CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA JICA Ở VIỆT
2.5. Các lĩnh vực ƣu tiên hợp tác
2.5.4. Hợp tác về văn hóa, giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ hợp tác về văn hóa, giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức: Hợp tác giữa hai chính phủ, giữa các trường, giữa các tổ chức, các cá nhân. Nhật Bản đang là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục – đào tạo của Việt Nam.Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong chương trình Viện trợ văn hóa không hoàn lại và Viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô nhỏ. Từ năm 1992 đến nay đã có hàng chục dự án viện trợ không hoàn lại quy mô lớn trong các lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, cung cấp thiết bị nghe nhìn, thiết bị giáo dục, thiết bị thể thao cho Việt Nam... Bên cạnh đó còn có các Chương trình viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô nhỏ
do Đại sứ quán Việt Nam trực tiếp tiến hành từ năm 2000 đến nay (quy mô cao nhất là 10 triệu Yên), mỗi năm có khoảng 1 – 2 dự án dành cho các địa phương, các có quan nghiên cứu, giáo dục, các trường đại học... cung cấp các thiết bị sử dụng trực tiếp cho các hoạt động văn hóa, giáo dục bậc cao, cũng như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam.
Cho tới nay, nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam chính là đầu tư trực tiếp nước ngoài, với mong muốn sử dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, sau năm 2015, và đặc biệt sau khi thực hiệp Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực được gỡ bỏ thì nguồn lao động giá rẻ không còn là lợi thế nữa. Để tránh bị rơi vào “cái bẫy thu nhập trung bình” mà các nước đang phát triển phải đối mặt, Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực. Trong vòng hơn 10 năm qua, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cho Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo nghề trọng điểm trong phát triển nhân lực và sản xuất kiểu MONOZUKURI, góp phần đào tạo những kỹ thuật viên có tay nghề, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong số các sinh viên tốt nghiệp, rất nhiều người đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài kể cả các công ty Nhật Bản. Trong tương lai, mô hình thành công của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ được nhân rộng sang các trường dạy nghề khác, đồng thời “mô hình trường cao đẳng công nghệ (Kosen)” một điển hình của Nhật Bản trong đào tạo kỹ thuật viên có tay nghề cao, cũng bắt đầu được đưa vào Việt Nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp.
Tháng 03/2008, Nhật Bản cam kết đến năm 2020 sẽ đào tạo 1000 tiến sĩ giúp Việt Nam. Việt Nam đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang
giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long vào năm 2004. Năm 2006, Ủy ban Hỗn hợp Việt – Nhật bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long được thành lập. Từ đó nhiều chuyên gia khảo cổ Nhật Bản đã được cử sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, từ năm 1991, JICA đã nối lại hoạt động tiếp nhận học viện đối với Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ và là một phần của chương trình hợp tác kỹ thuật, chương trình đào tạo tại Nhật Bản thực hiện đào tạo những cán bộ nòng cốt cũng như thực hiện các khóa đào tạo nhằm cải thiện chế độ chính sách. Căn cứ trên nhu cầu đào tạo nhân lực của Việt Nam, các lĩnh vực đào tạo chủ yếu là hỗ trợ cải thiện các chính sách kinh tế, giao thông vận tải, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường và quản trị nhà nước. Hàng năm, có khoảng hơn 600 người Việt Nam tham gia các khóa đào tạo tại Nhật Bản. Sau khi trở về nước, học viên trở thành các cán bộ nòng cốt hỗ trợ cho các hoạt động của JICA tại các cơ quan hành chính và góp phần vào việc cải thiện chế độ chính sách của Việt Nam. Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần đây, Nhật Bản đã hỗ trợ hàng nghìn suất học bổng cho Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 01/09/2014, chương trình “Học bổng Phát triển Nguồn Nhân lực Nhật Bản” (JDS), cho niên khóa 2015 – 2016 đã chính thức được khởi động, hướng đến đối tượng là cán bộ, viên chức Việt Nam, những người được kỳ vọng sẽ đóng góp sức mình cho công cuộc pháttriển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Học bổng JDS nằm trong khuôn
khổ Hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản. Học bổng này cung cấp khóa học Thạc sĩ trong 02 năm bằng tiếng Anh, cho nhiều lĩnh vực từ Kinh tế đến Nông nghiệp, tại các trường đại học Nhật Bản.
Ngoài ra, JICA cũng đã và đang hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học với việc ký kết với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện
“Dự án Hỗ trợ Phát triển Đào tạo Đại học và Sau Đại học trong Lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông”, một ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao vào năm 2006. Dự án này kéo dài trong 6 năm, đến năm 2011 đã có 95 em nhận bằng tốt nghiệp, đến năm 2014, dự kiến sẽ có khoảng 500 sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này với khoảng 20% trong số đó sẽ có cơ hội học tập tại Nhật Bản từ năm thứ 3 của khóa học cho đến khi tốt nghiệp. Trong thời gian tới, để tăng cường liên kết hợp tác giữa trường đại học với ngành công nghiệp và hợp tác trong khu vực, hướng tới việc chuyển đổi từ xã hội với mô hình công nghiệp thâm dụng lao động sang xã hội với mô hình công nghiệp thâm dụng vốn, JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng cường chức năng đào tạo và nghiên cứu của trường Đại học này.
Không chỉ giúp đỡ đào tạo trong các ngành công nghệ cao hoặc các bậc sau đại học, Nhật Bản còn giúp Việt Nam trong cung cấp thiết bị, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp rất nhiều trường cao đẳng dạy nghề, trung học cơ sở, tiểu học ở các địa phương. Ngày 24/03/2011, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ngài Yasuaki Tanizaki đã thay mặt Chính phủ Nhật ký dự án hợp đồng viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở dành cho dự án “Cung cấp thiết bị cho Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa” và “Xây Trường Tiểu học xã Mỹ Sơn”
của huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tổng trị giá của hai khoản viện trợ
không hoàn lại là hơn 200.000 USD. Đây là dự án viện trợ không hoàn lại thứ năm của Nhật Bản dành cho Việt Nam được ký kết kể từ đầu năm 2011.