Các phương án chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho nhà máy thuốc lá khánh hội đến năm 2020 (Trang 37 - 41)

1.4 Xây dựng phương án chiến lược

1.4.2 Các phương án chiến lược

Các phương án chiến lược cấp công ty có được từ các cách tiếp cận khác nhau:

- Các chiến lược dựa vào khách hàng, doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

- Các chiến lược căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược.

Tùy theo đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp và sức hấp dẫn của các ngành kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao cần lựa chọn các chiến lược cho từng ngành thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài. Trong thực tế, đối với các doanh nghiệp, những chiến lược cơ bản mà các nhà quản trị có thể lựa chọn bao gồm:

Các chiến lược tăng trưởng

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: là chiến lược chỉ chú trọng phát triển một lĩnh vực kinh doanh để khai thác những cơ hội sẵn có về những sản phẩm đang sản xuất ở thị trường hiện tại. 3 nhóm chiến lược tập trung là: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm.

- Chiến lược tăng trưởng phối hợp: là việc công ty tự đảm nhiệm luôn cả khâu cung cấp nguyên liệu hoặc khâu phân phối sản phẩm.

- Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa: là chiến lược phát triển công ty trong đó một tổ chức mở rộng sự hoạt động của mình bằng cách bước vào một ngành công nghiệp khác.

- Chiến lược tăng trưởng ổn định: là những giải pháp có khả năng giúp các doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận bằng với tốc độ phát triển bình quân của ngành.

- Chiến lược hội nhập hàng ngang: là chiến lược kết hợp hai hay nhiều doanh nghiệp riêng lẻ lại thành một doanh nghiệp mới theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Chiến lược mua lại: là chiến lược mua lại toàn bộ, một hay một vài đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp khác để bổ sung vào các ngành hiện tại nhằm gia tăng thị phần hoặc tạo lợi thế cạnh tranh nhanh chóng trên thị trường.

- Chiến lược suy giảm: là các giải pháp làm tăng doanh số và lợi nhuận của những đơn vị không còn lợi thế cạnh tranh và sức hấp dẫn trên thị trường kém,

những chiến lược suy giảm mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn theo các mức độ suy giảm từ ít đến nhiều gồm: chỉnh đốn, thu hồi vốn đầu tư hay loại bỏ, thu hoạch, giải thể.

- Chiến lược điều chỉnh: bao gồm điều chỉnh các giải pháp tác nghiệp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và các chiến lược hiện tại.

1.4.2.2 Chiến lƣợc cấp kinh doanh

Chiến lƣợc chi phí thấp: Là giải pháp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu và chiếm lĩnh được thị phần lớn. Khi giữ chi phí thấp so với đối thủ, các nhà quản trị còn phải cung cấp sản phẩm có đặc trưng và các dịch vụ phù hợp nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Theo đuổi chiến lược chi phí thấp còn là cách ngăn chặn hay phá huỷ ngầm khả năng thu hút các công ty cạnh tranh tham gia vào ngành kinh doanh hiện tại.

Chiến lƣợc khác biệt hoá: Là các đơn vị kinh doanh sẽ tập trung tạo ra các chủng loại sản phẩm và các chương trình marketing có sự khác biệt rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu ngành. Đặc trưng hóa tạo ra lợi nhuận cao hơn để có thể đối phó với sức mạnh của nhà cung cấp và nó làm giảm sức mạnh của khách hàng bởi vì khách hàng thiếu những sản phẩm thay thế tương đương và vì thế họ kém nhạy cảm với giá. Cuối cùng, doanh nghiệp đã đặc trưng hóa để có sự trung thành của khách hàng cũng có vị thế tốt hơn để chống lại sản phẩm thay thế so với các đối thủ.

