CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 69
5.1 Thảo luận các kết quả
Nghiên cứu trước đây của Khalifa và Davison (2008) đã chứng minh khả năng ứng dụng của mô hình TPB, trong nghiên cứu của họ về tính liên tục của công việc từ xa, tức là tiếp tục sử dụng sau khi áp dụng ban đầu. Họ phát hiện ra rằng cả ba yếu tố của TPB, cụ thể là thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức đã góp phần vào việc liên tục làm việc từ xa. Trong các khuyến nghị của họ cho các nghiên cứu trong tương lai, các tác giả đề xuất rằng mô hình nên được áp dụng cho các bối cảnh khác nhau.
Nghiên cứu này đã đạt đƣợc điều này bằng cách sử dụng một dạng mô hình đƣợc điều chỉnh để giải thích ý định áp dụng công việc từ xa của sinh viên tại Hà Nội. Các kết quả thực nghiệm về tầm quan trọng của các chuẩn mực cơ bản, chủ quan và các biến kiểm soát hành vi đƣợc nhận thức cụ thể cho công việc từ xa sẽ đƣợc thảo luận. Nghiên cứu còn kết hợp mô hình TRA và thêm yếu tố ngành nghề vào mô hình
Khác với kết quả nghiên cứu của Khalifa và Davison (năm 2008) khi yếu tố Thái độ có tác động vừa phải đến Ý định, yếu tố Kiểm soát hành vi có tác động yếu nhất đến Ý định thì kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy yếu tố Thái độ không ảnh hưởng đến Ý định làm việc từ xa và yếu tố Kiểm soát hành vi tác động mạnh nhất. Tuy nhiên, kết quả cũng có điểm chung khi đều cho thấy yếu tố Cá nhân có tác động mạnh nhất đến yếu tố Kiểm soát hành vi
5.1.1 Thái độ đối với làm việc từ xa
Vì trong bài nghiên cứu nhóm có kết hợp với mô hình TAM nên khác với mô hình nghiên cứu của Khalifa và Davison (năm 2008) là có yếu tố tính hữu ích tác động đến thái độ đối với làm việc từ xa. Tuy nhiên, sau khi khảo sát và nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng thì nhóm nhận thấy yếu tố tính hữu ích của làm việc từ xa không có tác động to lớn đến thái độ làm việc từ xa của sinh viên và thái độ làm việc từ xa cũng không có tác động đến ý định làm việc từ xa của sinh viên. Còn trong nghiên cứu của Khalifa và Davison (năm 2008) thì yếu tố thái độ ngắt kết nối mạng viễn thông đối với làm việc từ xa có động vừa phải. Có thể cho rằng, đối với sinh viên thì tính hữu ích của làm việc từ xa chƣa có tác động đến thái độ làm việc từ xa, chƣa nhận ra đƣợc tính hữu ích của làm việc từ xa, kèm theo đó, làm việc từ xa ở Việt Nam trước khi Covid -19 xuất hiện cũng chưa thực sự phổ biến, đối với sinh viên còn nhiều mới lạ. Còn ở các nước trên thế giới thì làm việc từ xa đã phát triển từ lâu kèm theo đó lợi ích cũng như quyền lợi được định hướng bảo vệ quyền lợi rõ ràng.
5.1.2 Chuẩn mực chủ quan
Các chuẩn mực chủ quan bao hàm các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ý định làm việc từ xa của một cá nhân. Trong mô hình, các yếu tố quyết định đến chuẩn mực chủ quan là yếu tố bạn bè và yếu tố của ngành nghề.
Yếu tố ngành nghề có tác động cao nhất (0,124), và ngành Giáo dục có tỉ lệ sinh viên đã đi làm từ xa cao nhất với tỷ lệ 54,54%, một phần do Casey, DM, 2008 tạo ra chương trình đào tạo từ xa cấp đại học đầu tiên nên cũng ảnh hưởng đến ngành Giáo dục trên thế giới, trong thời điểm dịch Covid-19 thì đối với sinh viên đã quen với việc sử dụng Công nghệ để tiến hành học từ xa nên phần nào sinh viên ngành Giáo dục cũng đƣợc tiếp cận nhiều hơn với làm việc từ xa/ dạy học từ xa. Còn đối với ngành y tế, để làm việc từ xa được cần phải có rất nhiều máy móc thiết bị với độ hiện đại cao trong khi đó nước ta đối với sinh viên Y còn chƣa có đủ kinh tế để mua máy móc công nghệ phục vụ nên có tỷ lệ làm việc từ xa còn thấp.
