Tác động đến Việt Nam và phán ứng chính sách của Việt Nam

Một phần của tài liệu Cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI ( 2001 2011) (Trang 89 - 96)

Là quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc và có vị trí địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, là nước kiểm soát hầu như suốt một cạnh của biển Đông, Việt Nam có vai trò ngày càng tăng trong ASEAN (nhất là khi vai trò của Indonesia đang suy giảm một cách tương đối), Việt Nam đang chiếm một vị trí khá đặc biệt trong tổng thể chính sách đối ngoại của Mỹ - Trung Quốc đối với Myanmar, tổng thể các nước Đông Nam Á, Do vậy, Việt Nam việc chịu những tác động khá lớn từ Mỹ - Trung Quốc là điều dễ hiểu. Tầm quan trọng vị trí địa chiến lược của Việt Nam có thể trở thành “khu đệm hoặc bàn đạp” của cả hai nước Mỹ - Trung Quốc trong chiến lược khu vực. Mỹ cũng đánh giá cao lực lượng quốc phòng của Việt Nam và thậm chí cho rằng, nếu thành công trong việc lôi kéo Việt Nam thì trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự Mỹ - Trung, lực lượng quan sự Việt Nam sẽ đóng vai trò thu hút phần lớn lực lượng của Trung Quốc. Chính vì vậy,

84

Mỹ coi Việt Nam là đối tượng quan trọng trong chính sách bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Một mặt, Mỹ tăng cường lôi kéo Việt Nam bằng con bài kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ. Mặt khác, tiếp tục gây áp lực về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm làm đòn bẩy để mặc cả sự nhượng bộ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Mỹ không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm làm thay đổi chế độ ở Việt Nam, lái Việt Nam đi theo quỹ đạo “dân chủ, tự do” của Mỹ. Mỹ chủ động đẩy quan hệ an ninh, quốc phòng thông qua việc các quan chức quốc phòng Mỹ ngày càng đến thăm Việt Nam nhiều hơn, mật độ dày hơn; tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng; tàu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam với tần suất cao hơn;

bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo và huấn luyện sĩ quan quân đội (IMET) trên một số lĩnh vực cho quân đội Việt Nam, Mỹ đã mời sỹ quan Việt Nam tham dự, cử quan sát viên tới các cuộc tập trận do Mỹ tổ chức… Nhìn chung, quan hệ Mỹ - Việt từ sau chiến tranh lạnh phát triển tích cực, mà điểm nổi trội nhất là về kinh tế. Hai nước Mỹ - Trung đều muốn tranh thủ, lôi kéo với ý đồ riêng của mình, trước hết và quan trọng nhất là do các lợi ích địa chiến lược trong quan hệ với Việt Nam mang lại.

Đối với Trung Quốc, Việt Nam là nước láng giềng gần gũi, vừa là nước có chế độ chính trị - xã hội, đồng thời cũng là một bên tranh chấp chủ yếu ở biển Đông. Trung Quốc thừa hiểu sự nguy hại tới an ninh của Trung Quốc nếu Việt Nam đi vào quỹ đạo của Mỹ. Vì vậy, một mặt, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ chính trị, nhất là quan hệ giữa hai Đảng và giao lưu kinh tế; tăng cường điểm đồng trên các diễn đàn đa phương; nhấn mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình” của Mỹ; mặt khác, Trung Quốc kiên quyết không từ bỏ yêu sách chủ quyền biển Đông.

Ngoài ra, trong việc đánh giá của cả Mỹ - Trung Quốc, Việt Nam là một quốc gia đang nổi lên với vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chính trị xã hội ổn định, quan hệ tốt với các quốc gia trong khu vực). Việt Nam thể hiện vai trò và trách nhiệm trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế lớn như: APEC: Asia - Pacific Economic Cooperation: Hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương; ASEM: Asia - Erurope Meeting: Hội nghị Á - Âu;

85

WTO: World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới) và gần đây nhất là khi tham gia Hội đồng Bảo an liên hợp quốc với vai trò là Ủy viên không thường trực vào năm (2008 - 2009).

