Vận dụng dạy học theo đường hướng lấy học sinh làm trung tâm đối với môn Anh văn bậc THPT

Một phần của tài liệu Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu (Trang 82 - 85)

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN ĐẨU

3.2. Các giải pháp đề xuất

3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ

3.2.1.3. Vận dụng dạy học theo đường hướng lấy học sinh làm trung tâm đối với môn Anh văn bậc THPT

Theo mục tiêu dạy học của đường hướng lấy HS làm trung tâm: GV phải đáp ứng được nhu cầu, mục đích của HS, hình thức này phù hợp với các lớp học Anh văn giao tiếp, nhưng đối với các trường THPT giáo trình là bộ SGK được soạn sẵn do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. GV và HS là người thực hiện theo khuôn mẫu đó vì mục tiêu dạy học của bậc THPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo…” ( Luật giáo dục, điều 27).

Nên nội dung kiến thức nặng nề hơn, đòi hỏi GV và HS làm việc nhiều hơn để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, ngày nay GV có thể linh hoạt về phân phối chương trình ( bảng PPCT có sự thống nhất từng đơn vị trường), có nghĩa là nếu phần nội dung nào khó, GV có quyền mở rộng thời gian và có thể hạn chế thời lượng lại nếu quá đơn giản.

Từ đó GV tự do trong việc lập kế hoạch dạy học. Mục đích của việc linh hoạt trong việc co giản thời lượng thực hiện PPCT này, nhằm tạo điều kiện cho GV rộng thời gian để HS thực hành nhiều, khắc sâu những kiến thức nào quan trọng.

Điều này cho thấy mục tiêu dạy học của bậc THPT cũng đã chú trọng nhu cầu lợi ích của người học vì sự phát triển của cộng đồng.

Do đó bộ SGK Anh văn THPT đã phát triển các kỹ năng đọc, nói, nghe, viết và kiến thức ngôn ngữ với thời lượng phân bố đều nhau. Điều này giúp người học có kiến thức toàn diện để thích ứng với cuộc sống thực tế. Từ đó PPGD phải tích cực hơn giúp người học chủ động, tích cực trong quá trình học tập vì mục tiêu của đường hướng này là phát triển óc sáng tạo của quá trình dạy học.

Nên Singh viết: “ Làm thế nào cá thể hóa quá trình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủ yếu đối với giáo dục’’ và R.C.Sharma (1988) cho rằng: .... “ Vai trò của GV là tạo ra những tình huống để phát triển vấn đề, thu thập các tư liệu, số liệu HS có thể sử dụng được, giúp HS nhận biết vấn đề, lập giả thuyết, làm sáng tạo và thử nghiệm các giả thuyết, rút ra kết luận’’.

Song song đó để đạt được mục tiêu dạy học này, GV cần tạo ra môi

trường học tập thân thiện (informal) và hiểu được động cơ học tập thật sự của các em để thiết kế bài giảng cho phù hợp. Và nếu động cơ của người học chưa thật sự phù hợp, đúng đắn với nội dung bài học hay cấp học thì GV có thể kịp thời uốn nắn và định hướng cho đúng. Từ đó mới phát huy được nguồn lực cũng như tiềm năng sáng tạo của các em.

Quan trọng của đường hướng này là GV tạo cho người học môi trường tương tác giữa GV với HS trong vai trò của người cố vấn, người hướng dẫn, người làm mẫu cho HS trong việc thực hiện quá trình dạy học, và tương tác HS với HS thông qua hoạt động nhóm, cặp đôi,....

Từ đó người học càng năng động và chủ động hơn trong việc tự lực tìm tòi kiến thức, và hình thành cho họ có khả năng giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế sau này. Đó chính là tinh thần cốt lõi mang tính nhân văn trong dạy học lấy HS làm trung tâm.

Bên cạnh đó, đổi mới PPDH không thể thiếu PTDH hiện đại. Do đó, cũng

cần đổi mới PTDH hiện đại sao cho phù hợp với bài học, với đối tượng người học, với hoàn cảnh và tình huống áp dụng PT đó khi giới thiệu nội dung kiến thức.

3.3. Đổi mới phương tiện dạy học

Trước sự phát triển nhanh chóng của CNTT, đòi hỏi giáo dục cũng phát triển theo, và quan trọng GV cũng phải tự trang bị cho mình kiến thức về Tin học để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy của mình hơn. Và điều đó càng cần thiết hơn khi giúp người học tăng cường tính tự học, chủ động hơn trong việc tìm kiếm tri thức bởi vì có giáo cụ trực quan, thiết bị dạy học sẽ tạo tính sinh động, dễ khắc sâu bài học hơn là “ dạy chay ’’, chỉ đơn thuần là lời giảng, ít thu hút sự hưng phấn, chú ý của người học đối với bài giảng.

Đối với môn Anh văn, nó giúp cho GV trong các giai đoạn như vào bài- khởi động ( Warm up) giúp khơi gợi sự hứng thú tìm hiểu nội dung của người học, trong nội dung bài học càng tạo sinh động hơn bởi sự phong phú hình ảnh minh họa, đa dạng các hoạt động,... giản lược công lao động của GV trên lớp, và tiết kiệm thời gian ghi chép của người học hơn, để họ có nhiều thời gian thực hành và trải nghiệm nội dung bài học. Một điều thành công của GV ngày nay là làm sao người học hiểu sâu sắc nội dung bài học tại lớp và càng tích cực tham gia các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và càng yêu thích môn học.

Đó là thành công và mục tiêu của PPDH tích cực.

Nhưng CNTT, hay PTDH chỉ là phương tiện hỗ trợ cho GV càng dạy sinh động, phong phú thêm cho nội dung bài học ngoài lời giảng của GV, chứ nó không thể thay người dạy được.

Do đó, người dạy cần xác định được sử dụng phương tiện nào, khi nào sử dụng, ứng dụng trong những tình huống nào cho hợp lý mới phát huy được vai trò và tính năng của chúng. Cụ thể ngày nay, các PTDH hiện nay được hầu hết các GV thường sử dụng đó là các giáo trình điện tử, sách điện tử, các phần mềm dạy học như Powerpoint, mediastudiopro, các trang web học trực tuyến.

Đối với đặc thù bộ môn Anh văn, các GV thường vận dụng Powerpoint vào

chèn hình ảnh, âm thanh, đồ họa, phim ảnh, video,.... giúp bài giảng thêm phong phú mà hơn gấp trăm vạn lần lời giảng giải bởi tính trực quan và ưu việt của chúng.

Và quan trọng là các bài tập HS có thể tương tác trực tiếp trên đó.

Điều này giúp người học thêm tích cực, hưng phấn, chủ động hơn trong quá trình xây dựng bài, chiếm lĩnh tri thức của mình.

Hơn thế nữa, GV làm sao giúp HS có thể tự mình khai thác các PTHT hiện đại này tại nhà, bởi nhu cầu tìm kiếm tri thức của người học là vô biên, sao cho kích thích ý thức ham học hỏi ở người học thông qua các trang thiết bị học tập như sách điện tử, các trang web, hay các chương trình phần mềm nào phù hợp và lành mạnh, bởi GV quan trọng là giúp HS hình thành ý thức tự học - hình thành được ý thức học tập suốt đời đối với môn học. Đối với môn Anh văn, nhu cầu học tập suốt đời thật cần thiết vì nó là ngoại ngữ Quốc tế, là chìa khóa thành công trong cuộc sống và công việc ngày nay.

3.4. Đổi mới cách dạy và cách học- bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.

Một phần của tài liệu Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)