Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA JICA Ở VIỆT

2.5. Các lĩnh vực ƣu tiên hợp tác

2.5.2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn

Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992, JICA đã

và đang liên tục hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn với tổng kinh phí hỗ

trợ ngày càng tăng. Các hoạt động hỗ trợ được thực hiện với hình thức hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại, phổ cập những kỹ thuật nông nghiệp, hỗ trợ tăng cường chức năng các hợp tác xã, sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên của địa phương trong đó có du lịch, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, với khu vực nông thôn, JICA cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ nông thôn, hệ thống tưới tiêu…

Tại Việt Nam, tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP là 13,4%, đứng thứ 3 sau ngành công nghiệp chế tạo và thương mại. Nguồn thu ngoại tệ từ nông sản, thủy sản, chăn nuôi là vô cùng to lớn, vì thế cần thiết phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.Trước tình hình đó, Nhật Bản đã không ngừng hỗ trợ Việt Nam xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người nông dân với một số dự án tiêu biểu như “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho người nghèo” và “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện điều kiện sống ở nông thôn” – nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn; “Dự án Hợp tác kỹ thuật với Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ” – nhằm phát triển khoa học kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp theo hỗ trợ cho trường Đại học Nông nghiệp và các Viện nghiên cứu để nâng cao năng suất, JICA đã thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật với đối tượng là khu vực nông thôn điển hình tại miền Bắc nhằm tăng cường quản lý hệ thống tưới tiêu với sự tham gia của nông dân và nâng cao chức năng của các hợp tác xã, qua đó góp phần nâng cao mức sống cho nông dân. Những thành quả này đang được mở rộng sang các địa phương khác.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản – ASEAN vào tháng 12/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ cho ngành nông

nghiệp Việt Nam. Ở một đất nước mà 50% người dân làm nông nghiệp như Việt Nam thì việc nâng cao đời sống của người dân và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua phát triển nông nghiệp là một cách làm mang tính hiện thực và Nhật Bản dự định sẽ tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực này trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong sản xuất các nông sản an toàn, Nhật Bản đang đề xuất áp dụng mô hình GAP cơ bản (Basic GAP), lược giản bớt nội dung quy định của VietGAP và chỉ tập trung vào những nội dung quan trọng và trực tiếp đảm bảo sản xuất nông sản an toàn để ngay cả các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ cũng có thể áp dụng một cách dễ dàng. Những hợp tác này không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân mà còn giúp tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Ví dụ: Dự án “Nâng cao năng lực quản lý ngành Trồng trọt nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng”

“GAP cơ bản” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng cùng với sự hỗ trợ của JICA như là một bước khởi đầu giúp phần lớn nông dân Việt Nam có thể áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất cây trồng an toàn và hướng tới thị trường tiêu thụ trong nước. “GAP cơ bản”

đã được đơn giản hóa bằng việc lựa chọn những tiêu chí cơ bản nhất của tiêu chuẩn Viet GAP hiện hành và không yêu cầu người sản xuất phải đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận. “GAP cơ bản” đã được triển khai tại 6 tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Ninh,…với mục tiêu nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông của Cục Trồng trọt và những người nông dân nói chung trong việc sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm. Áp dụng “GAP Cơ bản”, nông dân hiểu rõ lợi ích của thực

hành nông nghiệp tốt. Nông dân đã biết cách lựa chọn hóa chất, vật tư nông nghiệp an toàn, đúng chất lượng, biết sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu hoạch sản phẩm một cách an toàn, thu được hiệu quả kinh tế cao và cải thiện phương thức sản xuất theo hướng bền vững. Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và mở rộng áp dụng “GAP cơ bản” trong sản xuất cây trồng được coi là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh xã hội và tạo cơ hội đưa Việt Nam trở thành quốc gia cung cấp nông sản tin cậy, đảm bảo an toàn thực phẩm với chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)