Mỹ - Trung Quốc chú ý đến Việt Nam với vai trò là bạn hàng kinh tế - thương mại - đầu tư đang trên đà phát triển và bùng nổ đáng kể vào quan hệ kinh tế của cả hai nước lớn này (Mỹ là nguồn thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam) [25, tr. 86].

Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách của mình theo hướng ủng hộ một nước Việt Nam nhỏ bé, độc lập, phát triển, có vai trò lớn hơn trong các khuôn khổ diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời có tiếng nói tích cực hơn đối với vai trò của Mỹ. Mỹ tiếp tục ủng hộ Việt Nam không ngừng cải cách kinh tế trong nước theo hướng thị trường hóa, tiếp tục mở cửa nền kinh tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ tham gia kinh doanh tại Việt Nam. Mỹ đã không ngừng thúc đẩy hợp tác trên các lãnh vực khác như là giáo dục, y tế, nhân đạo và các tiểu vùng sông Mê Công. Để đối trọng với Mỹ, Trung Quốc phải đặt ba nước Đông Dương nói chung và đặc biệt Việt Nam nói riêng là một trọng điểm chiến lược phía Nam của Trung Quốc. Việt Nam trở thành đối tác quan trọng của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Mặt khác, Trung Quốc cũng có những “nhượng bộ”

nhất định hay điều chỉnh những hành vi cho phù hợp với trong quan hệ với Việt Nam khi có kiên quan đến một số vấn đề nhạy cảm hoặc trong giải quyết một số vấn đề khu vực và quốc tế. Để tăng cường ảnh với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, Trung Quốc không ngừng tăng cường ảnh hưởng về văn hóa - xã hội, kinh nghiệm phát triển; đồng thời, cũng có khả năng tiếp tục thúc đẩy một số hợp tác kinh tế - thương mại theo cùng hướng có lợi trong quan hệ với các nước khác trong khu vực cũng như quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới.

Những hướng điều chỉnh chính sách như trên của Mỹ - Trung Quốc đặt ra cả thời cơ và thách thức cho Việt Nam. Việc cả Mỹ - Trung Quốc đều muốn lôi kéo, khống chế Việt Nam nhằm tranh giành ảnh hưởng của mình trên bán đảo Đông

86

Dương và khu vực Đông Nam Á tạo ra thời cơ cho Việt Nam tăng cường quan hệ nhiều mặt (kể cả trong một số lĩnh vực “nhạy cảm”) với cả hai nước, tạo ra thế đối ngoại quan trọng cho Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tiến hành hội nhập quốc tế; đồng thời, tạo thời cơ cho Việt Nam tham gia sâu rộng và có vai trò quan trọng trong các diễn đàn khu vực và đa phương (đặc biệt là ASEAN, WTO, TPP, và Liên Hợp Quốc); ngoài ra, việc tranh thủ cơ hội do cả Mỹ - Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam mang lại sẽ giúp Việt Nam lựa chọn tốt hơn và tận dụng các cơ hội hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư với cả Mỹ - Trung Quốc để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trong nước và cũng như quan hệ kinh tế quốc tế [18, tr. 272].

Việt Nam cũng đứng trước những thách thức lớn trong quan hệ với cả hai quốc gia Mỹ - Trung Quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, những mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ - Trung khi ở mức không kiểm soát được sẽ làm tình hình an ninh trong khu vực trở nên bất ổn, đe dọa đến những lợi ích của Việt Nam. Việt Nam cũng phải đối phó với những áp lực nhất định từ những nhóm lợi ích tại Mỹ hoặc Trung Quốc trong việc tăng cường quan hệ với một nước và giảm quan hệ với một nước còn lại; đặc biệt là sự nghi kỵ trong quan hệ song phương với hai quốc gia này trong nhiều vấn đề cụ thể (vấn đề biển Đông, hợp tác an ninh - quân sự, vấn đề đổi mới thể chế chính trị…). Mặt khác, đã có rủi ro lớn nhất đã có sự kiểm chứng từ lịch sử quan hệ Mỹ - Trung Quốc liên quan đến Việt Nam đó là sự kiện: Việt Nam đã trở thành nhân tố để Trung Quốc gây sức ép với Mỹ trong việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, thể hiện trong Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972. Đến 1974, thực hiện Thông cáo chung Thượng Hải, Mỹ đã không có phản ứng khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sau năm 1975, một số “nhân nhượng” Mỹ - Trung Quốc có tác động rất xấu đến tình hình Việt Nam, mà đỉnh cao của nó là cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đầu năm 1979. Trong thời gian từ 1979 đến năm 1989, Trung Quốc - Mỹ phối hợp hành động để chống các nước Đông Dương; bao vây cô lập Việt Nam, “làm cho Việt Nam chảy máu” trong vấn đề Campuchia. Trong lịch sử này hoàn toàn có thể lặp lại trong thời gian tới với

