Về phía Nhật Bản

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) CHO MỐI

3.1. Đánh giá hoạt động

3.1.2.1. Về phía Nhật Bản

Sự trì trệ, kém hiệu quả trong quan hệ kinh tế Nhật – Việt đã diễn ra trong thời gian khá dài nhưng cả hai đều khá bị động trong việc giải quyết. Sự yếu kém về năng lực của hệ thống quản trị quốc gia của Việt Nam đã khiến cho môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không thuận lợi là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm hiệu quả hợp tác Nhật – Việt. Nhưng phía Nhật Bản cũng đã bị động để Việt Nam loay hoay trong sự yếu kém của mình mà chưa thật quyết liệt tìm ra các giải pháp giúp Việt Nam vượt qua. Nhật Bản đã

tài trợ nhiều nguồn lực để giúp Việt Nam phát triển kinh tế nhưng điểm yếu chí tử của Việt Nam cần phải giúp đỡ còn là năng lực yếu kém của các cơ quan cấu thành nền quản trị quốc gia thì chưa được Nhật Bản chú ý trợ giúp.

Tất nhiên vấn đề đó thuộc về nội lực của Việt Nam, “Việt Nam phải tự giải quyết là chủ yếu nhưng tính chiến lược của quan hệ và với những kinh nghiệm và trình độ quản trị của mình, nếu Nhật Bản năng động và chủ động hơn trong việc chỉ ra các yếu kém của Việt Nam thì có thể đã có kết quả tốt hơn cho sự hợp tác hai bên” [6, Tr.46].

Bài học cần rút ra để phát triển hợp tác là: Nhật Bản nên nghiên cứu những điểm yếu, những bất cập trong quản lý, trong phát triển nguồn nhân lực để giúp Việt Nam hơn là thụ động ngồi chờ đợi hoặc tìm thị trường mới, bỏ rơi thị trường Việt Nam. Bởi vì thất bại trong hợp tác là thất bại của cả hai phía.

ODA của Nhật Bản xét chung trong tất cả các tiêu chí và khía cạnh là tương đối thuận lợi và hữu ích, phù hợp với nhu cầu sử dụng của Việt Nam, nói chung tương đối “dễ” hơn so với các nước khác. Nó không có các điều

kiện ràng buộc quá khắt khe và lộ liễu. Có thể nói ODA của Nhật Bản nếu so sánh với viện trợ của các nhà tài trợ khác thì có rất ít các điều kiện đi kèm. Về nguyên tắc, chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ được cung cấp cho các nước tiếp nhận là những điều khoản viện trợ không điều kiện, ngoại trừ một số chương trình viện trợ có tính chất đặc biệt và không thường xuyên, mang tính bổ sung thì có điều kiện kèm theo về hạn chế trong đấu thầu. Xét về tổng thể thì Nhật Bản đã không đặt ra các điều kiện mang tính chất áp đặt gắn với chính trị. Trong khi đó, viện trợ của các nhà tài trợ khác, cho dù là các nước cung cấp viện trợ ở quy mô lớn hay nhỏ, cung cấp viện trợ trong các lĩnh vực ưu tiên nào đều ít hay nhiều áp đặt các điều kiện ràng buộc gắn với những lợi ích kinh tế và thương mại. Như trường hợp đối với ODA của Trung Quốc, ta đã thấy có nhiều hiện tượng bất bình thường, như nhập siêu tăng ở mức dị thường, doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án trọng điểm trong các ngành quan trọng của Việt Nam, nhiều dự án họ đưa giá rẻ nhưng sau khi thắng thầu họ điều chỉnh giá và thương lượng lại, nhiều dự án không xây dựng đúng tiến độ và nhiều trường hợp công trình mới xây xong đã bị hỏng hoặc xuống cấp, lao động chui và lao động được cấp phép từ Trung Quốc sang cũng nhiều một cách khó hiểu…Đơn cử với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, ký năm 2008, với tổng mức đầu tư khoảng 550 triệu USD – là dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng với Thủ đô, theo dự kiến, tuyến đường này sẽ được chạy thử vào quý 1/2015. Tuy nhiên, sau gần 1 năm thi công, tiến độ triển khai của nhà thầu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc đã chậm gần 1 quý so với kế hoạch. Thêm vào đó, để hoàn thành 13,05 km đường sắt đôi, khổ 1.435 mm chạy trên cao với 12 ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa cùng hệ thống thiết bị khai thác gồm đoàn tàu có khả năng chở được 100.000 lượt khách/ngày đêm, sẽ cần tới

khoảng 868,04 triệu USD (tương đương 18.001 tỷ đồng). So với phương án đề xuất vào tháng 01/2014, tổng mức đầu tư mới mặc dù tiết kiệm được khoảng 24 triệu USD, nhưng vẫn phát sinh thêm 315 triệu USD, trong đó phần vốn vay ODA Trung Quốc tăng thêm 250,62 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam (chủ yếu dành cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án…) cần thêm 64,56 triệu USD. Đáng quan ngại là, nguy cơ để xảy ra mất an toàn thi công khi thi công đồng loạt trên nhiều tuyến đường huyết mạch, gây nhiều nhiều sự cố đáng tiếc cũng như phiền hà cho nhân dân, nhất là việc đi lại...

Tuy nhiên, chính sách ODA của Nhật Bản cũng dựa trên những nguyên tắc nhất định và yêu cầu Việt Nam phải chấp nhận. Chẳng hạn, nguyên tắc không sử dụng sai mục đích viện trợ, hoặc không viện trợ cho các chương trình quân sự hoặc yêu cầu phải sử dụng viện trợ có hiệu quả nhất, chống tham nhũng. Việt Nam, cũng như các nước tiếp nhận viện trợ khác cũng đều phải tính đến những điều kiện “ẩn” phải tuân theo. Bởi “viện trợ của Nhật Bản tuy không đòi hỏi có cam kết về chính sách, song trên thực tế nó gắn kết rất chặt với các mục tiêu kinh tế và chính trị của Nhật Bản, đặc biệt là hỗ trợ cho đầu tư và thương mại. So với các nhà tài trợ khác, viện trợ của Nhật Bản bị thắt chặt rất lớn, đặc biệt là các khoản cho vay, thường phải được sử dụng để các nhà thầu Nhật Bản triển khai”[18 ; tr3]. Bởi vì những yêu cầu rất chi tiết và chuẩn mực trong khi Việt Nam chưa có đủ kinh nghiệm tiếp nhận và kỹ thuật cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Hơn nữa, quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn vay của Nhật còn khá rườm rà, phức tạp hơn so với các nhà đầu tư khác. Thủ tục giải ngân do Nhật Bản đề ra cũng khá phức tạp. Một số dự án do Nhật Bản tài trợ được thiết kế không sát với thực tiễn ở Việt Nam nên phía Việt Nam lại mất thời gian để điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Ngoài ra, sự biến động của nền kinh tế Nhật Bản và nền kinh tế thế giới, sự thay đổi tỷ giá đồng đô la so với đồng Yên, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng…gây ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA trên thế giới nói chung và của Nhật Bản nói riêng, làm giảm nguồn cung ODA cho các nước và cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)