Khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã An Chấn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã an chấn, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 45)

- Tình hình trồng cỏ:

4.3. Khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã An Chấn

Chấn

4.3.1. Khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện nông hộ. kiện nông hộ.

Các nông hộ đều tham gia trồng cỏ đều có chăn nuôi bò, có diện tích đất riêng giành cho trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Diện tích gieo trồng ở các nông hộ không đồng đều. Nhìn chung các nông hộ đều có điều kiện trồng cỏ khá tốt, nguồn phân bón các loại đảm bảo đất trồng tương đối màu mỡ.

Bảng 4.8. Thực trạng trồng cỏ ở các nông hộ

Nông hộ Địa chỉ Diện tích(m2) Điều kiện trồng trọt(số lần tưới nước/ngày)

Lê Tấn Trọng Phú Qúy 2000 1

Nguyễn Minh Đức Phú Phong 1500 1

Cao Tình Phú Phong 1500 1

Lê Văn Thị Phú Phong 500 1

Lê Văn Điểm Phú Qúy 250 1

Nguyễn Bốn Phú Qúy 1500 1

Nguyễn Mạnh Phú Qúy 750 1

Thái Văn Phúc Phú Thạnh 750 1

Kết quả theo dõi độ cao thảm cỏ khi thu cắt và năng suất chất xanh qua các lứa cắt trong điều kiện trồng ở các nông hộ được trình bày qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. Độ cao thảm cỏ và năng suất chất xanh trong điều kiện trồng ở nông hộ

Giống cỏ Số lứa cắt Độ cao thảm cỏ (cm) Năng suất chất xanh (tấn/ha/lứa)

M ±SD M ±SD

Mulato 2 1 74,0 ±5,6 33,7 ± 12,1

TD58 1 77,1 ±7,1 32,0 ±17,5

VA06 1 169,4 ±39,0 68,9 ± 26,9

Voi địa phương 1 100,0 ± 14,1 24,5 ± 3,5

Từ kết quả theo dõi được ở bảng 4.8, nhìn chung trong các điểm chúng tôi khảo sát cỏ đều sinh trưởng phát triển khá tốt và cho năng suất tương đối cao. Đặc biệt trong điều kiện có nước tưới liên tục thì năng suất thu được tương đương với năng suất chất xanh cỏ chúng tôi thu được 68,9 tấn/ha/lứa đối với cỏ VA06, cỏ Mulato2 đạt năng suất chất xanh là 33,7 tấn/ha/lứa. Trong khi đó cỏ giống cỏ Voi địa phương lại cho năng suất thấp nhất là 24,5 tấn/ha/lứa. Tuy nhiên nếu trồng phát triển cây cỏ trên diện tích lớn, không có nước tưới thì đầu tư chăm sóc sẽ khó khăn hơn. Nhưng không cao bằng các nông hộ trồng với diện tích ít và năng suất có xu hướng giảm dần ở những lứa cắt sau, đặc biệt là khả năng xâm nhập của cỏ dại, cây bị ở các vùng khác nhau và được các nông hộ trồng làm thức ăn cho gia súc, bệnh nhiều hơn.

4.3.2. Khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện thí nghiệm. điều kiện thí nghiệm.

Trong thời gian thực tập, tôi đã tiếp tục theo dõi thí nghiệm về sự phát

triển các giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại. Số liệu trình bày dưới đây là kết quả nghiên cứu theo dõi của cán bộ nghiên cứu dự án ACIAR.

Chiều cao thảm cỏ là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng của cây cỏ. Sự phát triển chiều cao cây phụ thuộc nhiều vào yếu tố khoảng cách trồng do sự cạnh tranh về ánh sáng. Chiều cao của cây tăng dần qua các ngày khảo sát.

Bảng 4.10. Độ cao thảm cỏ và chiều cao cây cỏ cao nhất ở các lứa cắt khi thu hoạch

Giống cỏ Chiều cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm)

Chiều cao cây cao nhất ở các lứa cắt khi thu hoạch (cm)

M ±SD M ±SD Mulato 2 58,0 ± 18,0 85,0 ± 24,2 Paspalum 64,0 ± 22,6 103,0 ± 23,7 TD58 86,0 ± 24,5 131,0 ± 31,5 VA06 107,0 ± 41,1 155,0 ± 40,6 Stylo 49,0 ± 13,6 68,0 ± 9,6

M: giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn

Kết quả bảng 4.10 cho thấy biến động chiều cao ở các lứa cắt khá lớn đối với tất cả 5 giống, đặc biệt đối với cỏ VA06. Đối với cây thân bụi như Mulato 2 chiều cao trung bình chỉ có 58,0 cm; trong khi đó cỏ VA06 lên tới 107,0 cm. Kết quả đánh giá chiều cao thảm cỏ ở các giống trong thí nghiệm này cũng phù hợp

với các nghiên cứu khác trong nước (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2010 ; Bùi Quang Tuấn và Lê Hòa Bình, 2004).

Tỷ lệ lá/toàn cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh giá trị dinh dưỡng, giá trị làm thức ăn của các giống cỏ. Lá là phần thức ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa và có giá trị cao nhất của cây cỏ. Chỉ tiêu này biến động rất lớn theo khoảng cách lứa cắt và giữa các giống.