87

những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế [18, tr. 272- 273].

Hai nước lớn này có điều chỉnh chính sách đối với nhau thì đặt ra cho Việt Nam cả cơ hội và thách thức. Cả Mỹ - Trung Quốc đều muốn lôi kéo, khống chế Việt Nam nhằm tranh giành ảnh hưởng của mình trên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á tạo ra thời cơ cho Việt Nam tăng cường quan hệ nhiều mặt.

Mặt khác Việt Nam cũng đứng trước những thách thức lớn trong quan hệ với cả hai quốc gia Mỹ - Trung Quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, những mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc khi ở mức không kiểm soát được sẽ làm tình hình an ninh trong khu vực trở nên bất ổn, đe dọa đến những lợi ích của Việt Nam. Việt Nam cũng đối phó với những áp lực nhất định từ những nhóm lợi ích tại Mỹ hoặc Trung Quốc trong việc tăng cường quan hệ với một nước và giảm quan hệ với một nước còn lại; đặc biệt là sự nghi kỵ trong quan hệ song phương với hai nước này trong nhiều vấn đề cụ thể (vấn đề biển Đông, hợp tác an ninh - quân sự, chính trị…). Mặt khác, trong những tình huống và hoàn cảnh lớn nhất định, việc Mỹ - Trung Quốc nhân nhượng, thỏa hiệp vì các lợi ích nhiều mặt của hai nước này và lợi ích của các đồng minh của họ, lợi ích của Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực. Đặc biệt là trong vấn đề biển Đông, không loại trừ trường hợp Mỹ làm ngơ để Trung Quốc lấn lướt biển Đông với điều kiện không ảnh hưởng tới các tuyến hàng hải quan trọng ở khu vực cũng như lợi ích của các đồng minh của Mỹ.

Về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á và khu vực biển Đông đến nay vẫn được các nước Đông Nam Á coi là một lực lượng cân bằng, song Trung Quốc lại coi đó như là sự gia tăng kiềm chế với Trung Quốc. Điều này gây lo ngại cho nhiều nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Do Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, nằm giữa Trung Quốc và các nước đồng minh của Mỹ đã đưa Việt Nam thế nhạy cảm. Với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực góp phần tích cực đối với các nước trong khu vực và Việt Nam nói riêng. Trung Quốc những năm gần đây có những động thái tại biển Đông mà cụ thể là tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải của Việt Nam. Năm 2008 - 2009 Trung Quốc thể nhiều hành động gây hấn ở biển Đông, thậm chí còn tấn công bắt giữ ngư

88

dân Việt Nam khiến cho các nước trong khu vực lo ngại về tham vọng của Trung Quốc đối với khu vực, bởi vì trái với những tuyên bố trước đây “láng giềng thân thiện” và “mọi tranh chấp thông qua con đường hòa bình và thương lượng”. Đặc biệt, các hành động của Trung Quốc tại biển Đông ngày càng tăng, vụ va chạm tàu hải quân của Mỹ - Trung Quốc khiến cho các nước ttrong khu vực và Việt Nam lo ngại trước những ảnh hưởng tiêu cực.

