Thực trạng trồng cỏ cho bò tại xã An Chấn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã an chấn, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 41 - 45)

- Tình hình trồng cỏ:

4.2.3.Thực trạng trồng cỏ cho bò tại xã An Chấn

4.2.3.1. Tình hình chung về trồng cỏ tại xã An Chấn

Trồng cỏ để chủ động được nguồn thức ăn xanh quanh năm cho bò kể cả vào những tháng khô hạn nhất, khi nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt. Tình hình trồng cỏ của xã An Chấn được thể hiện trong bảng 4.3 .

Bảng 4.3. Diễn biến về diện tích trồng cỏ, giai đoạn 2005-2011

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Diện

tích (ha) - - 7 8 9 10 13

Nguồn: Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế qua các năm 2005 – 2011 của xã An Chấn.

Cùng với việc tăng lên nhanh chóng số lượng bị lai, tình hình trồng cỏ cũng khơng ngừng tăng lên cả về diện tích và giống cỏ trồng cho năng suất cao. Diện tích trồng cỏ được mở rộng, năm 2007 là 7 ha đến năm 2011 là 13ha, tăng 46.15% so với năm 2007. Các giống cỏ trồng sử dụng như voi địa phương, VA06, TD58, Paspalum, Mulato II và giống cỏ Stylo. Đây là hệ quả của công tác chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ chăn thả sang bán chăn thả và nuôi

nhốt. Hiện nay đang có nhiều nguồn hỗ trợ về giống cỏ và kỹ thuật chăm sóc để dần trong nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

Xã An Chấn là một trong những địa phương tham gia dự án ACIAR phát triển kỹ thuật trồng cây thức ăn cho gia súc nhai lại đã mang lại hiệu quả cao. Người dân ở đây cho biết, trước đây một phần diện tích chủ yếu trồng cây hoa màu như ngô, sắn, đậu…, một số vùng đất bỏ hoang đã được tận dụng vào để trồng cỏ làm thức ăn chính cho gia súc.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng trồng cỏ tại xã An Chấn

Diện tích trồng cỏ (ha) 13

Số hộ trồng cỏ (hộ) 207

Số hộ ni bị (hộ) 277

Hộ trồng cỏ/ Số hộ ni bị (%) 75% Diện tích trồng cỏ trung bình của

hộ (m2)

871,8

Qua bảng 4.4 ta thấy, người dân ở đây đã ý thức được việc trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Có khoảng 75% số hộ ni bị có trồng cỏ. Thức ăn xanh không thể thiếu đối với gia súc nhai lại, trung bình mỗi hộ chăn ni bị có diện tích trồng cỏ khoảng 871,8 m2. Với diện tích trồng cỏ thế này có thể đáp ứng được nguồn thức ăn xanh cho bị quanh năm.

4.2.3.2. Tình hình sử dụng các loại giống cỏ làm thức ăn cho gia súc nhai lại tại các hộ điều tra

Tại địa phương đã sử dụng một số giống cỏ năng suất cao đã thử nghiệm để làm nguồn thức ăn cho bò. Khảo sát một số chỉ tiêu về độ cao thảm cỏ và năng suất chất xanh bước đầu chúng tôi đã được một số kết quả nhất định.

Điều kiện đầu tư cho trồng cỏ ở các nông hộ khác nhau phụ thuộc nhiều vào tiềm năng kinh tế của rừng nông hộ, thực trạng trồng cỏ được đánh giá sơ bộ ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Diện tích và các loại đất trồng cỏ tại các nông hộ điều tra Diện tích trồng cỏ (m2) Số hộ Tỷ lệ (%) Trung bình (m2) <500 7 11,47 500 – 1000 37 60,66 1100 – 2000 16 26,23 >2000 1 1,64 Loại đất trồng Đất đồi 34 55,74 Đất ruộng 44 72,13 Đất đồi, ruộng 16 28,23

Các loại cỏ trồng có thể thích hợp trên các vùng đất khác nhau như đất đồi, đất ruộng , bờ thủa. Tuy nhiên tỷ lệ trồng ở đất ruộng chiếm lớn nhất 72,13 % và thường thì đất ruộng cho năng suất cao hơn. Số hộ trồng cỏ trên vùng đất đồi chiếm 55,74% và trồng trên cả hai vùng đất ruộng, đất đồi chiếm 28,23%.

