Cuối năm 2005, chính quyền Bush dành cho Myanmar vị trí “ưu tiên” lớn hơn. Tại hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2005 tại Busan - Hàn Quốc, Tổng thống Bush đã đưa vấn đề Myanmar ra thảo luận với những người đứng đầu các quốc gia thành viên APEC. Mỹ cũng nố lực đưa Myanmar vào nghị trình của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, xem “vấn đề Myanmar” là mối đe doạ với hoà bình và ổn định thế giới [96, p178]. Chính quyền Bush cũng thành công khi mở cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an về Myanmar vào tháng 12- 2005. Sau khi chính quyền Myanmar quản thúc bà Aung San Suu Kyi vào tháng 5 - 2006, chính quyền Mỹ đã đề nghị một giải pháp chính thức về Myanmar tại Hội đồng Bảo An.
Bản dự thảo của Mỹ gồm các điểm sau: (i) Myanmar đặt ra thách thức đối với hoà bình và an ninh khu vực; (ii) Hội đồng hoà bình và Phát triển Quốc gia Myanmar (SPDC) nên thả bà Aung San Suu Kyi và tất các tù nhân chính trị; (iii) SPDC nên
24
cho phép tự do ngôn luận; (iv) SPDC nên cho Đảng NLD và các tù nhân chính trị được hoạt động tự do [97, p. 13-14].
Trước những tiến bộ rõ rệt của Myanamr đạt được trong quá trình cải cách dân chủ trong thời gian gần đây, Mỹ bắt đầu điều chỉnh toàn diện chính sách trừng phạt đơn phương với Myanmar đã được thực thi trong nhiều năm. Chuyến thăm Myanmar của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, tiếp theo là chuyến thăm Myanmar của tổng thống Mỹ Obama tháng 11 năm 2012 khẳng định cam kết của Mỹ đối với nỗ lực cải cách của nước này. Chính sách mới của Mỹ đối với Myanmar trong thời gian gần đây cho thấy Mỹ đang có những chính sách và động thái khôi phục quan hệ ngoại giao bình thường với Myanamr, dỡ bỏ sự phong tỏa ngoại giao đối với đất nước này. Sự trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar về cơ bản tập trung vào ba loại:
Kinh tế, chính trị và quân sự. Trong đó trừng phạt về chính trị bao gồm lên án về chính trị, hạ cấp quan hệ ngoại giao, cấm các nhân viên của Myanmar tới Mỹ, phong tỏa Myanmar trong các trường hợp quốc tế…
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2009, Tổng thống Obama đã khởi động chính sách “Tiếp xúc” đối với Myanmar, nới lỏng dần quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ngoại trưởng và thủ tướng của Myanmar đã lần lượt được phép tới thăm Mỹ, tuy nhiên do sức ép trong nước Mỹ và tiến trình dân chủ hóa của Myanmar còn chậm chạp, và những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế tác động lên nước Mỹ, nên khi đó Mỹ chưa chính thức dỡ bỏ trừng phạt đối với nước này. Chuyến đi thăm Myanmar của bà Hillary Clinton sau nhiều năm quan hệ giữa hai nước bị khủng hoảng đã chứng tỏ Mỹ đang từng bước chấm dứt sự trừng phạt về chính trị, chuyển sang coi Myanmar là đối tượng trọng điểm trong chính sách “tiếp xúc” thực dụng của Obama. Trước chuyến thăm Myanmar của tổng thống Mỹ B. Obama tháng 11 năm 2012, Mỹ đã cử đại sứ trở lại Myanmar, tiến tới bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, khuyến khích chính phủ Myanmar tiếp tục cải cách, ngầm ủng hộ ASEAN phê chuẩn cho Myanmar giữ chức Chủ tịch luân phiên vào đầu năm 2014 [18, tr. 46 - 47]. Qua việc các quan chức cấp cao Mỹ tới tấp đến Myanmar, đặc biệt là chuyến thăm Myanmar của Tổng thống Mỹ B. Obama đã đặc biệt truyền
25
đi thông điệp quan trọng của Mỹ đến với thế giới việc Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Myanmar. Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Myanmar là có kế hoạch chu đáo, trù hoạch toàn cục, nhằm giảm bớt sự nghi kỵ của Trung Quốc. Có thể nói, Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Myanmar lần này vừa bắt đầu toan tính từ tầm cao chiến lược khu vực, cho thấy sự mưu tính chiến lược được suy tính thấu đáo.
Điều chỉnh quan trọng tiếp theo là trong những điều kiện nhất định Mỹ sẽ từng bước giảm bớt sự trừng phạt kinh tế đối với Myanmar. Trừng phạt kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực như đầu tư, cho vay, viện trợ, tài chính tiền tệ và thương mại.
Sự trừng phạt kinh tế của Mỹ được hủy bỏ là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế của Myanmar, nó cũng đáp ứng những mong muốn lợi ích chủ yếu để Myanmar làm dịu đi quan hệ với Mỹ. Trong chuyến thăm Myanmar, tổng thống Mỹ B.Obama cũng đặc biệt nhấn mạnh Mỹ sẽ dỡ bỏ trừng phạt kinh tế nhưng chính phủ Mỹ sẽ cân nhắc tính toán những bước đi thận trọng tương xứng với những cải cách của Myanmar. Điều này cho thấy, việc Mỹ giảm bớt sự trừng phạt kinh tế đối với Myanmar trong thời gian tới sẽ được tiến hành theo cách đôi bên cùng có lợi, nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu Mỹ sẽ có các chính sách tương xứng. Các yêu cầu của Mỹ đưa ra trước đây về trả tù nhân chính trị, thành lập chính phủ dân chủ, cải cách kinh tế, thực hiện hòa giải với các lực lượng vũ trang dân tộc thiếu số, tấn công tội phạm có tổ chức, hiện đều đã được chính phủ Myanmar đáp ứng ở các mức độ khác nhau. Trong thời gian tới, liệu Mỹ có thể hoàn toàn từ bỏ trừng phạt kinh tế và còn đưa ra điều kiện mới gì, và liệu Myanmar có thể đáp ứng các yêu cầu của Mỹ ở mức độ ra sao, lại là mấu chốt để quan hệ Mỹ - Myanmar có thể phát triển hơn nữa. Gần đây, Mỹ đã tuyên bố hủy bỏ một phần các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar.
Phần điều chỉnh tiếp theo là Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ quá trình cải cách dân chủ, đẩy mạnh viện trợ trực tiếp đối với Myanmar để gây ảnh hưởng tới tình hình chính trị và sự phát triển xã hội công dân nước này. Đây là phần vô cùng quan trọng trong chiến lược của Mỹ đối với Myanmar lâu nay. Trong hơn 20 năm phong tỏa ngoại giao và trừng phạt kinh tế, Mỹ luôn ủng hộ Aung San Suu Kyi và phe đối lập
26
dân chủ của Myanmar. Những thái độ và động thái của Mỹ gần đây, và những điều chỉnh chính sách mới của Mỹ đối với Myanmar cho thấy Mỹ vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar. Một mặt, Mỹ vẫn kiên định ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, nâng cao ảnh hưởng chính trị của bà ở Myanmar. Việc tổng thống Obama có điện đàm với bà Aung San Suu Kyi, ngoại trưởng Hillary và các thượng nghị sỹ Mỹ đến thăm Mynamar đều gặp bà Aung San Suu Kyi đã nhấn mạnh vai trò của bà. Thái độ này có lợi cho chính sách mới của chính quyền Obama đối với Myanmar giành được sự ủng hộ trong nước. Mặt khác, Mỹ sẽ lợi dụng cơ hội quan hệ hai nước hòa dịu, gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đối với xã hội Myanmar. Trong thời gian đi thăm Myanmar, tổng thống Mỹ B. Obama đã cam kết về khoản viện trợ phát triển 170 triệu USD cho Myanmar bao gồm ủng hộ cho việc xây dựng các dự án xã hội dân sự và cải thiện giáo dục tại đất nước Đông Nam Á này, thể hiện ý đồ chiến lược Mỹ muốn đẩy mạnh cải cách kinh tế, thông qua ngoại giao công cộng tranh thủ lòng người dân Myanmar.
Những điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Myanmar đặc biệt trọng tâm vào các vấn đề chính trị, kinh tế, có điều kiện, phân giai đoạn, có kế hoạch đẩy mạnh toàn diện theo hướng khôi phục quan hệ ngoại giao bình thường, giảm bớt trừng phạt kinh tế có điều kiện và đẩy mạnh thâm nhập vào xã hội Myanmar [41, tr.
