CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.2 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.2.1 Mô hình đề xuất
Dựa trên tổng quan nghiên cứu, để đƣa ra mô hình đề xuất phù hợp với đối tƣợng sinh viên đang có ý định làm việc từ xa, nhóm đã kết hợp với các mô hình TRA), thuyết TPB và TAM .Việc kết hợp các mô hình sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan và chi tiết về các yếu tố tác động lên biến tổng. Ngoài ra, kết hợp các mô hình giúp cho không bỏ sót các biến số quan trọng có ảnh hưởng dẫn đến nghiên cứu thiếu độ tin cậy, việc kết hợp cũng giúp cho nghiên cứu đƣợc bao quát hơn, chắt lọc đƣợc các biến độc lập, trung gian một cách hợp lý, tránh đƣợc những hạn chế khi xây dựng một mô hình.
Theo TRA, TPB các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định làm việc từ xa là các yếu tố về thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về làm việc từ xa. Tiếp đó, Theo TAM các yếu tố tác động đến thái độ đối với một hành vi là tính hữu ích và tính dễ sử dụng của đối tƣợng. Tuy nhiên, đối với ý định làm việc từ xa, các đối tƣợng đƣợc khảo sát chƣa thực hiện hành động nên tính dễ sử dụng nhóm quyết định không đƣa vào.
Chuẩn mực chủ quan đề cập đến áp lực xã hội nhận thức đƣợc liên quan đến việc thực hiện một hành vi. Đông thời, các chuẩn mực chủ quan cũng đƣợc cho là có ảnh
hưởng đến ý định hành vi( Fishbein và Ajzen,1975; Venkatesh và Vitalari, 1992). Trong nghiên cứu này thì bạn bè và các thành viên trong gia đình đều là ví dụ về các yếu tố xã hội. Theo Levon T. Esters và Blannie E. Bowen( 2005) thì yếu tố gia đình và bạn bè là yếu tố tác động lớn nhất đến quyết định chọn công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành nông nghiệp. Những tương tác này có thể ở dạng nhận xét, đề xuất hoặc chỉ thị. Bélanger và Collins (1998), Ruppel và Howard (1998), Teo và cộng sự. (1998) và Yap và Tng (1990) đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố xã hội. Chính vì thế mà nhóm quyết định đƣa yếu tố bạn bè và gia đình vào mô hình.
Ngoài ra, nhóm cũng nhận ra rằng yếu tố ngành nghề là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định làm việc từ xa. Trên thực tế, có rất nhiều ngành nghề có thể làm việc từ xa nhƣ: lập trình viên, dịch giả, nhân viên thiết kế, đánh giá nghiên cứu web, giáo viên dạy online, nhân viên nhập liệu,… Dựa vào hình 3.4 và hình 3.5 có thể thấy đƣợc việc làm từ xa thay đổi mạnh mẽ qua lĩnh vực và nghề nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực về công nghệ và tri thức. Cụ thể, công nhân trong lĩnh vực CNTT và các dịch vụ liên lạc khác đã hoạt động tại nhà thường xuyên hoặc đôi khi với tần suất hơn 40% vào năm 2018 tại các nước trong liên minh châu Âu. Tỷ lệ nhân viên làm việc từ xa trên 30%
trong một loạt lĩnh vực kinh doanh chuyên sâu về kiến thức dịch vụ, cũng nhƣ trong các hoạt động giáo dục và xuất bản. Nó cũng ở mức khá cao khoảng 20% trong lĩnh vực viễn thông, tài chính và bảo hiểm. Ngƣợc lại, tỷ lệ nhân viên làm việc từ xa là khá thấp trong các dịch vụ hành chính và hỗ trợ, cũng nhƣ trong các lĩnh vực liên quan đến thao tác vật lý của vật liệu hay đồ vật, chẳng hạn nhƣ sản xuất.
Hình 3.4. Mức độ phổ biến của việc làm từ xa theo lĩnh vực, EU -27 Nguồn: European Comission - EUROPA Xét theo nghề nghiệp, giáo viên có tỉ lệ làm việc từ xa cao nhất trên 40%. Các chuyên gia ICT, các nhà quản lý và các chuyên gia làm việc trongluật pháp, kinh doanh, quản trị và khoa học cũng cho thấy tỉ lệ làm việc từ xa cao tương tự. Tuy nhiên, một số ngành nghề bị giới hạn về địa điểm, phải tới tận nơi để làm việc hoặc giới hạn về giao tiếp khi không thể giải thích rõ qua thiết bị di động thì có tỉ lệ làm việc từ xa thấp dưới 10%
nhƣ nhân viên bán hàng, nhân viên dịch vụ cá nhân và nhân viên ghi số và vật liệu.
Hình 3.5. Mức độ phổ biến của việc làm từ xa theo nghề nghiệp, EU -27
Nguồn: European Comission - EUROPA
Theo nghiên cứu trên thế giới, cũng có các tài liệu liên quan đến nhân tố ngành nghề ảnh hưởng đến ý định có thể kể ra như: “Ý định khởi nghiệp của thanh niên trong các quốc gia MENA: ảnh hưởng của giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và thu nhập.” của Zakia Setti (2017). Dựa trên lý thuyết của Ajzen (1991) về hành vi có kế hoạch, ý định của các doanh nhân là một sự lựa chọn có ý thức. Ý định hoặc sự sẵn sàng tham gia một hoạt động kinh doanh là một hành vi có kế hoạch chịu ảnh hưởng của các yếu tố động cơ.
Do đó, ý định kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố: giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và thu nhập. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của giới tính tới ý định của giới trẻ là lớn nhất, tiếp sau đó là giáo dục, thu nhập và nghề nghiệp đều có tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên. Nghiên cứu cho rằng đặc điểm của ngành nghề có ảnh hưởng tới ý
định tự tạo việc làm của thanh niên tại các quốc gia MENA, một phần cũng do sợ thất nghiệp trong một nền kinh tế chƣa đa dạng và phát triển. Dựa vào những cơ sở trên đồng thời nhóm cũng đã tiến hành hỏi 5 chuyên gia và cho kết quả là đồng ý khi đƣa biến ngành nghề vào mô hình.
Theo TPB (Ajzen, 1991), cấu trúc của kiểm soát hành vi nhận thức bao gồm cả các yếu tố môi trường, tương tự như quan điểm của Triandis (1980) về các điều kiện và Mathieson và cộng sự (2001) khái niệm về các nguồn lực đƣợc cảm nhận, cũng nhƣ yếu tố bên trong của sự hiệu quả của cá nhân (Bandura, 1977). Theo nghiên cứu của Khalifa và Davison( 2008) thì các yếu tố chính tác động đó là không gian, cá nhân, hỗ trợ và công nghệ đã đƣợc phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu sau đấy thu đƣợc xác định là các yếu tố không gian, cá nhân và công nghệ là các yếu tố có tác động nhiều nhất đến ý định làm việc từ xa.
Kết quả là nhóm đã tổng hợp và đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 7 nhân tố( biến độc lập) là “Tính hữu ích của làm việc từ xa” , “ Gia đình”, “Bạn bè”,
“Ngành nghề”, “Không gian”, “Cá nhân” và “Công nghệ” và các nhân tố( biến phụ thuộc) là “ Thái độ đối với làm việc từ xa”, “ Chuẩn mực chủ quan”, “ Nhận thức kiểm soát hành vi”, “ Ý định làm việc từ xa”. Mô hình đề xuất được thể hiện ở hình 3.4 dưới đây: