Phản ứng chính sách của Myanmar đối với Mỹ và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI ( 2001 2011) (Trang 74 - 78)

Bị cô lập với thế giới phương Tây, Myanmar buộc phải trông chờ ngày càng nhiều vào người láng giềng khổng lồ là Trung Quốc. Bắc Kinh đã có những nỗ lực ngoại giao tốt nhất để ủng hộ Myanmar trên diễn đàn quốc tế và trở thành đồng minh không thể thiếu được của quốc gia Đông Nam Á này. Ở Myanmar, các tướng

69

tá đều trang bị vũ khí cá nhân do Trung Quốc sản xuất. Những năm gần đây, doanh nhân Trung Quốc đã tràn vào phía Bắc Myanmar và có những hoạt đồng làm mất lòng dân. Chính phủ Myanmar quyết định rằng, cách duy nhất để giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc là tìm sự cạnh tranh từ các nước phương Tây. Nhưng để làm được việc này họ đã thuyết phục Mỹ và EU dỡ bỏ cấm vận. Đây là sự lựa chọn một nền chính trị cởi mở, mở cửa là cách tốt nhất để thuyết phục thế giới nhất là các nước phương Tây về Myanmar để giảm đi sự áp đặt của Trung Quốc.

Bản thân những nhà cải cách Myanmar cũng tin rằng, việc bắt tay hợp tác với Mỹ và đồng minh góp phần nào vào sự cân bằng và giải tỏa sức ép từ sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thực tế, quan hệ Myanmar - Trung Quốc lâu nay được ví như “cuộc hôn nhân không có tình yêu”, chỉ gắn bó với nhau vì quyền lợi của hai chính phủ.

Việc suốt 50 năm bị cô lập về kinh tế đã đẩy Myanmar vào cảnh khốn cùng.

Sự bù đắp của Trung Quốc cho Myanmar là rất nhỏ nếu so với những gì Bắc Kinh lấy đi của Naypydaw. Hiện mức sống của người dân quốc gia này bị cho là dưới những nước thuộc loại chậm tiến nhất trong khu vực như Lào hay Campuchia, và bản thân người Myanmar, kể cả các lãnh đạo và tướng lĩnh, đều hiểu rằng nếu không thay đổi thì tài nguyên của nước họ sẽ rơi hết vào tay người Trung Quốc.

Myanmar đang thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, điều hết sức quan trọng là cần phải phát triển quan hệ tốt đẹp trước hết với cả Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn có ảnh hưởng to lớn khu vực và trên thế giới, đồng thời liên kết chặt chẽ với các quốc gia Đông Nam Á trong ASEAN, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ, EU....

Myanmar mong muốn hai nước duy trong trì mối quan hệ ổn định, đóng góp tích cực vào xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Cần xác định đúng vị trí và vai trò của mình trong môi trường quốc tế. Việc phát huy thế và lực là điều thiết yếu đối với mỗi quốc gia và nhất là khi đạt được những thành quả nhất định thì cũng nên để phát triển thành sự tự thị thái quá hay tự tôn chủ nghĩa dân tộc quá mức. Điều này có thể học được những hành vi cứng rắn

70

gần đây của Trung Quốc gây bất lợi cho đến uy tín của bản thân mình, đẩy họ vào thế tiến thoải lưỡng nan trong quan hệ với Mỹ và các nước trong khu vực, và điều nạy tạo cơ hội cho Mỹ tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trong khu vực đối với sự hiện diện, cũng như chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.

Cần có sự linh hoạt, tự điều chỉnh và ứng xứ khôn khéo trên có sở nhận thức đúng và sâu sắc về tình hình thế giới, nhận biết sức mạnh của bản thân và đối tác của mình. Điều này có thể thấy rõ qua sự linh hoạt khôn khéo của Mỹ trong việc điều chỉnh chiến lược ngoại giao thông minh kết hợp tốt giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm để tăng uy tín, hình ảnh trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi cạnh tranh Mỹ - Trung vượt quá mức kiểm soát hoặc khi có những thỏa hiệp nhất định giữa hai quốc gia này liên quan đến sự phát triển của Myamar, Myanmar sẽ chịu nhiều tổn thất về lợi ích và hậu quả của nó có thể kéo dài trong nhiều năm và khó có thể khắc phục lại.

Tiểu kết

Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI (2001- 2011) đã bộc lộ những lợi ích và chiến lược khác nhau của Mỹ - Trung. Cọ xát hai nước vẫn tiếp tục tồn tại, lúc tăng lúc giảm nhưng hai bên vẫn xác định được sự ràng buộc lợi ích. Khi hai nước có những bất đồng về mặt lợi ích tại Myanmar.

Hai nước tranh giành ảnh hưởng ở Myanmar trên các lãnh vực khác nhau chính trị, kinh tế, quân sự lên Myanmar.

Sự trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày ngày càng quan ngại về vai trò, ý đồ của Trung Quốc tại Myanmar khiến Mỹ đẩy mạnh quan hệ với Myanmar để muốn Myanmar trở thành đồng minh của Mỹ. Mỹ muốn Myanmar trở thành vòng vây bao quanh, cô lập kiềm chế Trung Quốc. Muốn cắt đứt mọi nguyên vật liệu, giao thông, ở Trung Đông, Châu Phi về Trung Quốc.

Về kinh tế Trung Quốc đang trở thành nhà đầu tư và viện trợ phát triển chính yếu nhiều nhất ở Myanmar. Do Trung Quốc thời gian qua đã tận dụng lợi thế do Mỹ

71

và các nước Phương Tây cấm vận kinh tế. Trong khi đó Mỹ và các nước Phương Tây từng bước thảo bỏ cấm vận Myanmar.

Về mặt chính trị, quốc phòng của hai nước ngày càng tăng trên Myanmar.

Mỗi nước thực hiện vai trò độc tôn của mình để chi phối Myanmar. Myanmar thấy được vai trò của mình không quá lệ thuộc vào Trung Quốc mà tìm đến Mỹ và các nước phương Tây để thực hiện cân bằng đối trọng. Lịch sử đã để lại bài học cho Myanmar không để nghiêng về một nước mà trong quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao khôn khéo, linh hoạt để đối trọng, cân bằng, hòa bình và ổn định để phát triển đất nước. Myanmar mà để cho hai nước Mỹ - Trung cạnh tranh quá mức đến xung đột thì mất đi tất cả, hay hai nước này bắt tay với nhau về lợi ích cao hơn thì Myanmar cũng từ bị thương và trầm trong hơn nữa là chết.

72 Chương 3

Một phần của tài liệu Cạnh tranh ảnh hưởng mỹ trung tại myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI ( 2001 2011) (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)