Khác với nghiên cứu của Khalifa và Davison (năm 2008), để phù hợp với đối tƣợng sinh viên chƣa đi làm thì nhóm đã chuyển đối tƣợng là đồng nghiệp và cấp trên thành yếu tố bạn bè (0,063) nói chung yếu tố bạn bè tác động vừa phải đến yếu tố chuẩn mực chủ quan. Trong các tài liệu, Levon T. Esters và Blannie E. Bowen (2005) cũng đã khẳng định bạn bè là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn công việc và đối với ý định làm việc từ xa đối với đối tƣợng là sinh viên tại Hà Nội thì khẳng định này đƣợc củng cố thêm lần nữa. Vì đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên, tuổi đời còn trẻ nên yếu tố bạn bè có tác động đến chuẩn mực chủ quan là tất yếu.
Tuy nhiên với yếu tố gia đình thì trong nghiên cứu của Khalifa và Davison (năm 2008) và của nhóm nghiên cứu đều cho kết quả đồng nhất là không có tác động đến yếu tố chuẩn mực chủ quan. Nghiên cứu của Khalifa và Davison ở Hoa Kì - xứ sở tự do và là miền đất hứa mà rất nhiều người muốn đặt chân đến. Ở đây, con cái ở Mỹ được khuyến khích sống độc lập, rời khỏi nhà bố mẹ mình ở tầm tuổi 19 - 20, để đi học đại học, kết hôn, hoặc tách ra sống riêng. Còn tại Việt Nam đa số sinh viên đều chƣa lập gia đình, còn bố mẹ thì luôn ủng hộ quyết định của con cái, văn hóa xã hội Việt Nam đang ngày càng cởi mở và bố mẹ thì ngày càng tiếp nhận những ý kiến cá nhân của con cái.
Như vậy có thể thấy, các tiêu chuẩn chủ quan phản ánh một số mối tương quan với ý định áp dụng công việc từ xa của sinh viên, tuy nhiên các mối liên hệ này còn yếu và cả hai cấu trúc đều không đƣợc coi là những yếu tố dự báo tốt về ý định áp dụng. Nói cách khác là cả 2 yếu tố đều tác động đến Chuẩn mực chủ quan và gián tiếp tác động đến ý định làm việc từ xa tuy nhiên mức độ tác động còn chƣa cao.
5.1.3 Nhận thức kiểm soát hành vi
Các yếu tố cá nhân và yếu tố công nghệ là 2 yếu tố tác động đến nhận thức kiểm soát hành vi.
Đầu tiên, ba yếu tố tác động đến Kiểm soát hành vi gồm các nhân tố: cá nhân, công nghệ và không gian. Trong khi đó, bài nghiên cứu của Khalifa và Davison có thêm một
nhân tố nữa là Hỗ trợ. Mà yếu tố này không có tác động đáng kể đến biến Kiểm soát hành vi nên phần nào dẫn đến kết quả nhƣ trên.
Thứ hai, Vì nghiên cứu của Khalifa và Davison ở Hoa Kì, nơi việc làm từ xa đã phát triển trước, sớm hơn nhiều so với Việt Nam. Cho nên, cá nhân người Mỹ cũng tự tin rằng họ có thể làm việc từ xa tốt. Điều này cũng giải thích cho việc thiếu tầm quan trọng của Hỗ trợ. Và hầu hết mọi người ở Mỹ đều đã sở hữu phần cứng và phần mềm cần thiết, nhiều công ty đã phát triển mạng nội bộ, khiến Công nghệ trở thành yếu tố ít quan trọng hơn.
Trái lại ở Việt Nam, việc làm từ xa mới phát triển trong một vài năm gần đây, nên yếu tố công nghệ rất quan trọng và nó tác động mạnh nhất đến Kiểm soát hành vi là hợp lí. Hơn nữa, cá nhân sinh viên cũng chƣa tự tin khi làm việc từ xa cũng giải thích cho việc yếu tố cá nhân có tác động yếu đến Kiểm soát hành vi.