1.8. Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hệ thống PPDH môn Anh văn
1.8.2. Hệ thống PPDH ngữ pháp Anh văn THPT hiện nay
1.8.2.1. Phương pháp dịch – ngữ pháp (Grammar- Translation method)
Phương pháp này hiểu ngôn ngữ như những hệ thống. Lối tiếp cận của phương pháp này là lối tiếp cận nhận thức trong giảng dạy, trong thời kỳ đầu thế kỉ 19 giữa thế kỷ 20, nó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để dạy các ngôn ngữ La-tinh và Hy Lạp, sau này là các thứ tiếng Đức, Pháp, Anh.
a. Mục đích giảng dạy của phương pháp ( Objectives of teachers) là để đọc các tác phẩm văn học. Ngoại ngữ được nhìn nhận như một bộ mô giáo dục toàn diện với vai trò chủ đạo là phát triển trí tuệ và tư duy logic của người học.
b. Phương pháp giảng dạy:(Teaching techniques) chú trọng vào văn viết. Các hình thức giao tiếp bằng lời thường chỉ dùng với mục đích công cụ giảng
tiếp thu kiến thức, thông tin). Nên giáo viên tác động đến người học là thường xuyên, nhưng mối liên hệ giữa học sinh với học sinh là rất hiếm vì không có thảo luận cặp, nhóm.
c. Về kỹ năng ngôn ngữ (Language skills/ areas): phương pháp này tập trung vào việc phân tích câu trong văn bản. Thông qua văn bản đó, học viên có thể học thêm từ vựng với từ trái nghĩa, đồng nghĩa và họ hàng từ. Bên cạnh đó, học viên luôn được khuyến khích sử dụng từ điển song ngữ, được học từ mới với nghĩa được dịch sang tiếng mẹ đẻ ( the first language), các dạng bài tập dịch xuôi, ngược, điền vào chỗ trống, gợi nhớ... thi cử cũng lấy dịch làm trọng tâm.
d. Ngữ pháp ( Grammar) được học theo phương pháp diễn dịch và mang tính hệ thống, có sử dụng rộng rãi các quy tắc, đồng thời so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ là nền tảng trong quá trình giảng dạy. Có thể nói học ngoại ngữ bằng phương pháp này, học sinh được nghe giảng giải nhiều về ngoại ngữ, biết nhiều về ngoại ngữ đó
e. Sửa lỗi ( Error correction): những lỗi luôn được chú trọng và được giáo viên sửa một cách nghiêm túc. Do đó, khuyến khích người học sử dụng chính xác về ngữ pháp.
* Ưu điểm cơ bản của phương pháp ( Advantages) là học viên được học các tác phẩm văn học nguyên tác, ngữ pháp được học qua tình huống cụ thể, tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ giảng dạy và là đối tượng so sánh đối chiếu của học viên.
* Hạn chế ( disadvantages/ Limitations): học viên chủ yếu nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp và chuyên tâm vào dịch nhưng hầu như không dùng được ngoại ngữ để giao tiếp
1.8.2.2. Phương pháp trực tiếp ( Direct method).
Phương pháp xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 20, là một sự phản ứng tích cực của các nhà giáo dục ngôn ngữ đối với Phương pháp dịch ngữ pháp.
a. Mục đích giảng dạy của phương pháp ( Objectives of teachers):
người học được giao tiếp trong môi trường ngôn ngữ ( the target language/ the second language)
b. Phương pháp giảng dạy (Teaching techniques): giáo viên thường sử dụng tranh ảnh hoặc hành động để giải nghĩa từ mới, bài học được tiến hành từ các cuộc hội thoại hay những mẩu chuyện vui, thường là liên quan tới những tình huống sinh hoạt hiện đại, giáo viên có thể kết hợp giảng dạy các hiện tượng văn hoá theo phương pháp quy nạp.
c. Về kỹ năng ngôn ngữ (Language skills/ areas): theo Celce- Murcia (1991) thì phương pháp này có những đặc điểm chính như hoàn toàn không sử dụng tiếng mẹ đẻ trên lớp ( sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ thứ 2- the second language) kỹ năng nghe nới chú trọng, giáo viên thường là người bản ngữ hoặc có năng lực ngoại ngữ cao.
d. Ngữ pháp ( Grammar): ngữ pháp cũng được giảng giải theo phương pháp quy nạp nhưng không chuyên sâu nghiên cứu và phân tích ngữ pháp như ở phương pháp dịch ngữ pháp.
e. Sửa lỗi ( Error correction): giáo viên vận dụng đa dạng các thủ thuật và để người học tự nhận và sửa lỗi khi có thể.
