Đề xuất phương án cải tiến phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nhằm tích cực hóa người học

Một phần của tài liệu Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu (Trang 91 - 95)

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN ĐẨU

3.7. Đề xuất phương án cải tiến phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nhằm tích cực hóa người học

Trước sự phát triển Công nghệ thông tin kỹ thuật như vũ bão, chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của nó trong đời sống, cũng như mọi lĩnh vực mà Tin học đã đóng góp, và ngay cả trong giáo dục. Ngày nay, mọi GV cũng cần am hiểu về Tin học, bởi vì ngoài việc truy cập thông tin trên mạng Internet ra,GV còn soạn giáo án bằng máy tính và soạn bài giảng bằng phần mềm Powerpoint. Hơn thế nữa, đối với GV Ngoại ngữ, cũng cần biết sử dụng các trang thiết bị khác phục vụ cho tiết dạy thêm sinh động và hiệu quả như băng cassette, overhead, projector,... và phòng Lab. Các trang thiết bị này, không thể thiếu trong các bài giảng nhất là môn Anh văn như kỹ năng nghe, cần máy cassette để phục vụ cho HS nghe.

Và đối với tiết viết, đọc hiểu hay ngôn ngữ, GV cũng cần sử dụng projector, overhead và máy cassette để phục vụ giảng dạy và sửa bài cho HS thêm nhanh gọn hơn và tiết kiệm nhiều thời gian và chứa nhiều hình ảnh, phim minh họa hữu hiệu hơn, mà nếu GV chỉ giảng dạy bằng thuyết trình bài giảng với phấn trắng và bảng đen, thì không thể lột tả và dễ hiểu và khắc sâu kiến thức được .

Về phía người học, công nghệ hiện đại cũng giúp cho họ có thêm cơ hội chiếm lĩnh kiến thức hơn qua nhiều kênh nhận thức hơn. Và nó càng hữu hiệu hơn đối với người học Anh văn.

Chẳng hạn như người học có thể học trực tiếp trên mạng Internet, hay các chương trình phần mềm học Anh văn với đầy đủ các tính năng và phát triển đầy đủ các kỹ năng. Bên cạnh đó, người học có thể biết được trình độ của mình thế nào qua

từng bài học và bài test. Đó là cách thức học trực tuyến hay học tương tác giữa người học với máy tính.

Cho nên mặc dù Công nghệ thông tin giúp GV dạy thêm phong phú, sinh động như thế, nhưng nó chỉ là công cụ hỗ trợ thêm cho bài giảng mà thôi, chứ nó không thể thay thế cho GV được. Do đó GV không thể dựa vào nó hoàn toàn được, không thể thay lời giảng của mình bằng hình thức chiếu chép được bởi vì nếu người học chỉ học với hình thức này, HS càng thụ động và không tích cực hơn như GV áp dụng PPGD bằng PP truyền thống.

3.7.2. Yêu cầu của tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin

Mục đích của GV khi sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin là giúp bài giảng thêm sinh động, hữu hiệu hơn. Ngoài ra còn giúp người học thêm hứng thú, tích cực hơn đối với bài học và giúp người học thêm chủ động hơn đối với môn học.

Về nội dung: Thiết bị phải đem những thông tin mới, và kế thừa những thông tin cũ để người học không bất ngờ, khó hiểu và nội dung phải mang tính mâu thuẫn. Đây là yếu tố giúp người học giải quyết những tình huống có vấn đề.Và đây là một trong những yếu tố cần thiết của PPDH tích cực, chủ động.

a.Về phương pháp: GV cần linh hoạt trong khi sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại. Có nghĩa là biết sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đó, khâu nào cần nhanh, khâu nào chậm và tạo cho HS khởi động ( warm up) giúp cho HS hứng thú vào bài, lúc thực hành (Practice), vận dụng (Production) bài học, khi nào khắc sâu kiến thức ( Consolidation)... điều do GV điều tiết thời lượng hợp lý khi sử dụng PTDH. Và quan trọng là khi GV sử dụng chúng phải tạo cho HS bất ngờ, hứng thú, tích cực hơn vào bài học và giúp người học hăng hái gợi mở, chiếm lĩnh kiến thức.Họ càng năng động, chủ động hơn với kiến thức của mình thông qua bài học.