Chiến lƣợc trọng tâm: Là tập trung vào một nhóm khách hàng, một phân đoạn sản phẩm hay một thị trường địa lý cụ thể. Cũng giống như đặc trưng hóa, chiến lược trọng tâm có thể có nhiều hình thức. Mặc dù các chiến lược chi phí thấp và đặc trưng hóa hướng tới đạt được các mục tiêu trong toàn ngành, toàn bộ mục tiêu cụ thể thật tốt và mỗi chính sách đều dược phát triển với định hướng đó. Chiến lược này dựa trên giả dịnh rằng doanh nghiệp có khả năng thực hiện một mục tiêu chiến lược hẹp hiệu quả hơn so với các đối thủ đang cạnh tranh với mục tiêu rộng hơn.

Doanh nghiệp theo chiến lược trọng tâm cũng có thể có triển vọng giành được lợi nhuận cao hơn mức trung bình trong ngành.

1.4.2.3 Chiến lƣợc cấp chức năng

Để có thể tạo ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có giá trị dành cho khách hàng, tất cả các đơn vị kinh doanh phụ thuộc vào việc thực hiện các bộ phận chức năng tiêu biểu như:

- Quản trị mua hàng: Là chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào có chất lượng tiêu chuẩn nhưng có giá hợp lý, yếu tố đầu vào có chất lượng cao và đặc trưng nổi bật từ những nhà cung cấp đặc biệt để tạo lợi thế khác biệt hoá trong cạnh tranh.

- Quản trị sản xuất tác nghiệp: Phần lớn việc quản trị sản xuất và tác nghiệp gắn liền với các quá trình sản xuất, chiến lược này quan tâm đến sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và độ tinh xảo cao để cạnh tranh với các đối thủ.

- Quản trị tài chính: Mục tiêu của chiến lược tài chính là xây dựng quỹ và thiết lập một cấu trúc tài chính thích hợp, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Một số nội dung cần chú ý trong chiến lược tài chính gồm: hoạch định dòng tiền, xem xét tương quan giữa nợ và vốn.

- Quản trị nghiên cứu và phát triển: Chức năng nghiên cứu và phát triển có thể nâng cao hiệu quả nhờ thiết kế sản phẩm chế tạo dễ dàng, vì có thể giảm đáng kể thời gian lắp ráp, dẫn đến năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.

Sự cải tiến quá trình, tức là sự cải tiến về cách thức vận hành các quá trình sản xuất để cải thiện hiệu quả. Những cải tiến quá trình thường là một nguồn lực chính của lợi thế cạnh tranh.

- Quản trị nguồn nhân lực: Mục đích của quản trị nguồn nhân lực là xây dựng một lực lượng lao động có đầy đủ khả năng, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu lâu dài.

- Quản trị hệ thống marketing: Marketing có thể tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và cấu trúc chi phí của một doanh nghiệp. Qua chiến lược marketing, công ty giành được vị thế nhờ phối trí các hoạt động định giá, xúc tiến, quảng cáo, thiết kế sản phẩm và phân phối. Nó có thể đóng vai trò chủ yếu làm tăng hiệu quả công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về “chiến lược và quản trị chiến lược”, giới thiệu mô hình hợp nhất thực tiễn của quá trình quản trị chiến lược, định nghĩa các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản trong quản trị chiến lược. Qua đó nhận biết được vai trò, tầm quan trọng của chiến lược cũng như liên quan đến quá trình xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược, để từ đó có thể xây dựng, lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp và quản trị việc thực hiện chiến lược một cách tốt nhất, giúp cho doanh nghiệp ngày một phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY KHÁNH HỘI

Tên đơn vị : Nhà máy thuốc lá Khánh Hội

Đơn vị chủ quản : Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn – TNHH Một thành viên Trụ sở giao dịch : Lô 26, Đường số 3, KCN Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM Chức năng : Sản xuất – Kinh doanh thuốc lá điếu

Hình 2.1: Hình ảnh về Nhà máy thuốc lá Khánh Hội

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho nhà máy thuốc lá khánh hội đến năm 2020 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)