Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ý định làm việc từ xa của sinh viên tại hà nội (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.2 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

 Cảm nhận về tính hữu ích

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989) đã chỉ ra rằng “xác suất chủ quan của người dùng tiềm năng rằng việc sử dụng cụ thể sẽ tăng hiệu suất công việc của họ trong bối cảnh tổ chức”. Dựa vào thang đo của Joseph Morrison( 2017) đã đƣợc đƣa vào đề tài trước đó, nhóm đã áp dụng và đưa ra giả thuyết:

H1: “Cảm nhận về tính hữu ích có ảnh hưởng tác động đến thái độ sử dụng thư điện tử khi làm việc từ xa của sinh viên.”

 Thái độ

Theo thuyết hành vi có kế hoạch TPB(Ajzen, 1991), thái độ đƣợc định nghĩa là

“mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi đƣợc thực hiện một hành vi và nó đƣợc cho là phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ cũng nhƣ những trở ngại và trở ngại đƣợc dự đoán trước.” Còn theo mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis(1986) thì có hai tiền tố khác nhau có tác động đến thái độ là cảm nhận về tính hữu ích và cảm nhận về tính dễ sử dụng. Theo thuyết TRA và mô hình TAM thì “Thái độ là đánh giá thuận lợi hoặc không

tốt về một hành vi nhất định và ảnh hưởng trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi đó”.

Nhóm nghiên cứu lựa chọn thang đo đã được Morrison (2017) đưa vào đề tài trước đó và đƣa ra giả thuyết:

H2: “ Thái độ đối với việc làm từ xa có tác động tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Chuẩn mực chủ quan

Trong thuyết TRA, Chuẩn mực chủ quan - Subjective norms (SN) định nghĩa là

“cảm nhận của cá nhân bị ảnh hưởng bởi những người quan trọng đối với cá nhân đó cho rằng nên hoặc không nên thực hiện hành vi nào đó”. Theo thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Ajzen, 1991), chuẩn mực chủ quan có tác động đến ý định làm việc từ xa. Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng thang đo đã đƣợc Khalifa và Davison( 2008) đƣa vào nghiên cứu trước đó và đưa ra giả thuyết:

H3: “Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Gia đình

Theo Khalifa và Davison( 2008) thì gia đình là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chuẩn mực chủ quan về ý định của một cá nhân. Cũng theo Levon T. Esters và Blannie E. Bowen (2005) thì bố mẹ là một trong những cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn công việc. Nhóm đã chọn thang đo của Khalifa và Davison( 2008) đã đƣợc sử dụng trước đó để được sử dụng và đưa ra giả thuyết:

H4: “Gia đình có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Bạn bè

Trong mô hình của Khalifa và Davison( 2008) cũng đã chứng minh rằng đồng nghiệp có tác động đến chuẩn mực chủ quan về ý định làm việc từ xa của một cá nhân.

Levon T. Esters và Blannie E. Bowen (2005) cũng chứng minh đƣợc rằng bạn bè là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn công việc. Để phù hợp với đối tượng mà nhóm hướng đến là sinh viên, dựa vào giả thuyết đã được nghiên cứu trước đó nhóm đã chọn thang đo của Khalifa và Davison( 2008) và đƣa ra giả thuyết:

H5: “ Bạn bè có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Ngành nghề

Ở đây, nhóm đưa ra đề xuất rằng ngành nghề có ảnh hưởng đến ý định làm việc từ xa của sinh viên. Nhận thấy, Ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã có từ lâu, đào tạo từ xa nhận đƣợc chứng nhận về học thuật vào năm 1892 khi đại học Chicago( Casey, DM, 2008) tạo ra chương trình đào tạo từ xa cấp đại học đầu tiên hay AD Jurik và AC Weaver( 2008) cũng đã đề cập đến việc giám sát y tế từ xa nhờ vào áp dụng công nghệ. Dự đoán của nhóm là tùy vào ngành nghề mà sinh viên hướng đến làm việc là gì sẽ ảnh hưởng đến ý định làm việc của sinh viên. Dựa vào thang đo của Khalifa và Davison (2008), nhóm đã tự xây dựng thang đo và đƣa ra giả thuyết:

H6: “Ngành nghề có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Nhận thức về kiểm soát hành vi

Xuất phát ban đầu của thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1985) kiểm soát hành vi đƣợc hiểu là cố gắng thực hiện một hành vi nhất định thay vì liên quan đến hiệu suất thực tế. Và theo thuyết TPB, một ý định hành vi chỉ có thể đƣợc biểu hiện trong hành vi nếu hành vi được đề cập nằm dưới sự kiểm soát về mặt hành vi. Trong bài nghiên cứu, nhóm đã chọn thang đo của Taylor, S. and Todd, P.A (1995) và đƣa ra giả thuyết:

H7: “ Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Không gian

Theo mô hình đã đƣợc chứng mình của Khalifa và Davison (2008), không gian là một yếu tố tác động đến nhận thức về kiểm soát hành vi của một cá nhân. Một số tổ chức chọn thiết lập các trung tâm làm việc vệ tinh ở các quận lân cận địa phương (Fritz và cộng sự, 1998; Khalifa và Etezadi, 1997). Áp dụng thang đo của Khalifa và Davison (2008) vào nghiên cứu của nhóm, nhóm đƣa ra giả thuyết:

H8: “ Không gian làm việc có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Hiệu quả cá nhân

Khalifa và Davison (2008) có đƣa vào mô hình yếu tố hiệu quả cá nhân. Hiệu quả cá nhân hay sự tự tin của một người khi làm việc mà không phụ thuộc vào người khác(

Bélanger và Collins, 1998; Teo và cộng sự 1998) là rất quan trọng đối với làm việc từ xa.

Áp dụng thang đo của Khalifa và Davison (2008) để đƣa vào nghiên cứu và đƣa ra giả thuyết:

H9: “Hiệu quả làm việc cá nhân có tác động tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

 Công nghệ

Sự sẵn có của công nghệ truyền thông đã đƣợc chứng minh là có tác động tích cực đáng kể đến năng suất và sự hài lòng của người làm việc từ xa( Bélanger và cộng sự, 2001). Áp dụng thang đo của Shirley Taylor và Peter A. Todd( 1995) và đƣa ra giả thuyết:

H10: “ Công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến ý định làm việc từ xa của sinh viên.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về ý định làm việc từ xa của sinh viên tại hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)