TRƯỜNG THPT LÊ VĂN ĐẨU
3.5. Đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá
3.5.1. Định nghĩa về kiểm tra, đánh giá
Theo giáo trình Phương pháp giảng dạy của trường ĐHSP Kỹ Thuật – chủ biên T.S. Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: Kiểm tra và đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Kiểm tra là công cụ hay phương tiện để đo lường trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Đánh giá là mục đích của kiểm tra. Mục đích đánh giá quyết định nội dung và hình thức của đánh giá.Và mối quan hệ giữa kiểm tra- đánh giá có mối quan hệ khắng khít với nhau. Không thể đánh giá mà không dựa vào kiểm tra.
3.5.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Hiện nay, kiểm tra đánh giá ở trường THPT nói riêng, ở Việt Nam nói chung, có hai hình thức đó là kiểm tra: tự luận ( TL), trắc nghiệm khách quan (TNKQ).
Và kiểm tra được phân ra 2 loại kiểm tra: kiểm tra thường xuyên ( kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết), kiểm tra định kỳ ( thi học kỳ I, học kỳ II).
Cách đánh giá là dựa vào điểm số của các bài kiểm tra định kỳ nhân ba, kiểm tra 1 tiết nhân hai, và cộng lại các bài kiểm tra còn lại chia trung bình, lấy điểm trung bình đó đánh giá kết quả quá trình học tập của HS. Hình thức kiểm tra này, gọi là định lượng. Bên cạnh đó, hiện nay một số môn Thể dục, Nhạc, Họa không đánh giá HS dựa vào điểm số mà dựa vào xếp loại: đạt, không đạt. Đó gọi là kiểm tra định tính. Nhưng hình thức nào được áp dụng thì GV cũng là người đánh giá độc quyền.
Từ đó, chưa phát huy tính tích cực, hăng hái trong tập ở HS vì họ không được tham gia đánh giá chính kết quả học tập của mình và đánh giá ở các HS lẫn nhau.
Nói chung, kiểm tra là hình thức đánh giá kết quả học tập của HS để HS thấy được những mặt mạnh phát huy, cũng như những lỗ hổng kiến thức của mình để kịp thời bổ sung, điều chỉnh PP học tập sao phù hợp hơn. Bên cạnh đó, kiểm tra cũng đánh giá kết quả giảng dạy của GV để họ thấy kết quả giảng dạy của mình để điều chỉnh PPGD cho phù hợp hơn. Thông qua đó các nhà quản lý cũng thấy được HS và GV học tập và giảng dạy như thế nào để kịp thời uốn nắn cho phù hợp với mục tiêu cấp học, chỉ tiêu năm học và điều chỉnh lại chương trình, nội dung giảng dạy cho phù hợp với trình độ người học. Cũng thông qua đó, các lực lượng quan tâm đến giáo dục như phụ huynh HS cũng thấy kết quả học tập của con em mình để khuyến khích, động viên hay nhắc nhở, uốn nắn, giáo dục kịp thời và kết hợp chặt chẽ hơn với nhà trường để kết quả học tập của con em họ được tốt hơn và đạt hiệu quả hơn.
3.5.3. Yêu cầu của đánh giá học tập của giáo dục chủ động, tích cực.
Theo Singh ( 1998) trong một phúc trình của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục cho Thế kỷ 21 của UNESCO có xác định bốn trụ cột của một nền giáo dục là:
“ Học để biết, học để làm, học để làm người, và học để cùng chung sống. Bốn trụ cột nói trên là định hướng cho hoạt động giáo dục ở mọi cấp, trong đó có hoạt động
đánh giá. Có thể xem đây là những định hướng của đánh giá học tập chủ động vì chúng hướng đến sự phát triển toàn diện của con người. Lâu nay, hoạt động đánh giá ở phổ thông thường tập trung chủ yếu vào mục tiêu “học để biết”, rất ít cho
“học để làm”, và hầu như là không với “học để làm người” và “học để cùng chung sống”.
