Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA JICA Ở VIỆT

2.5. Các lĩnh vực ƣu tiên hợp tác

2.5.1. Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng

Các ngành chủ yếu trong lĩnh vực nhận viện trợ là các ngành phát triển cơ sở hạ tầng , gồm chủ yếu là giao thông vận tải và điện lực (chiếm khoảng 40% và 30% trong tổng số vốn cam kết). Phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam không chỉ đơn thuần là gia tăng các chỉ số kinh tế, mà phải gắn kết với tăng thu nhập và tạo việc làm cho mỗi người dân. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông và năng lượng đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân thông qua tăng trưởng kinh tế cao và điều này đã minh chứng cho các thành quả ODA Nhật Bản trong 20 năm qua.

Giao thông vận tải

Kể từ khi Nhật Bản bắt đầu dành vốn hỗ trợ ODA cho Việt Nam, lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải luôn nhận được sự ưu tiên. Với nguồn vốn ODA đều đặn của JICA trong suốt hơn hai thập kỷ qua, hạ tầng giao thông của Việt Nam đã được đầu tư mạnh mẽ và từng bước thay da đổi thịt. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế quy mô lớn trong lĩnh vực giao

thông đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân thông qua tăng trưởng kinh tế.

Các dự án được vay vốn ưu đãi của Nhật Bản trải dài trên toàn quốc.

Tại Hà Nội có các dự án như cầu Thanh Trì, đường Vành đai 3, Nhà ga T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân… và mạng lưới quốc lộ nối các thành phố chính ở khu vực miền Bắc như Hà Nội và Hải Phòng đã được hoàn thiện, góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Với nhiều cây cầu trên Quốc lộ 1 và tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam được xây dựng và nâng cấp cùng với hầm đường bộ Hải Vân ở miền Trung, cầu Cần Thơ ở khu vực sông Mekong, giao thông nối hai miền Nam Bắc của Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của từng khu vực. Ngoài ra, ba cảng quốc tế quan trọng là cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Cái Mép Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Đà Nẵng ở miền Trung và nhà ga Sân bay Tân Sơn Nhất, cửa ngõ hàng không và cảng biển của Việt Nam cũng đã được xây dựng... Gần đây nhất, vào tháng 01/2015, có 3 công trình hạ tầng trọng điểm là Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, đường Võ Nguyên Giáp và cầu Nhật Tân đã tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đóng góp quan trọng vào việc kết nối Thủ đô Hà Nội với Sân bay quốc tế Nội Bài.

Trong nhiều năm, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng nâng cấp hệ thống đường quốc lộ bằng nguồn vốn vay và viện trợ không hoàn lại, và sau khi hoàn thành lại tiếp tục thực hiện hợp tác kỹ thuật để duy tu, quản lý đường bộ. Dự án nâng cao năng lực quản lý, bảo trì đường bộ Việt Nam (hợp tác với Bộ Giao thông Vận tải) tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đường bộ và tài liệu hướng dẫn công tác kiểm tra, bảo trì thường xuyên nhằm tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện quản lý bảo trì một cách hiệu

quả hơn. Nhật Bản đang hỗ trợ vốn vay cho các công trình xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông đô thị lớn đầu tiên tại Việt Nam. Các công trình này sẽ góp phần to lớn vào phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nhưng để chuẩn bị cho những công trình qui mô lớn như vậy thì không thể thiếu được những đối tác giàu kinh nghiệm. Thông qua hợp tác kỹ thuật, hiện Nhật Bản đang tiến hành chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cần thiết, như thành lập Công ty vận hành bảo dưỡng các tuyến đường sắt đô thị của Việt Nam và xây dựng hệ thống thu phí… với sự hợp tác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tokyo Metro (hợp tác tại Hà Nội) và Sở Giao thông Vận tải thành phố Osaka (hợp tác với TP. Hồ Chí Minh). JICA sẽ tiếp tục kết hợp hỗ trợ phần cứng và phần mềm kỹ thuật để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống thẻ điện tử (IC) dành cho người sử dụng hệ thống giao thông công cộng dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong mùa hè năm nay. Trước tiên, sẽ bắt đầu áp dụng cho vé tháng xe buýt và trong tương lai sẽ tính tới khả năng áp dụng cho các tuyến đường sắt hiện đang xây dựng, nhằm nâng cao tính tiện dụng và hiệu quả quản lý vận hành các công trình giao thông công cộng.

Điện lực

JICA ưu tiên hợp tác việc cung cấp năng lượng ổn định tại Việt Nam. Là nhà tài trợ lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư các dự án nguồn điện, đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cũng tập trung hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong các lĩnh vực tăng cường năng lực cấp điện thông qua các dự án nhà máy phát điện và xây dựng mạng lưới truyền tải và phân phối điện, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật điện, tiêu chuẩn an toàn, tăng cường cơ chế quản lý môi trường thông qua việc giới thiệu các kỹ thuật môi trường tiên tiến.

Bảng 2.4: Những nhà máy điện đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (nguồn: JICA)

Tên Năm bắt đầu dự án

Năm kết thúc dự

án

Tổng công suất

Vùng đối tƣợng

Nhà máy Nhiệt điện

Phú Mỹ 1994 2002 1092MW Đông Nam Bộ

Nhà máy Nhiệt điện

Phả Lại 1995 2003 600 MW Đồng bằng sông

Hồng Nhà máy Thủy điện

Hàm Thuận – Đa Mi 1995 2001 475 MW Đông Nam Bộ Nhà máy Thủy điện

Đại Ninh 1999 2008 300 MW Đông Nam Bộ

Nhà máy Nhiệt điện

Ô Môn 2001 2009 300 MW Đồng bằng sông

Cửu Long Nhà máy Nhiệt điện

Thái Bình

2009 2017 (dự kiến)

600 MW Đồng bằng sông Hồng Nhà máy Nhiệt điện

Nghi Sơn

2006 2016 (dự kiến)

600 MW Duyên hải miền Trung

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)