Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 61 - 69)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) CHO MỐI

3.1. Đánh giá hoạt động

3.1.1.1. Đối với Việt Nam

Thông qua viện trợ phát triển chính thức, chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Trong vòng 22 năm trở lại đây, nguồn vốn ODA Nhật Bản đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế; thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn

xóa đói giảm nghèo; và đóng góp trong một số lĩnh vực xã hội của Việt Nam.

Đóng góp cho phát triển kinh tế

ODA của Nhật Bản cho Việt Nam được sử dụng có hiệu quả và mang lại cho nền kinh tế Việt Nam những lợi ích tương ứng khi so sánh với chi phí đầu vào. Như vậy cho thấy, mặc dù Chính phủ Việt Nam tiếp nhận ODA của Nhật Bản trên cơ sở một khoản vay có trả lãi, khoản lãi này có thể trả với lãi suất 19% nhưng mà vẫn thu được những lợi ích tích cực cho nền kinh tế quốc dân bằng cách nâng cao GDP thông qua việc đầu tư các khoản vay đó. Đây là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hoặc với lãi suất rất thấp và có thời hạn rất dài cho nên chúng ta có thể tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng qua đó tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI hay các nguồn vốn tài trợ khác của các công ty, tổ chức kinh tế quốc tế khác.

ODA Nhật Bản góp phần rất lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Như chúng ta đã biết, để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần hội đủ rất nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố vốn và kĩ thuật. Từ đầu năm tài khóa 2013 (1/4/2013 đến 31/3/2014) đến nay, Nhật Bản đã cam kết dành cho Việt Nam 1,55 tỷ USD vốn ODA, chiếm khoảng 22,14% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam (7 tỷ USD). Nhật Bản cũng là nước đứng đầu trong thực hiện và giải ngân nguồn vốn này, với tổng số vốn thực hiện lên tới hơn 1,75 tỷ USD.

Ở Việt Nam, mô hình kinh tế công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã tạo cho nước ta cơ hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình này ban đầu gặp không ít khó khăn do sự yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế, trong khi Việt Nam còn là một đất nước nghèo, nhu cầu về xây dựng các cơ sở vật chất phục

vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối lập với khả năng đáp ứng nội tại của nền kinh tế. ODA của Nhật Bản cũng như các nhà tài trợ khác, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và công nghiệp – những lĩnh vực đòi hỏi vốn và kĩ thuật hết sức tiên tiến, nhưng ngân sách Việt Nam còn hạn chế; khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong thời gian đầu phát triển thì không mặn mà bởi vốn cao mà thời gian thu hồi vốn thì chậm, chưa kể đây là những lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng nên gặp phải rào cản rất lớn từ phía Nhà nước. Những dự án lớn, những công trình trong lĩnh vực giao thông và điện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng tái sản xuất, tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp từ

nước ngoài vào Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó cũng là động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trong những năm gần đây.

Bên cạnh việc cung ứng về vốn, các dự án ODA còn mang lại công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Hợp tác kỹ thuật là một bộ phận của ODA Nhật Bản, được chính phủ Nhật Bản đặc biệt coi trọng. Các chương trình hợp tác kỹ thuật do chính phủ Nhật Bản thực hiện tiến hành ở Việt Nam với rất nhiều hình thức đa dạng đã góp phần chuyển giao, cải tiến trình độ công nghệ cũng như tiếp thu công nghệ ở nước ta. Các dự án hợp tác kĩ thuật đã góp phần chuyển giao công nghệ cho các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên y tế… của nước ta bằng cách cho họ tham gia vào các dự án phát triển thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá, y tế, nghiên cứu về dân số và kế hoạch hóa gia đình, dạy nghề và các hoạt động nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực đó… Ngoài ra, các khảo sát về phát triển được tiến hành nhằm kiểm tra lại khả năng thành công của các dự án từ khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, tài chính – cũng góp phần vào việc cải

tiến trình độ công nghệ của nước ta. Nhìn chung, các dự án ODA Nhật Bản vào Việt Nam đều có công nghệ cao.