b.Về kỹ thuật: Cho dù GV sử dụng PTDH nào đi nữa, thì kỹ thuật là đều quan trọng nhất. Cụ thể như băng cassette âm thanh phải to rõ, chất lượng tốt, và GV sử dụng phim trong, chữ viết to rõ, đẹp và dễ nhìn đối với overhead, còn projector các slide màu sắc phải hài hòa không quá lòe loẹt, font chữ to rõ, hiệu ứng

không quá bay nhảy làm rối mắt người học, .... Đây là những kỹ thuật cơ bản mà GV cần biết khi soạn thảo và sử dụng các PTDH vào bài giảng của mình.

c. Về thời gian: GV phải sử dụng linh hoạt, và ứng dụng hợp lý các PTDH đó cho từng bước lên lớp của mình để bài giảng đạt hiệu quả và sinh động hơn.

3.8. Thiết kế quy trình dy hc tích cc:

Hình 3.1. Learning Pyramid ( National Training Laboratories, Beth, Maine) ( Tỉ lệ lưu giữ thông tin của các hoạt động học tập)

Dựa vào cơ sở khoa học đã phân tích ở chương cơ sở lý luận, sơ đồ Learning Pyramid (tỉ lệ lưu giữ thông tin của các hoạt động học tập).

MẪU GIÁO ÁN TIẾNG ANH THPT

* DẠY NGỮ LIỆU, NGÔN NGỮ ( LANGUAGE FOCUS- NGỮ PHÁP) I. Objectives:

1. Education aims 2. Knowledge 3. Skills

II. Anticipated problems III. Teaching aids :

Pactice by doing 70%

Discussion Group 50%

Teaching Others 90%

Lecture 5%

Reading 10%

Audio Visual20%

IV. Procedures:

1.Warm up:

- Kiểm tra bài cũ

………

2. Presentation:

3. Practice:

4.Preproduction:

5. Consolidation / Homework:

IV.Feedback:

* Thiết kế các hoạt động dạy học của một bài tích cực:

I. Mục đích, yêu cầu ( Objectives)

1. Mục đích bài học ( Educational aims): nội dung, kỹ năng gì cần đạt được sau khi HS hoàn thành bài học, hoặc tiết học.

2. Kiến thức( Knowledge): Cần nắm vững sau khi kết thúc bài học (kiến thức trọng tâm bài học)

3. Kỹ năng ( Skills): các kỹ năng cần có trong bài học.

II. Những vấn đề dự đoán sẽ gặp khó khăn (Anticipated problems): những vấn đề HS có thể gặp khó khăn, vướng mắc trong tiến trình bài học, và GV sẽ tiên liệu trước những tình huống sư phạm để giải quyết khi gặp phải ( nếu có thể)

III. Dụng cụ học tập ( Teaching aids): Dụng cụ của GV và HS cần có trong tiết học.

IV. Tiến trình bài giảng (Procedures): được thể hiện ở 5 bước sau:

- Bước 1: Đọc và tìm hiểu bài trước khi học ( Warm up)

Nhằm tạo sự hưng phấn, kích thích sự tập trung của người học ngay từ lúc đầu bài giảng. Ở phần này, GV đưa ra một số câu hỏi hoặc bài tập nhỏ nhằm gợi nhớ lại cho HS những vấn đề, những điểm ngữ pháp đã học để từ đó trình bày mở rộng thêm những điểm ngữ pháp có liên quan sẽ trình bày trong phần nội dung.

- Bước 2: Trình bày trọng tâm bài giảng ( Presentation)

Trước khi đi vào bài giảng, GV cần đưa ra trọng tâm của bài, sau đó GV triển khai chúng với sự xây dựng, phát biểu của HS để bài học đạt kết quả nhất.

Sau khi GV trình bày nội dung kiến thức bài giảng, GV phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm hoặc cá nhân những bài tập trong SGK và báo cáo kết quả sau khi hoàn thành.

- Bước 4: Tái tạo ( Preproduction)

Sau khi thông hiểu những nội dung trọng tâm của bài giảng, HS tái tạo những nội dung kiến thức ấy thông qua vài bài tập nhỏ để HS khắc sâu kiến thức hơn.

- Bước 5: Ghi nhận và củng cố ( Consolidation/ Homework)

Đây là bước tổng kết bài học, HS trình bày lại những nội dung đã được học và GV nhấn mạnh những điểm cần lưu ý của những điểm ngữ pháp. Sau đó, dặn dò phần bài tập về nhà và hướng dẫn nội dung kiến thức cần chuẩn bị ở tiết học sau.

Một phần của tài liệu Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)