* Ưu điểm cơ bản của phương pháp ( Advantages): là học viên có nhiều điều kiện tiếp xúc bằng ngoại ngữ. Đồng thời họ cũng có thể ứng dụng được ngôn ngữ đã học vào các giao tiếp thực tế.
* Hạn chế ( Disadvantages/ Limitations): khó kiểm tra độ hiểu của người học khi không quy chiếu tiếng mẹ đẻ khi người học mới bắt đầu, khó cho giáo viên để giải thích những từ trừu tượng vì ngôn ngữ sử dụng trong lớp học toàn là ngoại ngữ, người quản lý luôn gặp trở ngại về vấn đề tuyển mộ giáo viên ( khó tìm được người bản xứ, hay giỏi thật sự về ngoại ngữ).
1.8.2.3. Phương pháp lưỡng âm thanh ( Audio Lingual method):
Trong những năm 1940 phương pháp lưỡng âm thanh bắt đầu hình thành, dựa trên những đặc điểm của ngôn ngữ học cấu trúc và tâm lý học hành vi, và nhanh chóng chiếm ưu thế ở Mỹ khi nhu cầu học ngoại ngữ nhanh đặt ra đối với các lính chiến Hoa Kỳ.
a. Mục đích giảng dạy của phương pháp ( Objectives of teachers): có thể sử dụng ngôn ngữ học ( the second language) trong giao tiếp nên sử dụng trôi chảy mà không suy nghĩ. Để đạt điều này, ngôn ngữ mẹ đẻ bị ngăn cấm trong lớp học vì tạo nên thói xấu (bad habit formation).
b. Phương pháp giảng dạy:(Teaching techniques) : Cũng theo Celce- Murcia thì với phương pháp này, bài học bắt đầu bằng một mẩu hội thoại với trọng tâm kĩ năng theo trật tự: nghe, nói (cơ bản, cần thiết), đọc, viết (chưa cần thiết).
Giáo viên thường là người bản ngữ hoặc có năng lực ngoại ngữ cao, thường sử dụng tranh ảnh hoặc hành động để giải nghĩa từ mới, bài học được tiến hành từ các cuộc hội thoại hay những mẩu chuyện vui, thường là liên quan tới những tình huống sinh hoạt hiện đại, giáo viên có thể kết hợp giảng dạy các hiện tượng văn hoá theo phương pháp quy nạp.
c. Về kỹ năng ngôn ngữ (Language skills/ areas): Điều đó có nghĩa là chú trọng vào nghe nói – theo đúng tên gọi của nó. Và tất cả đều thể hiện qua hội thoại (dialoague) với giáo viên làm mẫu trong ngôn ngữ học ( the second language) và người học bắt chước theo giáo viên
d. Ngữ pháp ( Grammar): Với phương pháp này, ngữ âm rất quan trọng, ngữ pháp giảng dạy theo cấu trúc và luật ngữ pháp dạy theo phương pháp quy nạp.
Học viên có thể bắt chước và học thuộc lòng.
e. Từ vựng( Vocabulary): Giáo viên giới thiệu từ thường sử dụng tranh ảnh hoặc hành động để giải nghĩa từ mới, bài học được tiến hành từ các cuộc hội thoại hay những mẩu chuyện vui, thường là liên quan tới những tình huống sinh hoạt hiện đại, giáo viên có thể kết hợp giảng dạy các hiện tượng văn hóa theo phương pháp quy nạp. Người học chỉ cần nắm vững một lượng từ vựng hay cấu trúc hạn chế trong chương trình giảng dạy vì mọi hoạt động và ngữ liệu trên lớp đều được giám sát chặt chẽ.
f. Sửa lỗi ( Error correction): Khi thấy tạo nên thói xấu trong ngôn ngữ ( sử dụng ngôn ngữ và văn phong tiếng mẹ đẻ).