Bên cạnh việc hỗ trợ vốn và kĩ thuật, ODA Nhật Bản có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính (như dự án Cải cách Hành chính Thuế giai đoạn 1, giai đoạn 2) hay hỗ trợ cải cách cơ cấu kinh tế… Điều này giúp cải tạo môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, từ đó thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Đó là chưa kể việc Việt Nam mới chỉ được coi là nền kinh tế đang chuyển đổi, chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, điều luôn khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt thòi khi đứng trên các sân chơi lớn. Việc cải cách cơ cấu kinh tế sẽ góp phần đắc lực trong việc rút ngắn khoảng thời gian chuyển đổi này.

Đóng góp đối với việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn và kết hợp với công tác xóa đói giảm nghèo

Chiến lược Toàn diện về Giảm nghèo và Tăng trưởng của Việt Nam được phê duyệt tháng 05/2002, sau một năm dự thảo và tích cực tham khảo ý kiến các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, người dân và các nhà tài trợ. Chiến lược này nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo thông qua các biện pháp can thiệp ở tầm vĩ mô, mang tính cơ cấu và cấp ngành. Chiến lược cũng đặt ra chỉ tiêu rõ ràng để thực hiện các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

Trong đó, Nhật Bản luôn là những nhà tài trợ quốc tế lớn cho lĩnh vực xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Trong “Chương trình hỗ trợ cho Việt Nam” được thông qua vào tháng 6 năm 2000, Chính phủ Nhật Bản đã chú ý

tới những vấn đề xã hội mới nảy sinh trong quá trình tăng trưởng nhanh như sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo và sự xuống cấp về môi trường. Theo đánh giá của JICA,Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 37,4% năm 1998 xuống còn 14,5% năm 2008. Chương trình tín dụng giảm nghèo 10 (PRSC10) với 3,5 tỷ Yên nằm trong 208 tỷ yên ODA năm tài khóa 2011 đã được chính phủ Nhật Bản ký kết ngày 30 tháng 3 năm 2012.

Bảng 3.1. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam tính đến 2013 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường năng lực cho cơ quan hành chính, tài chính

Bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng, việc hoàn thiện các bộ luật cơ bản, các pháp lệnh và tiêu chuẩn về kinh doanh, chính sách thuế, sở hữu trí tuệ,…là điều rất cần thiết để xúc tiến đầu tư nước ngoài. Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Bộ luật Dân sự sửa đổi đã được ban hành vào năm 2005. Sau đó, Nhật Bản

tiếp tục hỗ trợ cho việc hình thành và thực thi các bộ luật như Luật Tố tụng Dân sự,…Cách tiếp cận của Nhật Bản ở đây là không áp đặt việc cải thiện cơ chế chính sách mà hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tự cải cách, giúp Việt Nam lựa chọn, xây dựng, và áp dụng các luật/chính sách mới một cách chủ động thông qua chia sẻ thông tin và đối thoại. Trong nhiều năm qua, Bộ Tư pháp, Tòa án tối cao, Hiệp hội Luật sư Nhật Bản và trường đại học Nagoya,v.v…đã

và đang hỗ trợ Việt Nam một cách có hệ thống. Những hỗ trợ này khiến hai bên đối tác ngày càng tin cậy nhau hơn, tạo tiền đề cho việc triển khai hợp tác kỹ thuật với các cơ quan trung ương của Việt Nam về lập pháp, tư pháp và hành chính như Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong đào tạo nguồn nhân lực.

Như vậy, viện trợ ODA của Nhật Bản góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người... Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại;

nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiện đại được chuyển giao.

Phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài Bên cạnh việc hỗ trợ hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách hành chính, Nhật Bản đã tiến hành dự án “Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường ở Việt Nam” với sự tham gia của các học giả hai nước. Đây cũng là cơ hội quý báu để hai bên tăng cường sự tin cậy lẫn nhau. Song song với hỗ trợ thông qua nguồn vốn ODA, từ năm 2003, “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” đã

và đang thực hiện dưới hình thức hợp tác công – tư, bắt đầu được khởi động.

