CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA JICA Ở VIỆT
2.3. Cơ cấu và hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản vào Việt Nam
Từ khi nối lại viện trợ phát triển năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều loại hình viện trợ không hoàn lại khác nhau cho Việt Nam như: Viện trợ không hoàn lại chung; Hợp tác kỹ thuật dạng dự án;
Nghiên cứu phát triển; Cử chuyên gia; Đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản;
Cung cấp trang thiết bị; Viện trợ phi dự án.... Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam không nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà nhằm mục tiêu nâng cao đời sống người dân, nhất là dân nghèo thông qua các lĩnh vực viện trợ giáo dục nghiên cứu, y tế sức khỏe, giao thông liên lạc, phát triển nông lâm nghiệpvà cải thiện môi trường sống.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản quyết định và thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại, JICA chịu trách nhiệm khảo sát, thiết kế cơ sở cho việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết và nguyên vật liệu, hỗ trợ thực hiện dự án và sau dự án. Tuy nhiên, quy mô viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản cho Việt Nam đang có xu hướng giảm dần do mức sống của người dân đã được cải thiện nhanh chóng trong những năm vừa qua. Những năm gần đây, tổng kinh phí cho viện trợ không hoàn lại còn khoảng 3 tỷ Yên/năm.
Ngày 01/08/2014, Lễ ký Công hàm trao đổi hai khoản viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản cho Việt Nam với tổng giá trị 850 triệu Yên đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, khoản viện trợ phi dự án thứ nhất được ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio trị giá 500 triệu Yên để đảm bảo an toàn hàng hải cho Việt Nam. Thông qua khoản viện trợ này, Nhật Bản sẽ hỗ trợ cung cấp tàu thủy và thiết bị cho cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam.
Khoản viện trợ thứ hai trị giá 350 triệu Yên dành cho Chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam năm 2014, được ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio.
Trong hợp tác hỗ trợ về kinh phí, hợp tác viện trợ không hoàn lại được kết hợp với hợp tác kĩ thuật, đặt trọng tâm vào việc năng cao mức sống cho người dân (nhu cầu cơ bản của con người) tập trung hỗ trợ cho lĩnh vực y tế sức khỏe và phát triển nông thôn.Viện trợ không hoàn lại được nối lại vào năm 1992 bằng Dự án cải tạo Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó liên tục triển khai nhằm hỗ trợ nâng cấp các bệnh viện trọng điểm tại Hà Nội, Huế và Hòa Bình;
xây dựng trường học tại các vùng khó khăn; xây dựng cầu và đường nông thôn; cấp nước; trồng rừng... với mức hỗ trợ khoảng 6 – 9 tỷ Yên/năm. Hơn nữa, JICA đã cung cấp các trang thiết bị như máy soi X–quang cỡ lớn nhằm
nâng cao năng lực hải quan.
2.3.2. Hợp tác kỹ thuật
Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong số các nước nhận viện trợ hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản. Nguồn vốn vay là nhằm phục vụ các công trình, dự án lớn. Nhật Bản ưu tiên cho vay vốn sử dụng trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cầu đường, viễn thông, xử lý nước, môi trường, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Về khoản viện trợ hợp tác kỹ thuật, Việt Nam đang đứng thứ 3 với 107,4 triệu USD và đây cũng là một phần của viện trợ không hoàn lại.
Trong các dự án hợp tác kỹ thuật, phía Việt Nam quản lý dự án bằng cách bổ nhiệm Giám đốc dự án, quản đốc dự án và các nhân viên đối tác khác.
Phía JICA sẽ tuyển chọn và cử chuyên gia Nhật bản, đưa ra khuyến nghị tổng thể hướng dẫn kỹ thuật và tư vấn thực hiện dự án. Thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các quy hoạch tổng thể phát triển các ngành như điện, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường..., đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, người tình nguyện sang Việt Nam làm việc… Các nghiên cứu quy hoạch phát triển (gồm các quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi) như Quy hoạch phát triển giao thông khu vực phía Bắc, Nghiên cứu cải thiện môi trường nước ở Hà Nội..., JICA đã hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam một cách tổng thể. Những nghiên cứu phát triển sau đó về chiến lược phát triển giao thông vân tải quốc gia ở Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng điện, tổng quan về tiết kiệm năng lượng, quy hoạch phát triển đô thị hoặc phát triển giao thông cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, quy hoạch tổng thể an toàn giao thông toàn quốc, quy hoạch tổng thể phát triển khu cực Tây Bắc, chiến lược phát triển liên kết Đà Nẵng và vùng phụ cận... đã hỗ trợ xây dựng các Quy hoạch có mức ưu tiên cao phục vụ cho công
cuộc xây dựng đất nước của Việt Nam. Các nghiên cứu này trở thành cơ sở cho việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản.