Ngày nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra chỉ thị đổi mới PPGD, và đường hướng giảng dạy “lấy người học làm trung tâm’’ ứng dụng ở mọi cấp học. Chính đổi mới PPGD, kéo theo cũng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Hình thức kiểm tra thường áp dụng ở các trường THPT hiện nay, đó là kiểm tra trên giấy theo TL hoặc TNKQ, nhưng dù hình thức nào đi nữa, hay kết hợp cả hai, thì cách thức như thế cũng chưa phát huy được tính chủ động, năng động, tích cực của học sinh trong kiểm tra được vì người học chỉ trả lời trên giấy mà thôi không phát huy được các kỹ năng, kiến thức được học. Cụ thể, đối với môn Anh văn ở THPT hiện nay, mặc dù trong chương trình học quy định GV dạy đầy đủ các kỹ năng, kiến thức về đọc hiểu, nói, nghe, viết và ngôn ngữ ( kiến thức ngữ âm và ngữ pháp).
Nhưng trong các kỳ thi, HS chỉ được vận dụng thi trong các kỹ năng đọc, viết ( chuyển đổi câu, hay viết đoạn văn ngắn) và ngôn ngữ. Vậy là HS không được thi ở hai kỹ năng còn lại. Từ đó, nảy sinh thiên hướng lối học đối phó vì điểm số, thành tích ở người học và ngay cả ở GV để làm sao đạt kết quả cao nhất.Và điều này càng thấy rõ ở cuối bậc THPT, HS phải trải qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học rất quan trọng. Áp lực về thi cử đối với HS và chất lượng giảng dạy đối với GV, càng làm cho cả hai sinh ra hướng dạy là “học tủ’’.
Có nghĩa là, GV thường soạn ra hàng loạt các công thức, quy luật và bài tập thường gặp nhất cho HS làm, và họ học như một “cái máy’’ như “con vẹt’’ chứ không chủ động, tích cực với kiến thức của mình vì sự bất cập giữa nội dung chương trình học với hình thức kiểm tra. Nên chưa tạo điều kiện phát triển của năng lực tư duy, năng động, sáng tạo, năng lực hoạt động, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống xảy ra trong cuộc sống, chưa tạo cho HS tham gia
tích cực vào quá trình tự kiểm tra đánh giá. Và do họ chưa vững chắc về kiến thức, sinh ra tâm lý lo sợ, bất an dễ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực như chạy điểm, mang nhiều phao thi vào phòng thi. Từ đó dẫn đến kết quả học tập và đánh giá chưa thật sự khách quan, và đáng tin cậy.
3.5.4. Đa dạng hóa hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá
Trong đổi mới giáo dục, PPDH tích cực yêu cầu GV trong hoạt động kiểm tra đánh giá, hướng dẫn HS phát triển tự đánh giá lẫn nhau, không chỉ dừng lại yêu cầu tái hiện kiến thức, kỹ năng đã học mà phải linh động trong việc vận dụng những kiến thức đã học vào những tình huống thực tế.
Chẳng hạn như, kiểm tra kỹ năng viết không chỉ dừng lại ở kiểm tra ngữ pháp, mà phải vận dụng từ vựng, ngữ pháp nhuần nhuyễn vào viết bài luận. Và nên áp dụng kiểm tra kỹ năng nghe,nói trong các kỳ thi định kỳ vì không chỉ
HS trải qua các kỳ thi ở trường THPT, Đại học, Cao đẳng mà họ còn phải trải qua các kỳ thi quan trọng như IELTS, TOEFL,… Trong các kỳ thi Quốc tế này, đòi hỏi thí sinh phải trải qua các kỹ năng đọc hiểu, viết, nghe, nói, và ngôn ngữ.
Và hơn thế nữa, vốn kiến thức đó, họ sẽ vận dụng vào thực tế trong giao tiếp, và trong công việc nữa.
Nên rất nhiều HS tốt nghiệp THPT hay các SV tốt nghiệp Đại học vẫn không thể giao tiếp bằng Anh văn thông thạo được. Đây là sự bất cập nội dung chương trình với đòi hỏi thực tế. Và chính điều này, cần đổi mới PP trong kiểm tra đánh giá.