Tổ chức của quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu (Trang 36 - 39)

Dạy học theo đường hướng lấy giáo viên làm trung tâm

Dạy học lấy`giáo viên làm trung tâm tập trung vào người dạy cả quyền hành lẫn kiểu mẫu. Người dạy quyết định nội dung và tổ chức khóa học theo một quy mô lớn. Người học thụ động tiếp nhận kiến thức từ người thầy.[9,12].

* Đặc điểm:

- Nặng tính áp đặt, đồng loạt theo khuôn mẫu, cứng nhắc. Chú trọng kiến thức sách vở, hàn lâm. Từ đó, hình thành thói quen thụ động, thừa hành ở người học.

- Nội dung khoa học các môn học, nặng nề về hệ thống khái niệm lý thuyết hàn lâm và kỹ năng thừa hành, cách biệt giữa lý thuyết và thực hành, đơn kênh thông tin.

- Nặng nề về thuyết trình, giảng giải đơn thuần. Học sinh chủ yếu tiếp thu thụ động, ghi nhớ. Giáo viên là trung tâm, độc thoại.

- Chủ yếu tập trung ở trong lớp học, bàn ghế được sắp xếp theo mô hình truyền thống.

- Giáo viên độc quyền, đánh giá chủ quan, tự luận.

Nhìn chung, phương pháp này, vẫn còn áp dụng ở một số trường học bởi ưu điểm của nó là truyền thụ kiến thức nhanh, đồng loạt, phù hợp ở lớp học lớn. Nhưng nhược điểm là người học thụ động tiếp thu kiến thức một chiều, ỷ lại vào người dạy. Nhưng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải luôn phát triển, tiến bộ không ngừng để thích ứng với nhu cầu của xã hội. Do đó, phương pháp truyền thống đó không còn thích hợp nữa.

1.7.2. Dạy học theo đường hướng lấy học sinh làm trung tâm

Đường hướng lấy học sinh làm trung tâm, đề cao vai trò chủ động, tự lực, chiếm lĩnh tri thức của học sinh trong quá trình học tập dưới sự hướng dẫn, gợi mở, cố vấn của người dạy.

* Đặc điểm:

- Giúp người học đạt được toàn diện về mục tiêu dạy học đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng,và thái độ, liên thông các loại hình đào tạo. Đa kênh thông tin.

- Giáo viên tổ chức các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ. Từ đó, hình thành cho học sinh tự lực tìm tòi tri thức mới, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh.

- Thực hiện phân hóa theo trình độ, năng lực của học sinh, tạo thuận lợi cho sự phát triển đúng với tiềm năng, phù hợp với đặc điểm tâm lý của người học.

- Thực hiện đa dạng về mô hình lớp học, không chỉ tập trung trong phòng học với phong phú sắp xếp bàn ghế, mà còn có thể tiến hành học ở trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, đi thực tế hoặc đi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử,…

- Học sinh tự giác chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được nội dung kiến thức trong chương trình học tập. Từ kết quả đó, tạo ra phản ứng xuôi đối với người

học để người học tự rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp học tập của họ;

và phản ứng ngược đối với người dạy, giúp cho thầy giáo chấn chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung dạy học sao cho phù hợp với người học.

* Đặc trưng giờ dạy theo hướng tiếp cận lấy người học làm trung tâm.

- Thời lượng giảng bài của GV ít hơn 30% lượng thời gian trên lớp.

- Lớp học là nơi tổ chức trao đổi và thảo luận chuyên sâu khoảng 70%.

- GV trình bày ngắn gọn và có nhiều minh họa phù hợp.

- SV cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao khi được phát biểu.

- SV cảm thấy mình có trách nhiệm với việc học và sự tiến bộ của mình trong giờ học.

* Trong quá trình dạy học, GV dạy theo hướng tiếp cận: “ Lấy người học làm trung tâm” nên thực hiện:

- Dạy học phải xuất phát từ người học: “ Từ động cơ, đặc điểm, tính chất, điều kiện, trình độ, …. của người học để vì người học mà xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung bài học phù hợp.

- Dạy học chú ý đến từng cá nhân sao cho đạt được mục tiêu của bài học: mọi người học đều không đồng nhất về khả năng và trình độ như nhau, vai trò quan trọng của người dạy là làm sao cho mọi đối tượng đều hiểu và đạt được kết quả mong muốn đối với bài học.

- Phải tạo điều kiện cho người học tích cực, tự lực, chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức.

- Phải tạo điều kiện cho người học tư vấn, tự kiểm tra, đánh giá.

Như vậy, “ lấy người học làm trung tâm” không phải là một phương pháp dạy học mà là một cách tiếp cận. Muốn thực hiện được cách tiếp cận này cần kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ dạy học đa dạng mà đích cuối cùng là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo sao cho nội dung bài học đạt hiệu quả nhất đối với từng người học nói riêng, tạo điều kiện cho người học tận dụng tiềm năng của

1.7.3. Dạy học theo đường hướng tích cực hóa người học

Dạy học tích cực là một dạng học tập nhằm trực tiếp kết nối học sinh với quá trình học tập của họ. Nó ngược với học tập thụ động, trong đó người học chủ động , tự tìm tòi kiến thức; còn đường hướng “lấy người dạy làm trung tâm”, người học thụ động thu nhận thông tin bài giảng từ GV.

+ Quan niệm: Học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,…. tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

+ Bản chất: Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, hướng dẫn cho họ tự tìm ra chân lý, khai thác động lực học tập trong bản thân người học để cho họ tự tiến bộ, và giúp cho họ thích ứng với nhu cầu xã hội.

+ Nội dung: từ nhiều nguồn khác nhau: sách giáo khoa, sách GV, mạng Internet, sách báo khoa học,… thực tế gắn liền với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS, tình huống thực tế, môi trường địa phương, những vấn đề học sinh quan tâm.

+ Phương pháp: PP vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, khám phá, lý thuyết kiến tạo, dạy học tương tác,….

+ Hình thức tổ chức: Cơ động, linh hoạt, học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, phòng chức năng ( như môn Anh văn, học ở phòng Lab), hội trường ( ngoại khóa) trong thực tế ( đi picnic, hay tham quan,…) học cá nhân, học đôi bạn, học nhóm, hay cả lớp đối diện với GV.

Một phần của tài liệu Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)