2.3.3. Hợp tác vốn vay
Hợp tác vốn vay tập trung chủ yếu vào xây dựng các công trình quy mô lớn, quy mô các dự án thường từ 40 triệu USD trở lên. Đồng thời, việc cam kết vốn cho dự án thường được tách ra thành nhiều hiệp định và thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên. Vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản thường chiếm tối đa là 85% tổng vốn dự án. Điều kiện vay trả cho các dự án tùy thuộc vào từng lĩnh vực cũng như thay đổi tùy theo mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình vào năm 2010, nhưng Nhật Bản vẫn đang áp dụng mức lãi suất thấp đối với các khoản vay ODA cho xây dựng cơ sở hạ tầng là 0,1 – 1,4%, và đặc biệt giảm xuống chỉ còn 0,3% cho lĩnh vực môi trường, xây dựng bệnh viện, trường đại học. Thời gian trả nợ là 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn cũng là một điều kiện rất ưu đãi. Trong khi đó, trái phiếu Chính phủ có lãi suất thấp nhất là 5%, với thời gian trả nợ trung bình thường ngắn hơn 5 năm. Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản, so với trái phiếu Chính phủ, cho đầu tư công là cách tốt nhất để giảm nợ công trong tương lai. Việc trả nợ ODA do đó cũng được coi là góp phần giảm khối lượng đầu tư cần phải có vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội trong tương lai. Nhiều dự án thuộc các lĩnh vực nói trên hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Các ngành chủ yếu trong các lĩnh vực nhận viện trợ là:
- Các ngành phát triển cơ sở hạ tầng gồm chủ yếu là giao thông vâ ̣n tải và điện lực
- Giao thông đô thi ̣, cải thiện môi trường nước
- Cơ sở ha ̣ tầng nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ...
- Đảm bảo chất lượng và an toàn công trình
Vào ngày 26/1/2009, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã ký Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp tín dụng ưu đãi thuộc đợt 1 tài khóa 2009 của Nhật Bản (kết thúc vào ngày 31/3/2010) cho Chính phủ Việt Nam trị giá 64,891 tỷ Yên (tương đương khoảng 704 triệu USD).
Khoản tín dụng ưu đãi này nhằm giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 5 dự án, bao gồm: Dự án xây dựng đường tránh Quốc lộ 1 (4,141 tỷ yên); Dự án Xây dựng Nhà máy Điện Thái Bình 1 (20,737 tỷ yên); Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (Chương trình tín dụng chuyên ngành 6 - 17,952 tỷ yên);
Chương trình sử dụng hiệu quả, bảo toàn năng lượng và sản xuất năng lượng tái tạo (4,682 tỷ yên) và Dự án vay 2 bước tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn III (17,379 tỷ yên). Công hàm trao đổi này quy định các điều kiện khung cho việc cung cấp và sử dụng khoản 64,891 tỷ Yên tín dụng ưu đãi trên. Trên cơ sở các điều kiện khung này, trong thời gian tới, đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện JICA sẽ ký 5 hiệp định tín dụng cụ thể cho 5 dự án này.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cam kết tín dụng ưu đãi 2 lần trong 1 năm bắt đầu từ tài khóa 2009 nhằm hỗ trợ kịp thời cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, nỗ lực đó còn chứng tỏ
sự đánh giá cao của Nhật Bản đối với quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản – Việt Nam, cũng như đối với các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường pháp lý, gia tăng các biện pháp cụ thể để tăng cường hơn nữa việc quản lý và sử dụng hiệu quả các dự án ODA, bao gồm cả công tác phòng chống tham nhũng.