Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã an chấn, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 28)

2.7.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

An Chấn là một xã ven biển thuộc phía Nam huyện Tuy An, cách trung tâm huyện 20 km, có một quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua, với chiều dài bờ biển hơn 4,7 km, được chia làm hai vùng nông nghiệp và ngư nghiệp thuận lợi cho sự phát triển nhiều ngành nghề khác nhau như: nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là tiềm năng du lịch. Xã có vị trí địa lý ráp ranh với thành phố Tuy Hòa, có nhiều danh lam thắng cảnh như: Bãi Xép, Hòn Chùa… nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

Phía Đông giáp: biển Đông

Phía Tây giáp: xã An Thọ - huyện Tuy An Phía Nam giáp xã An Phú – tp Tuy Hòa Phía Bắc giáp xã An Mỹ - huyện Tuy An Diện tích tự nhiên: 1353,08 ha

Xã An Chấn có 2.571 hộ và 10.045 người (theo tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 01/07/2011), trong đó lao động trong độ tuổi là 6173, chiếm 60,85 % dân số. Đất trồng cây hàng năm là 421,48 ha, trong đó đất trồng lúa là 261 ha, đất trồng cây lâu năm là 69,03 ha và đất lâm nghiệp 260,47 ha. Đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu người dân tận dụng đất bờ thửa, đất ruộng hay đất rẫy.

2.7.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

- Địa hình: Xã đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

- Khí hậu: mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt, lượng mưa phân bố không đồng đều, thường xuyên có mưa bão, lũ lụt xảy ra vào mùa đông, xã hàng năm thường bị triều cường xâm thực.

2.7.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê dân số toàn xã hiện có khoảng 10.045 người, mật độ dân số bình quân cao hơn so với các xã, phường khác của huyên Tuy An (744 người/km2). Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của xã có khoảng 6.790 người, chiếm 67,6% so với dân số. Lao động ở đây chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.7.2.2. Tình hình sử dụng đất

Bảng 2.5. Phân bố sử dụng đất của xã năm 2011

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất 1.353,1 100 Đất nông nghiệp 747,0 55,20

Đất phi nông nghiệp 447,8 33,09

Đất chưa sử dụng 158,3 11,71

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND xã An Chấn, 2005 – 2011)

Qua bảng 2.5 ta thấy đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm chủ yếu, dùng để sản xuất lúa và rau màu,… Từ đó nó sẽ tạo ra một lượng lớn phụ phế phẩm nông nghiệp để sử dụng làm thức ăn cho đại gia súc. Ngoài ra trên địa bàn của xã còn một lượng lớn diện tích đất chưa sử dụng (11,71 ha), đây là tiềm năng cho chăn thả gia súc, để nhân dân thuê đất mở các trang trại chăn nuôi.

2.7.2.3. Tình hình sản xuất trồng trọt

Cây trồng ở xã An Chấn khá đa dạng và phong phú về chủng loại, sự phân bố cũng như cách sử dụng sản phẩm. Diện tích, năng suất của một số cây trồng chính được thể hiện qua bảng 2.6. Vào mùa vụ, người dân trồng lúa cung cấp đời sống cho con người và sử dụng phế phẩm cho chăn nuôi, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn. Sắn và cây bắp vẫn là cây trồng quan trọng, cả về diện tích canh tác và cả về số lượng. Người dân ở đây cho biết khoai lang trồng trên đất cát nên rất thuận lợi cho khâu thu hoạch. Khoai lang chịu hạn tốt nên không tốn công tưới nước chi phí các khoản thấp hơn nhiều loại cây trồng khác nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ. Riêng cây sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa, ngô. Tuy vậy việc sản xuất sắn vẫn còn bất cập trong việc lựa chọn vùng quy hoạch, công nghiệp chế biến và thị trường.

Bảng 2.6 . Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính, năm 2011

(ha) (tấn/ha) (tấn) Lúa 264 4,58 1210,5 Ngô 7 1 7 Khoai lang 2 9 18 Sắn 12 15 180 Đậu tương 5 0.8 4

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND xã An Chấn, 2005 – 2011)

Ngoài ra với một diện tích nhất định đậu đỗ các loại cũng có ý nghĩa lớn cho con người và gia súc. Nhìn chung tuy lương thực chính là lúa vẫn còn sản xuất ở mức giới hạn, song cơ cấu diện tích và sản lượng nhiều cây trồng cũng đa dạng tạo được lợi thế nhất định để sản xuất thứ ăn giàu năng lượng và giàu đạm tại chỗ cho phát triển chăn nuôi bò. Diện tích gieo trồng bắp 7/7 ha đạt 100% kế hoạch, nhưng do thời tiết khí hậu không thuận lợi nên năng suất thu hoạch thấp một số diện tích chuột cắn phá thất thu sản lượng không đạt theo kế hoạch đề ra. Chủ yếu trồng bắp lấy cây làm thức ăn cho đàn bò là chính.