Bảng 4.11. Tỷ lệ lá/toàn cây và hàm lượng chất khô của các giống cỏ trồng

Giống cỏ Tỷ lệ lá/toàn cây (%) Tỷ lệ vật chất khô ở các điểm (%) M ±SD M ±SD Mulato 2 81,16 ± 3,18 x 18,58 ± 0,21 xyz Paspalum 80,49 ± 3,70 x 18,03 ± 0,23 xyz TD58 70,66 ± 6,14 y 18,87 ± 0,21 xyz VA06 63,72 ± 14,38 y 17,33 ± 0,19 xy Stylo - 19,47 ± 0,18 z SEM 2,72 0,36 P 0,001 0,007

M: giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn; SEM: Sai số của số trung bình; P: Xác suất

x,y,z : Trong cùng cột khác nhau thì giá trị sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,05)

Kết quả bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ lá/toàn cây diễn biến từ 63-81% và có sự khác nhau đáng kể giữa các giống (P<0,05), trong 4 giống họ hòa thảo thì cỏ Mulato II và Paspalum có tỷ lệ lá cao hơn 2 giống TD 58 và VA06 (P<0,05). Điều này gợi lên có triển vọng lớn để phơi khô dự trữ cỏ cho gia súc trong mùa nắng đối với các giống cỏ như Mulato II. Kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu trong nước về các giống cỏ trồng tại các địa phương khác (Nguyễn Xuân Bả và CS., 2010 ; Bùi Quang Tuấn và Lê Hòa Bình, 2004).

Hàm lượng vật chất khô trong cây cỏ phụ thuộc rất lớn vào khoảng cách lứa cắt, thời tiết khí hậu và giống cỏ. Với khoảng cách lứa cắt bình quân là 44 ngày, hàm lượng chất khô ở các giống diễn biến trong khoảng 17 - 19% tùy thuộc vào giống. Với cùng thời gian thu hoạch, bảng 5 cho thấy tỷ lệ chất khô có sự khác nhau đáng kể giữa các giống (P<0,05).

Mục đích chính của việc thâm canh đồng cỏ là nhằm đạt năng suất chất xanh cao nhất trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có sự khác nhau đáng kể (P<0,05) về năng suất chất khô và protein giữa các giống cỏ được trồng trong một vùng đất. Ta thấy, không có sự khác nhau giữa 4 giống cỏ họ hòa thảo về năng suất chất khô (P>0,05) và diễn biến từ 17-

50 tấn chất khô/ha/năm. Tuy vậy, cỏ TD 58 cũng có khuynh hướng cao hơn các giống khác, đạt 50 tấn chất khô/ha/năm. Cỏ TD 58 cho năng suất protein cao nhất và đạt từ 3,26 đến 5,15 tấn và cỏ Mulato II đạt từ 2,58 đến 4,63 tấn.

Bảng 4.12. Năng suất chất xanh (NSCX), chất khô (NSCK) và protein (NSPro) của các giống cỏ (tấn/ha/năm)

Giống cỏ NSCX NSCK NS Pro Mulato 2 202,1a 37,3a 4,63 abc Paspalum 235,8a 42,1a 4,01 abc TD58 271,2a 50,3a 5,15 b VA06 230,1a 39,4a 4,42 abc Stylo 88,1b 17,0b 3,04 c SEM 23,6 4,1 0,40 P 0,001 0,001 0,050

SEM: Sai số của số trung bình; P: Xác suất

a,,b,c: Trong cùng cột khác nhau thì giá trị sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,05)

Cục chăn nuôi (2007) cho biết cả nước có 19 giống cỏ khác nhau được trồng phổ biến, năng suất chất xanh (tấn/ha/năm) của giống cỏ voi khoảng 150- 250; cỏ sả 80-100; cỏ ruzi 60-90 và có sự khác nhau rất lớn về năng suất của cỏ được trồng ở các vùng đất khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà và CS (1995) cho biết năng suất chất khô của cỏ voi địa phương (King grass) đạt 28,05 tấn/ha/năm, cỏ sả TD 58 đạt 17,8 tấn/ha/năm. Trương Tấn Khanh (1999) cho biết giống cỏ ruzi, cỏ sả lá lớn, cỏ Paspalum attratum được trồng trên vùng đất Mdrac cho năng suất chất xanh/ha/năm theo thứ tự là 62,68; 67,95 và 55,43 tấn.

Nguyễn Thị Mùi và CS (2011) khảo sát tiềm năng năng suất chất khô/năm của các giống cỏ tại đồng bằng Bắc bộ, vùng núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ cho biết cỏ VA06 cho năng suất từ 41,56 đến 49,43 tấn, cỏ TD58 từ 24,82 đến 37,32 tấn; cỏ Paspalum từ 35,42 đến 42,71 tấn, cỏ Mulato từ 30,75 đến 49,28 tấn, năng suất protein của cỏ Mulato từ 2,98 đến 5,57tấn/ha/năm. Nguyễn Văn Quang và CS (2011) khảo nghiệm các giống cỏ

tại 2 vùng của tỉnh Lai Châu cho biết năng suất chất khô/năm/ha (tấn) ở các giống cỏ là: Mulato II từ 22,83 đến 25,18; cỏ TD58 từ 21,25 đến 24,39; cỏ Paspalum từ 17,3 đến 19,37; cỏ VA06 từ 29,4 đến 32,99. Từ kết quả khảo nghiệm trồng giống cỏ mới trên đất cát có hệ thống tưới nước tốt cho thấy xét về khía cạnh năng suất chất khô cả 4 giống cỏ hòa thảo đều cho năng suất khá cao, tương đương và có cao hơn so với một số địa phương khác trong nước.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã an chấn, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w