Diễn biến những cọ sát trong quan hệ Mỹ - Trung và những điều chỉnh chính sách của hai nước trong khu vực sẽ tiếp tục có những tác động trực tiếp đến chủ quyền, an ninh phòng thủ và kinh tế Việt Nam mà trước hết là tác động tới chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc tăng cường triển khai kế hoạch phòng thủ quân sự xuống khu vực biển Đông. Về nội bộ, đặc điểm lịch sử quan hệ của Việt Nam với cả hai nước này khiến việc tăng cường quan hệ với bất cứ bên nào cũng gây phản ứng trong một bộ phận dân chúng, nhất là vấn đề lãnh thổ dễ bị kích động trong quan hệ với Trung Quốc và vấn đề hợp tác quân sự với Mỹ dễ bị phản ứng trong quan hệ với nước này. Trong quan hệ với các nước trong khu vực, một mặt Việt Nam thúc đẩy thành công đàm phán về lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng, qua đó đảm bảo an ninh và môi trường quốc tế ổn định; mặt khác, Việt Nam gặp khó khăn trong việc sử dụng Hiệp Hội các Đông Nam Á và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) như mặt trận đoàn kết chống lại sức ép của Mỹ và ý đồ bành trướng của Trung Quốc.

Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, điều hết sức quan trọng là cần phải phát triển quan hệ tốt đẹp trước hết với cả Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn có ảnh hưởng to lớn trong khu vực và trên thế giới, đồng thời liên kết chặt chẽ với các quốc gia Đông Nam Á trong ASEAN, cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc ở Đông Bắc Á. Việt Nam mong muốn hai nước duy trì mối quan hệ ổn định, đóng góp tích cực vào xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực. Tuy nhiên, những tác động trên đòi hỏi Việt Nam phải hết sức thận trọng và linh hoạt trong quan hệ với hai nước lớn, để đảm bảo mục tiêu phát triển của Việt Nam và duy trì lợi ích với

89 hai nước Mỹ - Trung [36, tr. 228].

Trong khi tập trung xây dựng mối quan hệ tốt với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam luôn mong muốn Mỹ - Trung Quốc duy trì mối quan hệ ổn định , đóng góp tích cực vào xu thế hòa bình, hợp tácvà phát triển khu vực. Tuy nhiên, những tác động trên đòi hỏi Việt Nam phải hết sức thận trọng và linh hoạt trong quan hệ với hai nước lớn, để đảm bảo mục tiêu phát triển của Việt Nam và duy trì quan hệ tốt đẹp phù hợp với lợi ích của Việt Nam, Mỹ - Trung Quốc. Để được như vậy Việt Nam cần chú ý đến một số vấn đề:

Cần xác định đúng vị trí và vai trò của mình trong môi trường quốc tế. Việc phát huy thế và lực là điều thiết yếu đối với mỗi quốc gia và nhất là khi đạt được những thành quả nhất định thì cũng nên để phát triển thành sự tự thị thái quá hay tự tôn chủ nghĩa dân tộc quá mức. Điều này có thể học được những hành vi cứng rắn gần đây của Trung Quốc gây bất lợi cho đến uy tín của bản thân mình, đẩy họ vào thế tiến thoải lưỡng nan trong quan hệ với Mỹ và các nước trong khu vực, và điều này tạo cơ hội cho Mỹ tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trong khu vực đối với sự hiện diện, cũng như chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.

Cần có sự linh hoạt, tự điều chỉnh và ứng xứ khôn khéo trên có sở nhận thức đúng và sâu sắc về tình hình thế giới, nhận biết sức mạnh của bản thân và đối tác của mình. Điều này có thể thấy rõ qua sự linh hoạt khôn khéo của Mỹ trong việc điều chỉnh chiến lược ngoại giao thông minh kết hợp tốt giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm để tăng uy tín, hình ảnh trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ.

Sự thống nhất trong đảng cũng như đồng thuận của mọi người dân đều mang ý nghĩa của sự phát triển và thịnh vượng, hòa bình, ổn định của quốc gia. Tìm ra lợi thế để biến lực nhỏ bé của mình thành lực to lớn, dự đoán chính xác thời cơ, đón trước và lợi dụng thời cơ, tìm mọi cách để tạo được thời cơ và thúc đẩy thời cơ [36, tr. 236].

Một phần của tài liệu Cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI ( 2001 2011) (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)