2.7.2.4. Tình hình chăn nuôi gia súc tại xã An Chấn

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của xã ngày càng được quan tâm, nên tốc độ phát triển đàn gia súc trong giai đọan gần đây tăng khá cao. Cùng với sự quan tâm đầu tư cho ngành chăn nuôi của nhà nước, xã An Chấn đã và đang thực hiện các chính sách nhằm phát triển nâng cao hiệu quả chăn nuôi, triển khai thưc hiện các chương trình “nạc hóa đàn lợn”, “cải tạo đàn bò”,…nhằm nâng cao chất lượng giống vật nuôi, giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuồng trại, dịch vụ thú y được phục vụ cho chăn nuôi cũng được chú trọng đầu tư.

Bảng 2.7 . Diễn biến số lượng vật nuôi chính, giai đoạn 2005-2011

Năm Bò Heo Gia cầm

2005 1.230 1.690 7.000 2006 1.406 1.173 13.563 2007 1.350 1.040 11.500 2008 1.110 762 17.075 2009 1.035 1.000 17.800 2010 1.081 1.335 12.000 2011 1.153 1.015 12.450

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của UBND xã An Chấn, 2005 – 2011)

Từ bảng số liệu 2.7 ta thấy, diễn biến số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm diễn biến khá phức tạp. số lượng đàn gia cầm tăng đều qua các năm, đặc biệt từ năm 2005 đến năm 2006 số lượng gia cầm tăng nhanh từ 7.000 con lên

tới 13.563 con. Đến năm 2009 lên tới 17.800 con và sang năm 2011 giảm xuống 12.450 con. Số lượng đàn gia cầm giảm xuống như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do dịch cúm gia cầm thường xuyên xẩy ra. Người nuôi không thể mở rộng quy mô và giá cả gia cầm lại giảm xuống. Đối với bò, do có sự quan tâm của chính quyền địa phương nên những năm gần đây đàn bò tăng rất nhanh, điển hình từ năm 2005 đến năm 2006 tổng đàn bò của xã tăng vượt trội từ 1.230 đến 1.406 con. Sở dĩ đàn bò tăng nhanh do giá bò thịt và bò giống tăng cao dẫn tới hiệu quả kinh tế từ việc nuôi bò cao hơn nên người dân tập trung vào chăn nuôi bò . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó đàn heo của xã lại có xu hướng giảm đáng kể về đầu con. Tổng đàn heo năm 2005 là 1.690 con đến năm 2008 là 762 con, giảm 54,9% với năm 2005. Do những năm gần đây, tình hình dịch bệnh xảy ra liên tục trên địa bàn như: Long móng lở mồm, tai xanh…và giá cả không ổn định trong khi giá thức ăn tăng nhanh.

Theo bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2005 – 2011 số lượng gia cầm biến động liên tục. Cụ thể, năm 2005 có 7.000 con gia cầm, đến năm 2009 tăng lên 17.800 con, sang năm 2010 giảm xuống chỉ còn 12.000 con. Sở dĩ số lượng đàn gia càm giảm nhiều như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do những năm gần đây dịch cúm gia cầm thường xuyên xảy ra. Chính vì thế đã làm cho số lượng gia cầm giảm đi đáng kể.

2.7.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển chăn nuôi bò thịt tại xã An Chấn

Xã An Chấn có nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò thịt. Diện tích đất rừng và đất tự nhiên chưa sử dụng lớn là một lợi thế cho việc sản xuất chăn nuôi bò thịt giá thành thấp. Hệ thống chăn thả có kiểm soát và dịch vụ thú y, khuyến nông phát triển cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò. Ngoài ra ngành trồng trọt với khoảng 267 ha lúa, 7 ha ngô, 12 ha sắn cũng cung cấp một lượng phụ phẩm đáng kể có thể sử dụng cho chăn nuôi gia súc nhai lại. Trong các hộ nuôi bò, đa số cho rằng con bò là đối tượng dễ nuôi. Bởi vì, mọi người cho rằng trâu bò là loại động vật có thể chăn thả tự do ngoài đồng bãi, tận dụng được nguồn thức ăn thô xanh có giá trị thương mại thấp không giống lợn và gia cầm.

Tuy nhiên chăn nuôi bò trên địa bàn xã cũng có những khó khăn nhất định. Địa hình vùng cát kết hợp voái lượng mưa phân bố không đều dẫn đến thiếu

thức ăn cho đàn bò trong mùa khô và dịch bệnh xảy ra trong mùa mưa. Tập quán chăn nuôi chăn thả, ít quan tâm tới việc đầu tư thâm canh cũng là điều kiện khó khăn cho việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã an chấn, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 28)