* Ưu điểm cơ bản của phương pháp ( Advantages): giáo viên có thể bao quát, quản lý người học và người học đạt được độ chính xác thông qua việc sử dụng ngôn ngữ học thuộc lòng mà không suy nghĩ.
* Hạn chế ( Disadvantages/ Limitations): dễ gây cảm giác nhàm chán ( chỉ lặp lại như con vẹt), không thành công trong thực tế nên không thỏa mãn người học.
1.8.2.4. Phương pháp hoàn toàn bằng hành động ( Total Physical Response method- the Comprehension Approach).
James Asher phát triển phương pháp này năm 1977 dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học cấu trúc, chủ nghĩa hành vi trong tâm lý học và xu hướng nhân văn trong giảng dạy, theo nguyên tắc của phương pháp tự nhiên.
a. Mục đích giảng dạy của phương pháp ( Objectives of teachers):
Theo phương pháp này, quá trình học ngoại ngữ cũng giống như quá trình cảm thụ tiếng mẹ đẻ của trẻ em, chúng cũng trải qua thời kỳ “im lặng”, có nghĩa là cảm nhận âm thanh, những kết cấu phức tạp trước khi biết nói. Và giảm bớt áp lực khi học ngoại ngữ
b. Về kỹ năng ngôn ngữ(Language skills/ areas): kỹ năng nghe (không quan trọng trong suốt tiết im lặng), kỹ năng nói không bắt buộc khi họ chưa sẵn sàng, kỹ năng đọc và viết không được đề cập đến.
c. Ngữ pháp ( Grammar) , từ vựng ( Vocabulary):giáo viên giới thiệu ngữ pháp xuyên qua mệnh lệnh và những đồ vật thật trong lớp học hay trong môi trường. Hiểu cấu trúc được tiến hành dễ dàng hơn nếu học viên được cảm nhận bằng những hành động cụ thể của những người xung quanh. Những cấu trúc được sử dụng hầu hết là ở dạng mệnh lệnh thức. Học viên nghe “lệnh” như “giơ tay trái lên”, “hãy sờ vào mũi người bên phải”, “đừng đưa chân trái ra phía trước”, “người mặc áo vàng bên cạnh cửa sỗ hãy đi về phía góc trái trên của lớp học” v.v. và hành động theo hiệu lệnh.
d. Sửa lỗi ( Error correction): lỗi gây ra không chắc chắn vì làm theo mệnh lệnh và thực hiện bằng hành động.
* Ưu điểm cơ bản của phương pháp ( Advantages): phương pháp này tỏ ra đặc biệt hiệu quả đối với trình độ sơ cấp, khá phù hợp với trẻ em học tiếng .Một mặt, phương pháp này tạo ra sự an toàn tinh thần cho học viên “chưa cần nói khi chưa sẵn sàng” .
* Hạn chế ( Disadvantages/ Limitations): nhưng có nhiều hạn chế
với trình độ nâng cao, và nhiều phiền toái cho học viên lớn tuổi. Và phương pháp học này thụ động, chưa khuyến khích phát triển ngữ năng giao tiếp ở mức độ tự nhiên và cũng khá cứng nhắc bởi trật tự tiến hành kỹ năng nghe trước nói sau trong học tiếng.