Bảng 4.6. Diễn biến hộ trồng cỏ theo các giống qua 3 năm 2010, 2011, 2012. Giống cỏ Năm 2010 2011 2012 Hộ Diện tích (m2) Hộ Diện tích (m2) Hộ Diện tích (m2) Mulato 2 5 900 17 3.000 18 4.650 TD58 13 2.050 25 5.450 32 10.400 Paspalum 4 300 4 500 5 1.000 VA06 15 2.350 29 6.900 32 13.750

Voi địa phương 41 23.500 44 25.470 37 21.850

Qua bảng 4.6 ta thấy có sự thay đổi về diện tích và số hộ trồng cỏ. Điều tra 60 hộ trồng cỏ tại xã An Chấn số hộ sử dụng các giống cỏ tăng lên đáng kể. Mỗi hộ trồng nhiều loại cỏ khác nhau với diện tích khác nhau. Trong đó, số hộ trồng cỏ Voi địa phương sử dụng nhiều nhất và xu hướng giảm xuống. Với 41 hộ và diện tích là 23.500 m2 trong năm 2010, đến năm 2012 chỉ còn 37 hộ sử dụng giống cỏ này với diện tích là 21.850m2. Như vậy cỏ Voi địa phương đang dần được thay thế các giống cỏ khác. Cỏ TD58 cũng được sử dụng nhiều trong các nông hộ từ 13 hộ trong năm 2010 và diện tích là 2050 m2 đến năm 2012 lên tới 32 hộ sử dụng giống cỏ này với diện tích 14.400m2. Trong khi đó cỏ

Paspalum lại sử dụng ít nhất và diện tích khơng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân lựa chọn các giống cỏ mới đã có xu hướng tăng lên và đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng thức ăn cho bị.

Tình hình sử dụng các giống cỏ trong nông hộ: cỏ sau khi thu hoạch một số nông hộ phơi héo mới cho gia súc ăn cùng với rơm khô hoặc cho xanh khi mới cắt vào. Trung bình một hộ gia đình mỗi ngày cắt khoảng 50,37kg cỏ làm nguồn thức ăn chính cho bị (trung bình 3-4 con).

Đây là hiệu quả đạt được từ khi có dự án ACIAR cung cấp cho nơng dân các giống cỏ mới năng suất cao.

Thời gian sinh trưởng được tính từ khi trồng cỏ xuống đến lứa cắt đầu tiên.

Khoảng cách lứa cắt là thời gian từ lứa cắt này tới lứa cắt tiếp theo. Các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7. Thời gian sinh trưởng và khoảng cách lứa cắt các giống cỏ Giống cỏ Thời gian sinh trưởng Khoảng cách lứa cắt

M ± SD M ± SD TD58 53,3 ± 5,6 34,6 ± 5,1 Paspalum 43,3 ± 34,2 21,8 ± 2,1 VA06 60,0 ± 8,8 36,3 ± 6,9 Voi đ.phương 54,3 ± 7,1 34,2 ± 10,6 Mulato 2 63,5 ± 7,2 38,5 ± 6,3

Qua bảng 4.7 ta thấy khoảng cách lứa cắt và thời gian sinh trưởng tùy thuộc vào từng giống cỏ, điều kiện chăm sóc của từng hộ nơng dân. Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng của các giống cỏ giao động từ 55,3 đến 63,5 ngày và khoảng cách lứa cắt dao động từ 21,8 đến 38,5 ngày.

Các nông hộ đều tham gia trồng các giống cỏ mới như TD58, VA06, Mulato2, Paspalum, voi địa phương …đều có chăn ni bị. Với diện tích và nguồn giống cỏ đa dạng cung cấp đầy đủ thức ăn xanh cho bò quanh năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình trồng cỏ và khảo nghiệm một số giống cây thức ăn cho gia súc nhai lại tại xã an chấn, huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 41 - 45)