14 - 22].
Kể từ khi chính quyền Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền, Chính phủ Mỹ từng bước điều chỉnh chính sách với Myanmar. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều cử nghị sỹ đến thăm và làm việc với Chính phủ quân sự Myanmar.. Đáng chú ý là chuyến thăm Myanmar của Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb từ ngày 14 đến 16 - 8 năm 2009, sau cuộc gặp kín giữa hai bên, phía Myanmar đã phóng thích vô điều kiện công dân Mỹ William Yettaw, bị tòa án Yangon ngày 11 - 8 - 2009 kết án 7 năm tù giam với tội danh đột nhập trái phép nơi giam giữ bà Aung San Suu Kyi [30, tr. 201].
Mỹ có lợi ích không nhỏ tại Myanmar, cả về lợi ích lẫn chiến lược cũng như phố biến “giá trị Mỹ”. Về mặt lợi ích chiến lược, Myanmar là thành viên của
27
ASEAN, tiếp giáp với hai nước lớn đang trổi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ, lại nằm trên bờ Ấn Độ Dương với nhiều quần đảo lớn ở ngoài khơi có khá nhiều dầu khí, nơi có nhiều tuyến đường thương mại hàng hải trọng yếu nối với Thái Bình Dương qua eo biển Malacca và Vịnh Pecxich qua biển Đông đến bán đảo Triều Tiên đã và đang là mối quan tâm lớn của Mỹ. Nếu như Mỹ có ảnh hưởng lớn đến nước Myanmar. Myanmar sẽ giúp Mỹ tốt hơn trong chiến lược “kiểm soát” sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, cân bằng chiến lược của Mỹ ở Châu Á và duy trì thế nổi trội của mình trong bàn cờ địa chính trị hiện có. Ở mức độ hẹp hơn, quan hệ Mỹ - Myanmar trở nên tốt hơn sẽ có lợi cho Mỹ trong việc khai thác tài nguyên tại nước này, nhất là nguồn dầu khí, thúc đẩy sự can dự hợp tác chiến lược với ASEAN và Ấn Độ cũng như có điều kiện tốt hơn trong cải thiện quan hệ với các nước Nam Á khác và các nước thuộc thế giới Ả - Rập [16, tr. 154 - 155].
Về lợi ích kinh tế và phổ biến giá trị Mỹ, thì việc Myanmar tiến hành cải cách theo hướng dân chủ làm tăng cơ hội hợp tác đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận của Mỹ tại nước này. Hơn nữa, vấn đề dân chủ và tự do thương mại luôn là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Khuyến khích cải cách dân chủ ở Myanmar không chỉ mang lại lợi ích cả trước mắt lẫn lâu dài đối với Mỹ tại nước này, mà còn là hiệu ứng của sự lan tỏa, tạo thành một vòng cung “dân chủ kiểu Mỹ”
ở các nước ven Ấn Độ Dương, nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu thống trị thế giới của Mỹ.
Tuy nhiên, hiện tại, Mỹ có khá nhiều bất lợi nếu so sánh với Trung Quốc trong quan hệ với Myanmar. Đầu tiên, do chính sách cứng rắn, trừng phạt Myanmar mà Mỹ và phương Tây áp dụng đối với Myanmar trong hơn hai thập niên qua đã và đang làm cho Mỹ khó tiếp cận và mở rộng các lợi ích thương mại, đầu tư tại nước này. Trong khi đó Trung Quốc lại dễ dàng hơn trong vấn đề quan hệ ngoại giao với Myanmar, vì Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng trên các mặt nhất là kinh tế và quân sự tại Myanmar. Ngoài ra, những khó khăn mà người Mỹ đang gặp phải như suy giảm tương đối về kinh tế, có nhiều ưu tiên rộng lớn khác ở vấn đề và nhạy cảm đang nổi lên như điều hòa quan hệ với các nước lớn, nhất là Trung Quốc và Nga,
28
giải quyết hệ quả mặt trái của “xuất khẩu dân chủ”, ở Trung Đông, can dự vào các tranh chấp biển đảo ở Đông Á/ Đông Nam Á, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố. Điều này có khả năng làm xao nhãng hay chậm quá trình mở rộng lợi ích của Mỹ ở Myanmar.