1.8.2.5. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp ( Communicative Language teaching method)
Hymes (1972), một nhà ngôn ngữ học nhân chủng cùng với Halliday (1973) coi ngôn ngữ hành chức chủ yếu với tư cách là chức năng giao tiếp.
a. Mục đích giảng dạy của phương pháp ( Objectives of teachers): là đạt được ngữ năng giao tiếp, có nghĩa là đạt được “khả năng không chỉ ứng dụng luật ngữ pháp để hình thành câu đúng mà còn biết dùng đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng” (Richards và Platt, 1992:65), nói cách khác, thoả mãn được ba yêu cầu: trôi chảy (fluency), chính xác (accuracy), và phù hợp (appropriacy). Với những mục tiêu nổi trội như vậy, hiện nay nó đang giữ vị trí độc tôn trong lịch sử giáo dục nói chung và ngôn ngữ nói riêng.
b. Phương pháp giảng dạy:(Teaching techniques) : Với phương pháp này, học sinh luôn đóng vai trò làm trung tâm( learner- centered). Giáo viên thường thiết kế chương trình dựa trên việc phân tích nhu cầu của người học. Các hoạt động trên lớp gắn liền với việc sử dụng tiếng, thông qua đó, học viên nắm thành thạo các chiến lược giao tiếp như: biết hỏi lại khi chưa rõ vấn đề, biết yêu cầu nhắc lại, biết đàm phán thông tin, biết “đưa đẩy” khi nói chuyện một cách tự nhiên….. Điều đó cũng có nghĩa là giáo viên biết khai thác tối đa các hoạt động theo nhóm, theo đôi, trình bày vấn đề nhằm giúp người học thực hiện chức năng tích cực, không thụ động tiếp thu. Người học học tiếng bằng sử dụng tiếng
(learning by doing), qua các hoạt động giao tiếp, chứ không nghe giáo viên giảng giải về tiếng đang học (learning about the language)
c. Về kỹ năng ngôn ngữ(Language skills/ areas): các kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết được tiến hành đan xen chứ không tách biệt.
d. Sửa lỗi: Học tiếng thực sự là quá trình sáng tạo, chấp nhận mắc lỗi vì khuyến khích việc sử dụng trôi chảy trong giao tiếp.
e.Ngữ liệu giảng dạy ( Material & syllabus): là ngữ liệu nguyên gốc, có nghĩa, được lấy từ cuộc sống chứ không phải được các soạn giả viết ra nhằm mục tiêu sử dụng trên lớp học. Điều đó cũng có nghĩa là học viên có khả năng làm được những việc cụ thể như điền đơn, viết đơn, biết thỉnh cầu, biết xin lỗi trong những tình huống thực tế.
f. Vai trò của người dạy và người học( The teacher’s and learner’s role):
giáo viên thực sự là người tổ chức, người điều hành, người quản lý, người cố vấn . * Ưu điểm cơ bản của phương pháp ( Advantages): là người học đóng vai trò tích cực trên lớp, được học những gì mình muốn và được coi là cần thiết.Bản thân phương pháp chú trọng tới việc sử dụng ngoại ngữ của học viên, học nhận thức mà không khuyến khích học thuộc lòng, khả năng trình vấn đề lưu loát, chấp nhận khác biệt ngữ âm.
* Hạn chế ( Disadvantages/ Limitations): Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những tồn tại đáng kể sau hơn 30 năm thịnh hành. Tồn tại này chủ yếu liên quan tới vấn đề lỗi. Do quá chú trọng vào nghĩa và khả năng trình bày vấn đề lưu loát nên giáo viên thường bỏ qua lỗi, khiến cho học sinh có khả năng trì trệ( fossilisation).
Nhìn chung, với những đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm hạn chế đối với từng phương pháp trên, chúng ta có thể nhận định rằng không có một phương
pháp tối ưu cho tất cả mọi trường hợp. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Giáo viên cần có khả năng lựa chọn, tổng hợp và khai thác để sử dụng hài hoà các phương pháp sao cho phù hợp với bài học và đối tượng giảng dạy.
Đặc biệt hơn, giáo viên cần có tri thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ
sư phạm lành nghề, biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng sự phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục, đồng thời đảm bảo sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức. Và giáo viên cần có
kế hoạch dạy học chi tiết, kế hoạch các bài giảng , kế hoạch semina và thu thập, tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…. để từ đó học sinh phát huy hết tính tích cực hơn trong học tập, tự chiếm lĩnh tri thức của mình.