Sáng kiến này tạo diễn đàn đối thoại về các vấn đề và giải pháp giữa Đại sứ quán Nhật Bản, JICA, JETRO, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản với các Bộ, ngành liên quan phía Việt Nam, nhằm xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Sáng kiến đó cùng những hỗ trợ về phần cứng như xây dựng đường xá, cảng, đã và đang góp phần thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Để hỗ trợ chính sách công nghiệp hóa của Việt Nam, Nhật Bản triển khai cả các dự án về phần mềm như Cải cách thể chế (Hiện đại hóa công tác quản trị sở hữu công nghiệp, v.v.); Tăng cường cơ chế vận hành hệ thống tiêu chuẩn; Tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính, tiền tệ của chính phủ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và ngành công nghiệp hỗ trợ; Đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp.

Góp phần phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ, quản lý cho Việt Nam

Thông qua các dự án ODA vào cơ sở hạ tầng và các dự án hỗ trợ kỹ thuật, ODA của Nhật Bản đã góp phần đào tạo đội ngũ lao động có năng lực, trình độ và sức khỏe tốt phục vụ cho phát triển kinh tế một cách bền vững và là một yếu tố vô cùng quan trọng cho khu vực kinh tế có vốn FDI với các dự án đòi hỏi lao động có trình độ cao. Đó là một trong những ưu điểm nổi bật mà nguồn vốn ODA Nhật Bản mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. Ngoài việc hỗ trợ phát triển, ODA cũng cần phải đóng vai trò mới trong việc tạo dựng những sức mạnh vô hình để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thiết lập cơ chế hoạt động hải quan và mở rộng thỏa thuận quan hệ đối tác kinh tế.

Đóng góp đối với một số lĩnh vực xã hội

Nhờ lượng vốn lớn và hợp tác kỹ thuật đa dạng, ODA của Nhật Bản đã

góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương, từ giáo dục tiểu học đến đào tạo sau đại học. Nguồn vốn này đã giúp chúng ta, trước hết là khắc phục được những khó khăn về cơ sở hạ tầng giáo dục, đồng thời tạo điều kiện cho ngành giáo dục Việt Nam theo kịp và hòa nhập vào nền giáo dục của khu vực và thế giới. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đưa ra được định hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào một số lĩnh vực chủ chốt như:

khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, nông lâm nghiệp, điện tử viễn thông, tự động hóa, dược, môi trường…

Bên cạnh đó, một lượng lớn nguồn vốn ODA được đầu tư vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa đã góp phần trang bị lại cơ sở vật chất cho rất nhiều bệnh viện tuyến từ trung ương đến địa phương, giải quyết những khó khăn trong việc chăm sóc, chữa trị, đặc biệt là các bệnh xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng, dân số kế hoạch hóa gia đình. Nhờ đó mà chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như chỉ số phát triển quốc gia của Việt Nam dần được cải thiện. Điều này phản ánh những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực phát triển con người chủ chốt như mức sống, y tế và giáo dục.

Về thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, có thể kể đến các dự án hợp tác kỹ thuật hỗ trợ các vùng dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế địa phương với trọng tâm là khu vực miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, và vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Hợp tác kỹ thuật về tăng cường mối liên kết với địa phương để phát triển kinh tế địa phương trong đó trường đại học là hạt nhân, cũng đang được thực hiện.Tại các vùng mà người dân tộc thiểu số là

đối tượng của dự án, có nhiều sự khác biệt trong mức sống, phong tục tập quán, cũng như nông sản và sản phẩm địa phương. Vì vậy, các dự án hỗ trợ được triển khai đã quan tâm đến đặc thù của từng khu vực, áp dụng phương thức tiếp cận khác với thông lệ – tiếp cận có sự tham gia của người dân; xác định vấn đề riêng của từng bản làng và giúp người dân tự mình triển khai các biện pháp để cải thiện đời sống, đáp ứng đúng nhu cầu của mình.

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)