tác giả cho rằng cần giải quyết các vấn đề công nghệ và hỗ trợ tốt hơn cho các nhân viên CNTT muốn làm việc từ xa. Người sử dụng lao động cũng nên cung cấp hỗ trợ tài chính để trợ cấp chi phí băng thông cao ở Nam Phi đồng thời cung cấp đào tạo cho nhân viên để có thể làm việc hiệu quả khi ở xa văn phòng. Tuy vậy, bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế nhƣ thông tin chỉ đƣợc thu thập quan điểm của nhân viên
CNTT tại Nam Phi, sẽ thích hợp hơn nếu mở rộng nghiên cứu đa ngành nghề hoặc đa văn hóa.
Trong nghiên cứu của Chidi M. Lebopo và cộng sự (2020) “giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công việc từ xa của các tổ chức ở Nam Phi trước COVID- 19” đã chỉ ra 7 yếu tố tác động đến áp dụng làm việc từ xa: “đặc điểm công việc”, “giao tiếp”, “sự hỗ trợ của quản lý cấp cao”, “kiểm soát quản lý”, “tin cậy”, “văn hóa tổ chức”
và “phù hợp với khả năng tương thích”. Kết quả cho thấy tất cả các yếu tổ đều có mối quan hệ tích cực với việc áp dụng làm việc từ xa, ngoại trừ yếu tố “kiểm soát quản lý” có mối quan hệ tiêu cực. Các biến độc lập cho việc áp dụng công việc từ xa chiếm 55,5%
trong tổng số biến thể, với “đặc điểm công việc”, “giao tiếp”, “sự hỗ trợ của quản lý cấp cao” và “Văn hóa tổ chức” (phù hợp) ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến việc áp dụng công việc từ xa. Các tác giả cũng thừa nhận rằng bài nghiên cứu còn hạn chế khi đã không xem xét các điều kiện kinh tế xã hội của những người được hỏi khác nhau dẫn đến kết quả phân tích chƣa đƣợc hiệu quả.
Ngoài nghiên cứu của Chidi M. Lebopo và cộng sự (2020), nghiên cứu của Angel Belzunegui-Eraso và cộng sự (2020) về “Làm việc từ xa trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng Covid-19” cũng nghiên cứu về việc sử dụng làm việc từ xa trong thời kì Covid 19.
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết của Baruch và Nicholson (2001) chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc làm từ xa: “yếu tố cá nhân”, “yếu tố công việc”, “yếu tố tổ chức” và “yếu tố gia đình”. Ngoài ra các tác giả cũng đề xuất thêm 1 yếu tố nữa là “yếu tố môi trường”. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số công ty đã triển khai việc sử dụng công nghệ từ xa nhƣ một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 và các công ty lớn có nhiều cơ sở hơn trong việc giới thiệu công nghệ làm việc từ xa. Nhiều doanh nghiệp ở Hoa Kỳ thiếu các kế hoạch phòng chống đại dịch đầy đủ, những vi phạm an ninh liên quan đến công việc từ xa có thể là trở ngại cho việc thực hiện nó. Về môi trường và sức khỏe, các tác giả cho rằng việc làm từ xa là một chiến lƣợc giảm chi phí cơ sở hạ tầng, để giảm ô nhiễm liên quan đến di chuyển hoặc tạo ra một môi trường thuận lợi để kết hợp công việc và gia đình đời sống. Mặc dù vậy, nghiên cứu chƣa đƣa ra đƣợc cuộc khủng hoảng có đóng vai trò là
động lực cho việc làm từ xa trong tương lai hay đó chỉ là một biện pháp tạm thời không có tác dụng lâu dài.
Nghiên cứu “Thái độ của các nhà quản lý đối với công việc từ xa, tại sao lại khó áp dụng nó trong các tổ chức?” của Alejandro Silva-C và các cộng sự (2019) đã chỉ ra rằng thái độ của nhà quản lý đối với công việc từ xa bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính:
“tính dễ sử dụng công việc từ xa”; “tính hữu ích của công việc từ xa” và “lo lắng”. Những biến quan sát ảnh hưởng đến “tính dễ sử dụng công việc từ xa” gồm: “điều kiện làm việc”, “hiệu quả bản thân”, “lo lắng” và “động lực”. Những biến quan sát ảnh hưởng đến
“tính hữu ích của công việc từ xa”: “tầm quan trọng của công việc”, “khả năng tương thích”, “chuẩn mực chủ quan”, “kinh nghiệm” và “tính dễ sử dụng công việc từ xa”. Các tác giả cho rằng tất cả các hệ số quan hệ đều có ý nghĩa, ngoại trừ mối quan hệ “lo lắng” –
“thái độ của nhà quản lí đối với công việc từ xa” và “kinh nghiệm” – “tính hữu ích của công việc từ xa”. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh “điều kiện làm việc” có tác động tích cực đáng kể đến thái độ của các cá nhân và tính dễ sử dụng. Nếu tổ chức có nhiều nguồn cung cấp cho công việc từ xa, các nhà quản lí sẽ thấy công việc từ xa dễ sử dụng và có thái độ tích cực đối với nó. Kết quả cũng chỉ ra rằng nhận thức của các giám đốc điều hành về công việc từ xa làm giảm đáng kể rào cản khi áp dụng vào tổ chức, cho thấy rằng khi khái niệm làm việc từ xa trở nên quen thuộc hơn với các giám đốc điều hành( giành đƣợc những trải nghiệm tích cực) thì có thể mong đợi việc áp dụng công việc từ xa nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại hạn chế về phạm vi nghiên cứu( chỉ thu thập thông tin từ các nhà quản lí tại thành phố Medellin, Colombia).
Nghiên cứu của Audronė Nakrošienė và cộng sự (2019) về “đặc điểm và kết quả của công việc từ xa” dựa trên lý thuyết nhu cầu công việc nguồn lực (Demerouti và cộng sự, 2001) cho thấy 10 biến độc lập sau: “kỹ năng lập kế hoạch thời gian”; “giảm thời gian giao tiếp với đồng nghiệp”; “Khả năng làm việc tại nhà trong trường hợp ốm đau”; “sự tin cậy của người quan sát”; “sự ủng hộ của người quan sát”; “khả năng giảm chi phí đi lại”;
“khả năng chăm sóc các thành viên trong gia đình”; “sự phù hợp của địa điểm làm việc tại nhà”; “khả năng truy cập các tài liệu của tổ chức từ nhà” và “khả năng làm việc trong thời
gian hiệu quả nhất” tác động đến kết quả của công việc từ xa. Các tác giả cho rằng các yếu tố trên có mối tương quan từ trung bình đến cao với kết quả làm việc từ xa. Trong đó, kết quả cho thấy “sự phù hợp của địa điểm làm việc tại nhà” và “giảm thời gian giao tiếp với đồng nghiệp” là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các kết quả làm việc từ xa. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu của các tác giả, “kỹ năng lập kế hoạch thời gian”,
“khả năng giảm chi phí đi lại” và “khả năng truy cập tài liệu công việc từ nhà” không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả làm việc từ xa. Nghiên cứu này hỗ trợ kết quả của nghiên cứu trước đây về tầm quan trọng của địa điểm làm việc đối với nhân viên làm việc từ xa hiệu quả (De Croon và cộng sự, 2005), tuy nhiên do số lƣợng mẫu khảo sát còn nhỏ( N=
128) nên kết quả nghiên cứu chƣa mang tính toàn diện và hiệu quả.